Cùng với sự thay đổi giống ngô là là sự thay đổi về kỹ thuật canh tác. Ngô chủ yếu đươc sản xuất trên đất đồi, núi có độ dốc lớn do vậy để trồng ngô đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao người nông dân cần lựa chọn phương thức canh tác phù hợp với điều kiện của vùng.
Tập quán canh tác truyền thống của bà con như dọn sạch và đốt sạch trước khi gieo trồng đã làm cho mặt đất bị bóc trần, lượng đất mặt giàu chất hữu cơ bị sói mòn và rửa trôi mạnh, đất thoái hóa ngày càng nghiêm trọng
dẫn đến năng suất ngô rất thấp.
Kết quả triển khai mô hình che phủ đất bằng lớp phủ thực vật trên đất dốc với một số kỹ thuật canh tác cải tiến. Hiện nay, kỹ thuật trồng xen ngô với những loại cây họđậu, nhưđậu tương, lạc, đậu mèo, cỏ Stylo, cỏ Ruzi, lạc dại, Cốt khí, cây muồng ... đã giảm sói mòn của đất từ 71 - 86,9%, năng suất tăng từ 59 - 125% so với không trồng xen. Kỹ thuật tạo tiểu bậc kết hợp che phủ đã giúp hạn chế sói mòn rửa trôi từ 100% xuống còn 6,3%, năng suất tăng từ
27,3 - 57,3%, thuận lợi trong quá trình canh tác. Che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ (tàn dư thực vật), tạo tiểu bậc thang và trồng xen các loại cây trồng họ đậu, họ cỏ trên diện tích đất có độ dốc lớn (> 200), kết hợp với bón phân cân
đối, hợp lý.
Kỹ thuật che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ (tàn dư thực vật) là việc sử
dụng chính thân cây trồng đã thu hoạch: Rơm rạ, thân cây ngô hoặc cỏ rác, xác thực vật khô... Việc che phủ không chỉ ngăn chặn sói mòn của đất mà còn giúp duy trì độ ẩm, khống chế cỏ dại... Khi lớp che phủ phân huỷ sẽ tạo ra độ
tăng năng suất ngô, tạo điều kiện để bà con nông dân canh tác ngô hiệu quả và bền vững trên đất dốc với năng suất cao và ổn định, giảm du canh, góp phần bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.
Không chỉ có tập quán canh tác của người dân ảnh hưởng đến năng suất ngô mà chế độ bón phân có tác động không nhỏ tới năng suất của ngô. Theo quy trình kỹ thuật trồng ngô trên đất dốc, kỹ thuật bón phân cho ngô trên đất dốc như sau:
+ Lượng bón: Phân chuồng 8-10 tấn/ha; đạm urê 250kg/ha; supe lân 350kg/ha; clorua kali 120kg/ha.
+ Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân (có thể bón khi làm đất hoặc lúc gieo trồng).
- Bón thúc đợt 1 (khi cây ngô 3-4 lá): Bón 70-80kg u rê/ha (2,5-3kg/sào) và 30-40 kg kali/ha (1-1,5kg/sào), kết hợp với việc xới đất và làm sạch cỏ dại cho ngô.
Qua thực tế điều tra một số hộ dân tại các thôn, bản cho thấy thực tế
mức đầu tư phân bón cho ngô rất thấp hầu hết đều không đảm bảo về số
lượng, tỷ lệ bón phân chưa cân đối do vậy năng suất ngô chưa cao, chưa phát huy được tối đa tiềm năng năng suất của cây ngô.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón cho ngô của các hộ dân cho thấy mức đầu tư phân bón của các hộ đều khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Trong các loại phân mà bà con sử dụng NPK là loại phân được bà con chú ý đầu tư hơn cả trong đó được sử dụng phổ biến có NPK Hà Anh, NPK Sông Gianh và NPK Lâm Thao. Tình hình sử dụng phân bón của người dân thị trấn Nà Phặc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ dân trên địa bàn các thôn bản của thị trấn Nà Phặc Thôn Hộ Diện tích (ha) Loại Phân NPK (kg) Urê (kg) Bản Mạch Hoàng Văn Khải 2,8 700 560 Hoàng Văn Thông 2,1 787 472 Hứa Văn Huấn 2,5 625 451 Hứa Văn Bồng 2,1 520 356 Hứa Văn Thắng 1,9 580 431 Cốc Sả Lưu Văn An 3,3 825 660 Tô Văn Tồn 2,9 995 580 Long Văn Yên 3,3 825 661 Lưu Văn Bình 2,4 830 525 Long Văn Phọ 2,9 725 580 Nà Nọi Dương Văn Lợi 2,3 575 460 Hoàng Văn Đơ 2,1 660 400 Dương Văn Đeng 2,1 800 300 Nông Văn Hòa 1,9 495 390 Triệu Văn Khanh 2,0 787 367
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hộ, 2014)
Người dân không sử dụng phân chuồng và kali trong sản suất ngô, trong khi vai trò của phân chuồng vf kali rất quan trọng. Phân chuồng có tác dụng bổ xung chất hữu cơ cho đất, kali rất quan trọng trong quá trình quang hợp, tạo hydrate cacbon,giúp cây vận chuyển sản phẩm quang hợp được về
hạt. Kali hỗ trợ cho việc hút nước, tăng khả năng chống hạn, chống rét của cây. Kaly càng cần thiết hơn khi ngô được trồng trên địa hình đất dốc như ở
chống rét, chịu han và hạn chế sâu bệnh cho ngô. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất ngô của địa phương chưa cao.
Đạm là nguyên tố tham gia cấu thành các bộ phận của cây ngô,giúp cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt, thiếu đạm cây ngô còi cọc và cho năng suất thấp. Lân góp phần tạo nên bộ rễ cây khỏe mạnh, tạo nên cây có khả năng chống chịu tốt, tăng năng suất và chất lượng ngô.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của ngô chính là kỹ thuật trồng và chăm sóc, trong đó kỹ thuật bón phân sẽảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của ngô. Qua điều tra cho thấy hầu hết bà con vẫn bón phân cho ngô theo tập quán canh tác cũ là bón lót NPK và bón thúc đạm 1 lần khi ngô được 30 - 40 ngày tuổi, không sử dụng phân chuồng và kaly nên năng suất ngô nương, rẫy còn thấp.