phát triển sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của thị trấn Nà Phặc rất thuận lợi để phát triển sản xuất ngô. Mặc dù còn có nhiều khó khăn, hạn chế nhưng đây cũng là vùng còn nhiều tiềm năng cho phát triển sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, với việc khai thác thiên nhiên để trồng ngô như hiện nay chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả xấu trong tương lai như: tài nguyên rừng bị suy thoái, độ phì
đất giảm, đất mất khả năng canh tác.
4.4.1. Yếu tố khách quan
- Thời tiết biến động thất thường gây ảnh hưởng đến sản xuất ngô thậm chí ảnh hưởng cả quá trình thu hoạch, phơi sấy, bảo quản ngô.
- Sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất và chất lượng của ngô.
- Giá bán nông sản chưa cao, người dân thiếu thông tin về giá cả, nhất là bà con dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.
4.4.2. Yếu tố chủ quan
- Phương thức canh tác lạc hậu, chưa đem lại hiệu quả cao như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, bón phân, mật độ gieo trồng không theo quy trình gây ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất và ảnh hưởng tới cảđất trồng.
- Cơ sở hai tầng yếu kém, trang thiết bị, vật tư sử dụng trong sản xuất còn thô sơ và lạc hậu dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Người dân chưa tích cực tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật do các ban ngành tổ chức, không có cơ hội tiếp cân với các phương thức canh tác mới có hiệu quả hơn.
người dân tham gia các hoạtj động, mô hình sản suất tiên tiến.
4.4.3. Định hướng
Hoạt động khoa học - công nghệ và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi phía Bắc trong thời gian qua. Nhờ đó mà an ninh lương thực trong vùng cơ bản được giải quyết, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện, tài nguyên môi trường sinh thái được bảo vệ và phục hồi. Tuy nhiên, cần phải có đội ngũ cán bộ tâm huyết và sự đầu tư tập trung cao của các cấp các ngành và sự quan tâm của toàn xã hội.
Muốn có được những định hướng đúng đắn trong thời gian tới, cần thiết có những đánh giá cụ thể, toàn diện và khách quan về hiện trạng làm cơ sở để đề xuất được định hướng chiến lược và các giải pháp cụ thể mang tính khả thi cho phát triển sản xuất ngô của địa phương.
Những định hướng trong thời gian tới cho sản xuất ngô cụ thể như sau: - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý hơn so với điều kiện của địa phương.
- Chuyển đổi những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, lợn... Vừa tận dụng được sản phẩm nông nghiệp vừa phát triển được ngành chăn nuôi.
- Thành lập các tổ chức hội, khuyến khích người dân tham gia hội nông dân, hội phụ nữ, câu lạc bộ những nông dân làm kinh tế giỏi... Dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân, đoàn kết khắc phục những khó khăn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.
4.4.4. Giải pháp phát triển sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc
so với trước những năm đổi mới kinh tế thì sản xuất ngô hiện nay đã có những tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên, nếu so với yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi hiện nay thì ngành sản xuất ngô vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu và qua thực tế điều tra khảo sát, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và tăng hiệu quả của sản xuất ngô trong thời gian tới.
- Khuyến khích người dân sử dụng giống mới, giống có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụđối với sản xuất lương thực.
- Áp dụng biện pháp thâm canh tối ưu về giống, phân bón, sử lý sau thu hoạch. - Chăm sóc cây trồng bằng cách bón phân hợp lý, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo đất.
- Ở những nơi có ít đất ruộng, buộc phải sử dụng đất dốc, thường là đất dốc hơn 25 độđể trồng cây lương thực. Với độ dốc lớn như vậy, sói mòn đất sẽ xảy ra rất mạnh và đất sẽ bị thoái hoá rất nhanh. Trong điều kiện như vậy, kỹ thuật duy nhất đầu tư ít, hiệu quả cao và bền vững là tạo tiểu bậc thang kết hợp che phủđất và gieo thẳng.
Giải pháp từ chính quyền địa phương:
- Chỉ đạo gieo trồng đúng thời vụ, để khắc phục tình trạng thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Tăng cường nguồn lực: Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ thống chợ và dịch vụ thương mại.
