lăng.
Diện tích lá của cây phản ánh phần nào sự phát triển của cây trồng. Diện tích lá lớn cho thấy bộ lá phát triển và khả năng quang hợp tốt. Tuy nhiên bộ lá cần được phân bố đều trên một diện tích thì hiệu quả quá trình quang hợp và tổng hợp chất hữu cơ là tốt nhất.
Diện tích lá của cây có xu hướng giảm từ 10 ngày tưới/lần đến 30 ngày tưới/lần ở cả cây mới trồng và cây 2 năm. Trong đó cây 1 năm do mới trồng nên lá ít, bản lá nhỏ diện tích lá trên cây nhỏ hơn nhiều so với cây 2 năm.
Diện tích lá của cây 1 năm giảm dần từ công thức tưới 10 ngày đến công thức 30 ngày. Trong đó công thức tưới 10 ngày độ ẩm đất tương đương 57,2% có diện tích lá trên cây lớn nhất 12,99 dm2/cây và thấp nhất là công thức tưới 30 ngày với độ ẩm đất là 34,8% diện tích lá đạt 6,9 dm2/cây. Qua đó cho thấy sai khác giữa các công thức tưới là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Cây 2 năm có diện tích lá lớn nhất là công thức 10 ngày tưới (22,38 dm2/cây) và thấp nhất (11,98 dm2/cây) với mức sai khác LSD0,05= 1,7 dm2/cây. Công thức tưới 10 ngày có diện tích lá trên cây cao nhất và hiệu quả quang hợp là tốt nhất với
độẩm đất 57,6%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
cho bộ lá phát triển tốt nhất, diện tích lá của cây đạt cao nhất làm và kém nhất ở
công thức 30 ngày tưới.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến diện tích lá của