Nhận xét tiến trình dạy học(kết quả định tính)

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức chương động lực học chất điểm vật lý 10 ban cơ bản (Trang 90)

8. Những đóng góp mới của luận văn

3.4.1.Nhận xét tiến trình dạy học(kết quả định tính)

Thông qua quá trình giảng dạy chúng tôi gần gũi trao đổi với các em học sinh và tôi nhận thấy rằng .

- Đối với lớp thực nghiệm:

+ Học sinh rất thích học theo phương pháp mới, vì nó kích thích sự tò mò của các em, làm cho các em rất hứng thú tham gia các hoạt động nhóm để tìm ra câu giải đáp mà giáo viên đã đưa ra, tạo bầu không khí học tập sôi nổi, thoải mái không nhàm chán, và điều quan trọng là các em cảm thấy mình nắm vững kiến thức sâu sắc hơn.

+ Đối với những bài học có thí nghiệm, thì các em lại càng thích hơn khi chính bản thân mình lại đưa ra được phương án thí nghiệm,tuy nhiên có nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, và tiếp sau đó các em lại được tự tay tiến hành thí nghiệm, quan sát quá trình diễn biến, để rút ra kết luận xem có đúng với những dự đoán ban đầu hay không. Do đó, dạy học theo phương pháp mới được rất nhiều học sinh ủng hộ, vì từ những thí nghiệm các em tự rút ra nội dung của bài, giúp các em hiểu sâu sắc hơn và nắm vững kiến thức hơn. Ngoài ra, thông qua thí nghiệm giúp các em rèn luyện kỹ năng xây dựng phương án thí nghiệm, lắp ráp thí nghiệm, chọn các dụng cụ hợp lý, thu thập và xử lí số liệu và thao tác thí nghiệm ngày càng thuần thục hơn….Hiệu quả học tập cao hơn

-Đối với lớp đối chứng:

+ Các em cảm thấy phương pháp dạy truyền thống nhàm chán, học sinh được giáo viên thông báo phương án thí nghiệm, giáo viên làm thí nghiệm học sinh quan sát cho nhận xét và giáo viên chốt lại vấn đề nội dung bài học cho các em. Mặt khác câu câu hỏi giáo viên đặt ra cũng đơn giản hơn chủ yếu theo lối vấn đápđơn giản, chỉ cần tái hiện kiến thức cũ là trả lời được, vì vậy không có sự khơi gợi tính tò mò và phát triển tư duy của các em, các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, đôi lúc không nắm rõ vấn đề nhưng cũng chấp nhận nó là như thế. Do đó làm cho kết quả học tập của các em còn hạn chế.

3.4.2. Xử lý kết quả bài kiểm tra (kết quả định lượng)

-Trong thời gian thực nghiệm tôi đã cho học sinh của 2 lớp đối chứng(ĐC) và thực nghiệm(TN) làm 2 bài kiểm tra một bài 15 phút và một bài 1 tiết dưới hình

thức tự luận và một phiếu học tập dưới dạng trắc nghiệm nhằm củng cố bài khi dạy bài “Lực hấp dẫn-Định luật vạn vật hấp dẫn”(xem phụ lục).

- Các bài kiểm tra được đánh giá như sau

+ Mức độ biết, áp dụng kiến thức đã học 5 điểm.

+ Mức độ hiểu sâu sắc vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào trường hợp tương tự 3 điểm.

+ Mức độ vận dụng kiến thức vào trướng hợp mới 2 điểm.

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học.

- Bảng thống kê số điểm.

- Bảng thống kê số % HS đạt điểm Xi.

- Bảng thống kê số % HS đạt điểm từ điểm Xi trở xuống.

- Tính các tham số thống kê: X , S2,S , m, V theo các công thức: + Số trung bình cộng: i 1 X 1 ∑ = = n i i f n X (với fi: số HS đạt điểm Xi , còn i

X là điểm số và n là số HS tham gia bài kiểm tra)

+ Phương sai: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ n X X f S i i + Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 − − = ∑ n X X f S i i

+ Sai số tiêu chuẩn: m= nS cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , giá trị S càng bé càng chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

+ Hệ số biến thiên: V = XS 100%.