- Tăng cường nhân lực: Nhà nước và các cấp chính quyền các cấp phải có chính sách đào tạo và quy hoạch cán bộ chuyên trách và tham gia hoạt
động này. Cán bộ làm công tác chuyển giao kỹ thuật ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải quan tâm trau dồi kiến thức về quản lý, trình độ hiểu biết xã hội , “hoà nhập” lối sống cộng đồng và am hiểu phong tục tập quán của các
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường động lực: Nhà nước phải có chế độđãi ngộ thoả đáng về
tinh thần và vật chất đối với các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đang trực tiếp tham gia vào hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào nông thôn miền núi. Ngoài mức lương thoảđáng, cần chú ý đến chếđộ khen thưởng, phụ cấp khó khăn cho những người đang công tác tại vùng sâu vùng xa.
- Cùng với việc đẩy nhanh chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mới vào sản xuất nông nghiệp ở miền núi cũng cần phải quan tâm bảo tồn những kiến thức bản địa, những kinh nghiệm sản xuất truyền thống của bà con đồng bào các dân tộc. Những kinh nghiệm này đã có từ nhiều đời nay, qua một quá trình chọn lọc rất khắt khe của tự nhiên và đời sống lao động của con người. Phát triển những kỹ thuật truyền thống này chẳng những không làm hạn chế việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới mà còn bổ sung được những điểm còn thiếu hụt, chưa kịp thích ứng của những kỹ thuật tiến bộ mới.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sản xuất ngô trên địa bàn thị trấn Nà Phặc tôi nhận thấy ngoài lúa, cây ngô đã và đang là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Quá trình sản suất ngô có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn so với dân số, kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời của người dân nơi đây là điều kiện tốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá.
Thành tựu nổi bật của nông nghiệp của thị trấn Nà Phặc trong thời gian qua là sự gia tăng vượt bậc về sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa và ngô. Sản lượng lúa và ngô tăng nhanh và góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực tại chỗ của cộng đồng các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn thị trấn Nà Phặc. Yếu tốđóng góp chính để tăng sản lượng lương thực là việc du nhập và áp dụng các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện miền núi.
Nhờ có những tiến bộ kỹ thuật thích hợp được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp ở vùng cao, năng suất cây trồng đặc biệt là lúa và ngô đã tăng nhanh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực giảm việc phá rừng, đốt nương làm rẫy và khai thác đất dốc, rừng được tái sinh.
Với vị trí thuận lợi trên trục đường quốc lộ 3, nối Hà Nội với Cao Bằng và các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Na Rì, Chợ Đồn..., thị trấn Nà Phặc nằm trong vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao và có nhiều điều kiện mở cửa ra bên ngoài.
Bên cạnh việc thừa kế, phát huy kinh nghiệm truyền thống, phong tục tập quán canh tác người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp thu kỹ
thuật sản xuất tiên tiến nên năng suất ngô ngày càng tăng mặc dù ngô được trồng chủ yếu trên đất đồi núi dốc.
Diện tích tăng, năng suất tăng, sản lượng ngô cũng tăng vì vậy thu nhập của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao , góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nhất là bà con dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.
Người dân biết áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, sử dụng các giống ngô lai mới có tiềm năng năng suất cao, khác bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên làm tăng hiệu suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
Sau đây là một số lợi thế chính của miền núi:
+ Nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nhiều tiềm năng phát triển:
đất đai, thuỷđiện, rừng, khoáng sản, lâm sản ngoài gỗ, v.v...
+ Đa dạng về kinh tế, văn hoá, kỹ thuật canh tác và kiến thức bản địa phù hợp để khai thác lợi thế và khắc phục khó khăn của nhiều tiểu vùng sinh thái, khai thác và quản lý tài nguyên.
+ Đa dạng sinh học nông nghiệp, trong đó có nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm, có giá trị hàng hoá cao.
+ Đa dạng sinh thái và văn hoá là cơ sở để phát triển du lịch. + Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng. + Khả năng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. + Khả năng phát triển thị trường quốc tế và gia tăng xuất khẩu,
Tuy nhiên trong quá tình sản xuất bà con nông dân gặp phải không ít khó khăn như:
Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc cao hơn 25o.. Với độ dốc như vậy, việc sói mòn đất xảy ra rất mạnh,
đất nhanh bị thoái hoá và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ được 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó là sắn và cuối cùng là giai đoạn bỏ hoá.
sản. Trình độ dân chí thấp, tập quá canh tác lạc hậu của một số ít bộ phận dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa đã làm cho quá trình sản xuất kém hiệu quả.
Thu nhập, dân trí của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng nhất là giao thông khó khăn, hệ thống thuỷ nông ít ỏi, đã hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội nói chung, đặc biệt là các dịch vụ chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
và khuyến nông. Chính vì vậy mà năng suất cây trồng vật nuôi vẫn còn thấp và không ổn định, ngược lại việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập, điều này gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của thị trấn Nà Phặc.
