Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến độ biến động độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kĩ thuật (tưới nước, cắt tỉa và che sáng) đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng tại gia lâm hà nội (Trang 36)

ca các công thc thí nghim

Độ ẩm đất ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng. Khi cung cấp nước đầy đủ nước các hoạt động trao đổi chất và quang hợp của cây diễn ra tốt nhất tạo điều kiện cho sinh trưởng phát triển, tổng hợp chất dinh dưỡng sau này. Đặc biệt đối với cây lấy củ thì lượng nước và thời gian tưới rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bộ rễ. Tuy nhiên nếu tưới liên tục và lượng nước tưới nhiều có thể nghẹt rễ gây thối rễ chết cây, còn để hạn quá cây sẽ chết vì thiếu nước.

Bảng 3.1 cho thấy độ ẩm đất sau trồng 3 tháng và 9 tháng là thấp nhất. Nguyên nhân chính là do sau trồng 3 tháng thời tiết nắng nóng kéo dài, trời khô hanh và cuối năm lạnh, độ ẩm không khí thấp. Với độ ẩm đất thấp như vậy sẽ làm cho cây đinh lăng sinh trưởng chậm, thân lá và củ kém phát triển.

Độ ẩm đất thí nghiệm sau trồng 1 tháng và 6 tháng cao thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng. Vì vậy mà trong các tháng này cây sinh trưởng khá nhanh.

Tuổi của cây đinh lăng ảnh hưởng nhiều tới mức biến động độ ẩm của đất. Cây đinh lăng càng lớn, tuổi càng nhiều thì lượng nước dùng cho các hoạt động trao

đổi chất và quang hợp càng lớn hơn so với những cây nhỏ hơn. Vì vậy hầu hết độ ẩm của các công thức cây 2 năm đều thấp hơn so với những công thức cây 1 năm.

Độ ẩm các công thức giữa các lần tưới chênh lệch nhau rất lớn và đều có ý nghĩa. Trong đó trung bình độẩm đất cây mới trồng cao nhất trong lần đầu đạt 36,4% - 62,9% tiếp đến là sau trồng 6 tháng từ 34,9% – 62,2% và thấp nhất khi trồng 3 tháng là 32,5% - 54,8%. Do sau trồng 1 tháng cây mới hồi xanh nên lượng nước cây hút được ít còn thời tiết sau trồng 6 tháng có mưa nhiều nên độẩm đất cao.

Đối với cây 2 năm khả năng quang hợp của cây lớn hơn nên khoảng cách giữa các lần tưới ảnh hưởng nhiều tới độ ẩm đất của các công thức. Trong đó sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

trồng 15 tháng thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nên độ ẩm thấp nhất từ 32,2% – 54,0% và sau trồng 18 tháng độ ẩm đất đạt cao nhất khoảng 35,0% - 62,3%. Như

vậy ta thấy rằng độẩm đất phụ thuộc vào tuổi cây, thời tiết và độẩm không khí.

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến biến động độ ẩm đất của các công thức thí nghiệm

Công thức

Độ ẩm đất (%) Thời gian sau trồng

1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng C ây 1 n ă m CT 1 (10 ngày tưới) 62,9 54,8 62,2 57,2 CT 2 (20 ngày tưới) 47,3 38,4 41,4 41,0 CT 3 (30 ngày tưới) 36,4 32,5 34,9 34,8 C ây 2 n ă m 13 tháng 15 tháng 18 tháng 21 tháng CT 1 (10 ngày tưới) 60,0 54,0 62,3 57,6 CT 2 (20 ngày tưới) 45,9 36,6 42,0 40,5 CT 3 (30 ngày tưới) 34,6 32,2 35,0 34,3

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kĩ thuật (tưới nước, cắt tỉa và che sáng) đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng tại gia lâm hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)