V: cho biết mức độ phân tán của số liệu.

Sau khi kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.

Bảng 3.1.Bảng thống kê các điểm số kết quả bài kiểm tra Nhó m Số HS Số học sinh đạt điểm i X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC n = 40 0 0 4 8 11 10 4 3 0 0 TN n = 42 0 0 3 4 7 4 12 7 4 1

Từ bảng thống kê các điểm số kết quả bài kiểm tra ta lập bảng phân phối tần suất và bảng phân phối tần suất luỹ tích.

Bảng 3.2.Bảng phân phối tần suất

Nhó m Số HS Số % học sinh đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC n = 40 0 0 10 20 27.5 25 10 7.5 0 0 TN n = 42 0 0 7.1 9.5 16.7 9.5 28.6 16. 7 9.5 2.4

Bảng 3.3.Bảng phân phối tần suất luỹ tích

Nhó m

Số HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số % học sinh đạt dưới điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC n =40 0 0 10 30 57,5 82,5 92,5 100 0 0 TN n = 42 0 0 4,1 16,7 33,3 42,9 71,4 88,1 97,6 100 Bảng 3.4.Bảng tham số thống kê Nhóm Số HS X S2 S V(%) X = X + m ĐC 40 5,3 1,9 1,4 26,4 5,30±0,04 TN 42 6,1 3,4 1,8 29,5 6,10±0,04

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân phối tần suất dạng cột.

Biểu đồ 3.2Đường biểu diễn phân phối tần suất tích lũy .

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy dạng cột

-Từ kết quả của các bài kiểm tra chúng ta thấy rằng lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn so với lớp đối chứng. Do đó, hiện nay việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa là rất cần thiết vì nó đem lại hiệu quả cao hơn so với PPDH truyền thống.

- Dựa vào bảng tham số thống kê (Bảng 3.4), đồ thị phân phối tần suất và phân phối tần suất luỹ tích có thể rút ra kết luận như sau:

* Điểm trung bình của bài kiểm tra của học sinh ở nhóm thực nghiệm (6,1) cao hơn so với học sinh ở nhóm đối chứng (5,3).

* Đườngphân phối tần suất luỹ tích ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải và về phía dưới đường phân phối tần suất luỹ tích lớp đối chứng.Vậy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng.

Qua quá trình xử lí và phân tích kết quả ở trên, tôi thấy rằng điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên kết quả này do đâu mà có? Có phải do ngẫu nhiên hay không? Hay do áp dụng PPDH mới đem lại cho chúng ta?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần phải tiến hành phép kiểm định giả thiết thống kê với mức ý nghĩa α (với sai số là α).

- Giả thiết H0: XTN = X ĐC - giả thiết thống kê (kết quả ở trên là ngẫu nhiên) - Giả thiết H1: XTN>X ĐC đối giả thiết thống kê (kết quả sử dụng phương pháp DHGQVĐ và dạy học theo PPTN có kèm theo sự hỗ trợ của máy tính cho tiến trình dạy học chương "Động lực học chất điểm" hiệu quả hơn sử dụng phương pháp truyền thống là tất yếu).

Để tiến hành kiểm định, chúng tôi tính đại lượng kiểm định t. Giá trị đại lượng kiểm định t được tính theo công thức:

DC DC TN TN DC TN n S n S X X t 2 2 + − = Ta đã biết:

1, 6

=

TN

X ; XDC = 53,; STN= 1,8; SDC = ,14; nTN = 42;nDC = 40; Thay các giá trị vào hai công thức trên, ta tính được t = 2,23. Như vậy, đại lượng kiểm định qua thực nghiệm là t = 2,23. Chọn mức ý nghĩa α = 0,05, tra bảng giá trị của hàm Laplace

2 2 1 ) ( α φ tα = − , ta có = 1,65.

