- Phương pháp đo độẩm: Mỗi công thức lấy 3 cây đại diện để đo độ ẩm đất. Mỗi cây đo 5 lần ở 5 vị trí khác nhau, sau đó lấy kết quảđộẩm đất của cây đại diện là trung bình của 5 lần đo. Độẩm đất của công thức là trung bình độ ẩm của 3 cây
đại diện.
- Mỗi công thức lấy 3 cây đại diện mẫu đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
+ Chiều cao cây (cm): Từ mặt đất lên đến vuốt lá cao nhất. + Đường kính thân (cm) Đo tại vị trí cách gốc 3 cm.
+ Số nhánh (nhánh/cây): Số nhánh mới từ sau 1 tháng tiến hành thí nghiệm. + Số lá (lá/cây): Lá hoàn chỉnh từ sau 1 tháng tiến hành thí nghiệm.
+ Chỉ số SPAD: Đo hàm lượng diệp lục của lá bằng máy đo SPAD Minilab 502. + Số rễ (rễ/cây): Đo đếm khi thu hoạch, chỉ tính số lượng rễ có đường kính 2 mm trở lên.
+ Rễ chính (rễ cấp 1/cây): Là những rễ mọc ra từ thân chính. + Chiều dài rễ (cm): Đo từ cổ rễđến phần chóp dài nhất của rễ.
+ Đường kính rễ (cm): Đo đường kính phần to nhất của rễ chính (rễ cấp1).
+ Khối lượng thân lá tươi, khối lượng thân lá khô của cây đinh lăng (g/cây): Cân toàn bộ khối lượng thân lá tươi, tiến hành sấy và cân khối lượng thân lá khô vào lần đo cuối cùng trước khi kết thúc thí nghiệm.
+ Khả năng tích lũy chất khô của cây (g/cây): Cân khối lượng toàn bộ của cây đinh lăng sau khi thu hoạch, rửa sạch và đem đi sấy khô.
+ Khối lượng rễ (g/cây): Thu hoạch sau lần đo cuối cùng, làm rửa sạch đất, tách rễ khỏi phần thân lá và mang đi sấy khô, cân trước và sau khi sấy.
Khối lượng rễ khô
Tỷ lệ chất khô (%) = x 100
Khối lượng rễ tươi
+ Diện tích lá: Đo diện tích lá bằng máy CL-202 area mdter tại thời điểm thu hoạch thí nghiệm.