Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất ngô tại thị trấn nà phặc huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn (Trang 27)

* Vị trí địa lý:

Nà Phặc là thị trấn duy nhất của Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Tuy nhiên, Nà Phặc không phải là huyện lị của huyện Ngân Sơn, các cơ quan của chính quyền huyện đống tại xã Vân Tùng. Thị trấn Nà Phặc có diện tích

đất tự nhiên là 6400 ha. Thị trấn có vị trí:

- Bắc giáp xã Tùng Hòa của huyện Ngân Sơn

- Đông giáp xã Vân Tùng, xã Thượng Quan của huyện Ngân Sơn - Nam giáp xã Thuần Mang, xã Lãng Ngâm của huyện Ngân Sơn - Tây giáp xã Mỹ Phương, xã Chu Hương, xã Hà Hiệu của huyện Ba Bể

Thị trấn Nà Phặc có 27 thôn khu bao gồm các tổ dân phố và thôn bản là Tiểu Khu I,II, III, Công Quản, Bản Mạch, Bản Hùa, Bó Danh, Cốc Pái, Bản Cầy, Nà Khoang, Nà Này, Nà Pán, Cốc Tào, Nà Tò, Nà Kèng, Nà Duồng, Nà

Làm, Nà Nọi, Sáo Sào, Lũng Nhá, Mảy Van, Phia Chang, Khuổi Luông, Phia

Đắng, Cốc Sả, Lũng Lịa.

* Địa hình

Thị trấn Nà Phặc là nơi giao giữa quốc lộ 3 và quốc lộ 279. Trên tuyến quốc lộ 3 qua thị trấn Nà Phặc có đèo Gió.

Thị trấn nằm ở lưu vực thượng nguồn của sông Năng. Với diện tích tự

nhiên 62,45 km2, nằm trải dài theo Quốc lộ 3.

Địa hình nơi đây bị bào mòn, chia cắt bởi các dãy núi, sông suối xen kẽ, tạo thành một khu vực rừng núi trùng điệp, hiểm trở. Có những khu vực do quá trình địa kiến tạo nâng lên, hạ xuống không đều và đứt gẫy địa tầng, tạo thành dạng địa hình đơn tà (sườn phía Bản Mạch của Đèo Gió). Trong cánh cung Ngân Sơn, các dãy núi cao và thấp dần về phía Nam, có khối núi

đá vôi Kim Hỷ, dãy đá vôi Yên Lạc là loại địa hình cacxtơ trẻ với những đỉnh

đá tai mèo, vách đứng vực sâu, sông, suối chảy ngầm...

Thị trấn Nà Phặc có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Nà Phặc có thể chia làm 3 khu vực:

+ Khu vực phía Đông sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc.

Đây là dãy núi cao có cấu tạo tương đối thuần nhất. Khu vực Đông bắc địa hình núi cao nằm dọc quốc lộ 3 và dải sườn dãy núi Ngân Sơn gồm các thôn bản Công Quản, Bản Mạch, Nà Khoang, Nà Nọi, Sáo Sào, Lùng Nhá, Mảy Van, Phia Chang, Khuổi Luông, Phia Đắng, Cốc Sả, Lũng Lịa. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

+ Khu vực phía Tây cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ, có địa hình thấp, khá bằng phẳng nằm dọc bờ

Duồng, Nà Làm, Nà Này, Nà Tò, Cốc Tào và tiểu khu I, tiểu khu II, tiểu khu III.

+ Khu vực trung tâm có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm

được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ, nhưng đá vôi không nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông.

Trên địa bàn thị trấn Nà Phặc không có sông lớn, có sông Hà Hiệu là nơi hợp thành của 2 con suối lớn, đó là dòng suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi Phia Sliểng chảy từ hướng Tây Nam xuống khoảng 88m thì hợp thủy với dòng suối Nà Đeng, với độ dốc lớn đã tạo thành hệ thống thác Nà Khoang gồm 4 tầng dài khoảng 600m, chiều rộng trung bình 15m, sau đó chảy xuống suối Bản Mạch.

* Đất đai

Trên địa bàn thị trấnNà Phặc có nhiều loại đất khác nhau. Kết quảđiều tra cho thấy Bắc Kạn có những loại đất chính sau: đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (FH) chiếm 13,38% diện tích, phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao trên 700 m, trên nền đá mắcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày. Đất feralit điển hình vùng đồi núi và núi thấp (Ff – Fk): chiếm 71,62% diện tích. Khu vực núi đá vôi thường rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất mỏng màu

đen, đất rất tốt.

Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất đá ở đây chủ yếu là đá phiến, đất sét kết màu đen hoặc xám sẫm, xen kẽ có những lớp cát kết thạch anh và kẹp lớp

đá vôi mỏng tập trung khá nhiều tại các thôn Nà Nọi và Bản Mạch, Cốc Sả. Các dãy núi trên cánh cung Ngân Sơn có những đỉnh cao trên 1.000m như

Khau Xiểm (1.147m), Phia Khao (l. 061m), Phia Ngoém (l.263m).

Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp. Đất nông nghiệp có 819,2 ha, chiếm 12,8% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng 3974,4 ha, chiếm 62,1% diện tích tự nhiên, nhiều nơi tầng

đất dầy, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiện chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn.

* Khí hậu

Thị trấn Nà Phặc nằm trong hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng gần như Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc. Với hướng địa hình như vậy, nên gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập và gây mưa ở sườn phía Đông. Cánh cung Ngân Sơn là đường phân thuỷ giữa lưu vực các sông chảy sang Lạng Sơn, Cao Bằng với lưu vực các sông chảy xuống Thái Nguyên; đồng thời tạo thành ranh giới phân chia khu vực khí hậu.

Nà Phặc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ

cao của địa hình và hướng núi. Với chếđộ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Nà phặc có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -20C

ởĐèo Gió, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.

Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Nà Phặc có lượng mưa thấp so với các địa phương

khác do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam.

Khí hậu nơi đây có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát triển một số cây nông sản cận nhiệt và ôn đới.

Bên cạnh những thuận lợi, Nà Phặc cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế của người dân.

Sườn phía Đông đón gió mùa Đông Bắc nên lạnh và mưa nhiều hơn sườn phía Tây; sườn phía Tây khuất gió mùa Đông Bắc nhưng đón gió Tây Nam nên thời tiết nóng, khô hanh. Ở Nà Phặc, nhiệt độ có năm xuống thấp còn –2,8oC, vào những tháng lạnh nhất thường sảy ra hiện tượng sương muối và có mưa phùn. Đôi khi trên các thôn bản trên đỉnh núi cao như Cốc Sả có xảy ra hiện tượng tuyết rơi và sương muối.

Vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng trượt lở đất, đặc biệt là khu vực Cốc Sả, Bản Mạch, Đèo Gió.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất ngô tại thị trấn nà phặc huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)