So sánh với kết quả tính toán qua thực nghiệm ta thấy: t > tα, nên ta có thể bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết đối với H1. Như vậy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận tiến trình của việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh mà đề tài soạn thảo đã đem lại kết quả cao hơn khi dạy học theo truyền thống.

Trải qua quá trình soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Tất Thành, và việc xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bản thân tôi rút ra được một số kết luận sau đây:

-Từ bảng điểm và bảng tham số thống kê thì ta thấy rằng lớp đối chứng luôn có kết quả tốt hơn so với lớp thực nghiệm.

-Dạy học theo PP mới làm cho học trò yêu thích môn học hơn các em tích cực tham gia hoạt động hơn và đặc biệt là đã đem lại hiệu quả cao hơn so với dạy truyển thống. Ta thấy rằng điểm trung bình của lớp TN là (6,1) cao hơn so với lớp đối chứng là (5,3), ngoài ra rừ việc kiểm định giả thiết thống kê ta cũng có kết quả t>tα (2,3>1,65), kết quả đó khẳng định rằng đó là do đổi mới PPDH chứ không phải do ngẫu nhiên.Như vậy giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định là đúng đắn.

-Vì vậy chúng ta khẳng định rằng việc vận dụng cơ sở lý thuyết của dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhờ phối hợp các PPDH tích cực (dạy học GQVĐ và dạy học theo PPTN) như đề tài đã đề xuất vào dạy học chương “ Động lực học chất điểm “ đã đem lại hiệu quả đáng kể, làm cho giờ học thêm sôi nổi, học sinh luôn được phát biểu ý kiến xây dựng bài, làm kích thích hứng thú học tập của các em, nhất là trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho HS(xem phụ lục).

Qua quá trình thực hiện đề tài “Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 cơ bản chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDH theo hướng tích cực, đã đề xuất việc sử dụng dạy học GQVĐ phối hợp với dạy học theo PPTN có sự hỗ trợ của máy vi tính để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý ở trường THPT.

-Dựa trên cơ sở lý luận sẵn có cùng với kinh nghiệm của bản thân chúng tôi đã tiến hành xây dựng giáo án theo PPDH tích cực (PPDH giải quyết vấn đề, dạy học theo PPTN).Chochương “ Động lực học chất điểm” Vật lý 10 cơ bản.

-Qua quá trình giảng dạy ở lớp TN (10C4 Trường THPT Nguyễn Tất Thành) chúng tôi có một số nhận xét như sau:

+ Học sinh tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài học.

+ Bầu không khí học tập thoải mái và sôi nổi, không áp lực và nhàm chán. + Thông qua làm việc nhóm các em hiểu nhau hơn, lớp đoàn kết hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Rèn luyện học sinh có trách nhiệm hơn khi làm việc tập thể, các em phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc thực hành thí nghiệm và trong tư duy nên nắm vững kiến thức sâu sắc.

Từ các kết luận vừa nêu trên chúng ta thấy rằng việc vận dụng PPDH theo hướng tích cực đã đem kết quả học tập tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học vật lý nói riêng.

Tuy nhiên để dạy học theo PP mới thì đòi hỏi người giáo viên phải thật sự đam mê với nghề, phải hiểu sâu kiến thức, … bởi vì DH theo PP này thì giáo viên đầu tư rất nhiều công sức, thời gian thậm chí cả kinh phí.

Vì vậy nước ta muốn đổi mới PPDH chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau. + Phải đảm bảo mức sống của giáo viên, thời gian nghỉ ngơi hợp lí, có như vậy giáo viên yên tâm, và sẽ toàn tâm phấn đấu vì sự nghiệp.

+ Cơ sở vật chất , trang thiết bị phải đầy đủ và đồng bộ, để giáo viên thuận lợi hơn trong công tác.

+ Lớp học hạn chế số lượng học sinh, bàn nghế nên gọn nhẹ để các em có thể di chuyển nhanh chóng khi làm việc nhóm.

+ Thời gian lên lớp không đủ có thể tăng thêm thời gian cho tiết học, hoặc giảm bớt một vài kiến thức không cần thiết.