Sự bất ổn định của thị trường như đầu ra cho sản phẩm, giá nông sản lên xuống thật thường, hiện tượng được mùa mất giá, khiến người dân chưa dám đầu tư cho sản xuất nhất là khi nguồn vốn của người dân có hạn.
Nhìn chung, tiềm năng phát triển hình tế của thị trấn Nà Phặc là phát triển nhanh và bền vững sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của toàn tỉnh. Vấn đề là phải khai thác sử dụng và bảo tồn như thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Nếu khai thác tốt tiềm năng đất 1 vụ, chúng ta có thể mở rộng đất trồng các loại cây đậu đỗ như đậu tương lạc và các loài rau ôn đới có giá trị hàng hoá cao. Tỷ trọng của một số loài cây có thể tăng vượt bậc.
5.2. Đề nghị
Để góp phần xây dựng một nền nông nghiệp nông thôn bền vững và phát triển cây ngô trở thành cây trồng mũi nhọn và để phát triển có hiệu quả
và bền vững cho sản xuất ngô phải có các giải pháp đồng bộ, kết hợp được các yếu tố kỹ thuật với các vấn đề kinh tế, xã hội, đặc biệt là thị trường. Muốn làm được điều thì:
- Cần phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục các yếu tố tác động của tự nhiên thông qua thông qua việc xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nội
đồng, liên thôn, liên xã, tăng cường hệ thống thông tin truyền thông, phổ biến kiến thức giúp người dân canh tác, sản xuất có hiệu quả hơn.
- Chính quyền địa phương cần có những chính sách khuyến khích sản xuất, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận với nguồn vốn sản xuất. Hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông sản, trợ giá vật tư cho sản xuất như giống, phân bón.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, nâng cao trình độ chuyên môn
để hỗ trợ quá trình sản xuất của người dân.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, khuyến nông để người dân tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Tích cực chỉ đạo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên một diện tích đất canh tác.
- Xây dựng các hình thức tổ chức nông dân phù hợp với điều kiện sản xuất ngô, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để nâng cao tính bền vững, tính cạnh tranh và giá trị của ngô.
- Tuyển chọn các bộ giống cây trồng thích hợp trên đất nông nghiệp cho từng tiểu vùng sinh thái.
- Xây dựng các biện pháp canh tác thích hợp với từng giống cây trồng trên từng tiểu vùng sinh thái. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất bằng (đất thung lũng, ruộng bậc thang, đặc biệt là khai thác đất 1 vụ) thích hợp với từng tiểu vùng.
- Xây dựng hệ thống các biện pháp canh tác tổng hợp bao gồm luân canh, xen canh, gối vụ, kiến thiết ruộng nương cho từng tiểu vùng sinh thái và từng loại đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Nà Phặc.
- Nhân rộng các mô hình canh tác đất dốc bền vững đã được sản xuất chấp nhận như; phủ đất bằng xác thực vật kết hợp làm đất tối thiểu, nương tiểu bậc thang, trồng xen cây họ đậu với các cây lương thực và cây công nghiệp thực ngăn ngay như mô hình ngô xen lac, ngô xen đậu tương…
- Đầu tư mở rộng diện tích nương định canh với hệ thống canh tác cải tiến. Những nơi có điều kiện thích hợp (lao động, tầng dày đất) thì làm thành ruộng bậc thang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Báo cáo tổng kết (2009 - 2013), UBND thị trấn Nà Phặc
2. Báo cáo tổng kết (2009 - 2013), Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ngân Sơn
3. Báo cáo tổng kết hội nông dân thị trấn Nà Phặc (2013), UBND thị trấn Nà Phặc
4.Cục trồng trọt (20/9/2008), “Thành tựu trong nghiên cứu giống ngô”,
www.cuctrongtrot.gov.vn
5. Cục trồng trọt (16/2/2009), “Thành tựu nghiên cứu giống ngô”, www.cuctrongtrot.gov.vn
6.Cục xúc tiến thương mại (29/8/2013), “Sản lượng ngũ cốc trên thế giới năm 2013”, www.vietrade.gov.vn
7. Đào Văn Điểm (2005), Khí tượng nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 8. Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn (1/1/2014), “Điều kiện tự nhiên và xã
hội huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”, Bktv.vn
9. Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn (28/8/2014), “Hiệu quả từ giống ngô lai tại huyện Ngân Sơn”, Bktv.vn
10. Lê Lương Tề (2007), “Bệnh hại cây ngô”, Giới thiệu bệnh cây nông