Sơn - tỉnh Bắc Kạn
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng, sâu, bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng nông sản gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Đối với ngô ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý để hạn chế sâu bệnh hại phát triển và gây hại thì cần quan tâm tới các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sử
dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thểđược, nhằm duy trì mật
độ của các loài gây hại cây ngô ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Ngoài các yếu tố khách quan dẫn đến sâu, bệnh hại phát triển còn do một số nguyên nhân chủ quan gây ra đó là kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc như:
Mật độ và kỹ thụật gieo trồng phụ thuộc vào giống ngô, thời vụ, đất và dinh dưỡng, khả năng thâm canh của các hộ nông dân... Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát
sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại. Các ruộng ngô trồng quá dầy, ít được bóc tỉa thường không thông thoáng, ít ánh sáng, ẩm độ cao, tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại.
Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng ngô bón quá nhiều phân đạm làm cho cây phát triển quá tốt, màu xanh của lá hấp dẫn các loại sâu hại như căn lá, sâu xanh, sâu gai, rệp... cây ngô cũng dễ nhiễm các bệnh khô vằn, phấn đen, sợi đen, thối thân...Ngược lại bón không đủ phân, không được chăm sóc tốt và không đủ nước cây ngô còi cọc và thường nhiễm các bệnh
đốm lá lớn, đốm lá nhỏ...
Kết quả điều tra sâu, bệnh hại ngô của một số hộ dân trên địa bàn thị
trấn Nà Phặc cho thấy sâu, bệnh hại ngô tùy thuộc vào mùa vụ và một số sâu bệnh phát triển do chếđộ canh tác của người dân như:
Bảng 4.8: Tình hình sâu, bênh hại ngô tại một số hộ dân trên địa bàn thị trấn Nà Phặc Vụ Sâu hại Tỷ lệ giảm năng suất (%) Bệnh hại Tỷ lệ giảm năng suất (%) Xuân Sâu xám 20 Khô vằn 10 Sâu đục thân 8 Đốm lá 8 Rệp ngô 10 Khảm lá 5 chuột 40 Mốc hồng 40 Xuân - hè
Sâu đục thân 10 Khô vằn 25
Rệp ngô 8 Đốm lá 12
Chuột 40 Khảm lá 10
Mọt 50 Mốc hồng 20
Hè - thu
Sâu đục thân 10 Khô vằn 40
Sâu xám 9 Đốm lá 20
Chuột 40 Gỉ sắt 15
Mọt 50 Mốc hồng 20
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hô, 2014)
Vụ xuân ngô bị hại khá nặng bởi sâu xám, rệp ngô, sâu đục thân và chuột hại. Ngoài ra ngô bị hại bởi một số bệnh như khô vằn, bệnh mốc hồng.
Bệnh khô vằn là bệnh nấm nghiêm trọng nhất trên các giống ngô mới hiện nay đang trồng rộng rãi, ngô bị bệnh năng suất trung bình bị giảm từ 20 - 40%.
Bệnh mốc hồng hại ngô là một trong những bệnh có ý nghĩa kinh tế
biểu hiện trên
hạt sau thu hoạch, bệnh phổ biến trong cả vụ xuân lẫn vụ xuân - hè. Bệnh xuất hiện và gây hại ngay từ khi ngô bước vào giai đoạn chín, sau đó bảo tồn ngay
trong hạt ngô và tiếp tục phát triển gây hại trong giai đoạn bảo quản, chế biến
đây là bệnh rất phổ biến và gây tổn thất đáng kể, gây độc cho người và gia súc.
Vụ xuân - hè ngô bị hại bởi sâu xám và sâu đục thân. Sâu xám là loại sâu đa thực, chúng không chỉ hại nặng trên ngô mà còn hại cả đậu tương và gây hại quanh năm.
Sâu đục thân phá hại ngô hè và ngô vụ thu Thân ngô bị đục ít khi chết. Nếu gặp gió to có thể bị gẫy ngang. Bắp bị sâu đục lúc còn nhỏ bị gẫy non, không lớn lên được. Bắp ngô non có thể bị đục từ cuống bắp vào thân bắp, nếu bắp đã cứng thì sâu đục từđầu bắp đến giữa bắp. Ngô bị sâu hại năng suất giảm từ 8 - 10%.
Vụ xuân - hè và vụ hè - thu ngô còn bị mọt hại. Mọt gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô chín sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục trong suốt quá trình bảo quản.
Ngô bị mọt hại làm mất phẩm chất ngô, để bảo quản ngô khỏi sự phá hại của mọt nên phân loại và làm sạch ngô trước khi bảo quản, cất trữ. Bảo quản trong nhiệt độ cao (sấy) và nhiệt độ thấp (dưới 150C). Xử lý hạt với bột hạt xoan, bột lá xoan hoặc thuốc thảo mộc trừ mọt Gu Chong Jing 25NP, an toàn với người và động vật. Thuốc Gu Chong Jing 25NP sử dụng theo tỷ lệ
0,4%. Gói thuốc 200g xử lý cho 500 kg ngô hạt, trộng đều với hạt hoặc theo lớp đựng trong bao kín.
Uỷ ban nhân dân thị trấn Nà Phặc đã có phương hướng và kế hoạch thành lập các vùng trồng ngô hiệu quả và bền vững nhằm phát triển sản xuất ngô. Tập huấn cho người dân chuyển giao kỹ thuật, quản lý dịch hại cho ngô, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cung ứng giống mới có khả năng chống chịu và kháng sâu, bệnh vào sản xuất. Sâu bệnh hại được phát hiện kịp thời và có các biện pháp phòng trừ triệt để ngay từ đầu nên đã hạn chế phát triển thành dịch
tại các vùng trồng ngô trên địa bàn thị trấn.