+ Nên thường xuyên mở các lớp học về các chuyên đề cho các giáo viên về việc phối hợp và vận dụng các PPDH tích cực.

-Từ những kết quả đạt được đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra của đề tài chúng tôi nhận thấy rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên chúng tôi chỉ áp dụng trong phạm vi nhỏ của chương”Động lực học chất điểm” vật lý 10 ban cơ bản, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi ứng dụng. Do bản thân còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ Thầy (Cô), cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

[1] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn vật lý 10, NXBGD.

[2] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lý 10 (Ban cơ bản), NXBGD.

[3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Bài tậpVật lý 10 (Ban cơ bản), NXBGD.

[4] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo viênVật lý 10 (Ban cơ bản), NXBGD. [5] Lê Mạnh Cường (2011), Áp dụng phương pháp thực nghiệm vật lí dạy học một số kiến thức chương « Dòng điện không đổi » vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy vật lí cho học sinh.

[6] Bùi Quang Hân –Nguyễn Huy Hiển-Nguyễn Tuyến(2001), Bài tập trắc nghiệm vật lí 10 tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam

[7] Hà Văn Hùng (2007), PP sử dụng các phương tiện thí nghiệm trong dạy học vật lí, Đại HọcVinh.

[8] Vũ Thanh Khiết(2002), 121 Bài tập vật lí nâng cao, NXB tổng hợp Đồng Nai.

[9] Phạm Thị Phú(2007),Chuyển hóa phương pháp nhận thức vật lý thành phương pháp dạy học vật lý, Đại HọcVinh.

[10] Phan Thị Quý (2008), Nghiên cứu dạy học chương «Động lực học chất điểm » Vật lý 10 nâng cao theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề.

[11] Nguyễn Đình Thước(2010), Phát triển tư duy học sinh trong dạy học bài tập vật lí, Đại HọcVinh.

[12] Nguyễn Đình Thước(2010), Những bài tập sáng tạo về vật lí, NXB đại học quốc gia Hà Nội.

[13] Phạm Quí Tư (2006), SGK-SGV vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo Dục. [14] Nguyễn Đức Thâm-Nguyễn Ngọc Hưng(2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường THPT, NXB quốc gia Hà Nội.

[15] Mai Trọng Ý « Đề kiểm tra vật lý 10 »(2010), nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.

[16] Các Websites tham khảo

http://fpe.hnue.edu.vn/index. http://www.hoahoc.org/forum/showthread. http://www.tuyenquangonline.net http://www.intel.com http://baigiang.violet.vn http://thuvienvatly.com.vn

PHỤ LỤC

Phiếu học tập (dưới dạng trắc nghiệm) bài “Lực hấp dẫn”. Thời gian làm bài 15 phút

Hãy khoan tròn đáp án đúng:

Câu 1: Lực hấp dẫn giữa hai vật tỉ lệ nghịch với A. Khối lượng của các vật

B. Bình phương khoảng cách giữa các vật C. Thể tích của các vật

D. Tích khối lượng của các vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Đơn vị của hằng số hấp dẫn G là:

A. N/m2.kg2 B. N.m/kg2 C. N.kg2/m2 D. N.m2/kg2

Câu 3: Gia tốc của một vật rơi tự do càng lên cao thì: A. càng tăng B. càng giảm

C. tăng rồi giảm D. không tăng không giảm

Câu 4: Nếu chỉ tăng khối lượng của một vật lên 2 lần và khoảng cách giữa hai vật tăng

lên 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng:

A không đổi B tăng 4 lần C giảm 2 lần D tăng 2 lần

Câu 5: Hai tàu thủy mỗi chiếc có khối lượng 10.000 tấn ở cách nhau 100m. Lực hấp

dẫn giữa chúng nhận giá trị nào sau đây.

A. 0.167N B. 1.67N C. 16.7N D. Giá trị khác

Câu 6: Hai tàu thủy , mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy

g=10m/s2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của quả cân có khối lượng

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức chương động lực học chất điểm vật lý 10 ban cơ bản (Trang 90)