Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫugiống hành Wakegi

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hành củ địa phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ tại gia lâm – hà nội (Trang 83)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Hành Wakegi là loại rau gia vị sử dụng thân lá tươi là chủ yếu nên sự tăng trưởng và phát triển của thân lá đặc biệt quan trọng.

Hành Wakegi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện vụ Xuân hè. Sau khi trồng và quan sát, chúng tôi thu được những kết quả về hình thái thân lá của hành Wakegi. Trong đó, đồ thị 3.1 thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành Wakegi trong vụ Xuân hè 2014.

Đồ thị 3.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành wakegi vụ Xuân hè 2014.

Qua hình 1 ta thấy, các mẫu giống có chiều cao tương đối đồng đều và tăng dần qua các tuần trồng, trong đó, từ tuần 2 (14 ngày sau trồng) đến tuần 4 là tăng mạnh nhất từ 4 – 8 cm/tuần. Từ tuần thứ 6, chiều cao tăng nhẹ từ 1 – 3cm. Mẫu giống có chiều cao lớn nhất là VN21 (51,63 cm), và mẫu giống VN22 là giống có chiều cao nhỏ nhất (48,67 cm).

Quan sát sinh trưởng hành Wakegi trong vụ Hè thu 2014, chúng tôi thu được những kết quả về hình thái thân lá của hành Wakegi. Trong đó, đồ thị 3.2 thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành Wakegi trong vụ Hè thu 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Đồ thị 3.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống hành Wakegi trong vụ Hè thu 2014

Qua đồ thị 3.8 ta thấy các mẫu giống phát triển khá tốt trong vụ hè thu, các giống phát triển qua từng tuần sau trồng. Các giống có sự tăng nhanh về chiều cao từ tuần 2 đến tuần 4 sau trồng với tốc độ trung bình từ 5-10cm/tuần, sau tuần 5 các giống vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm lại(2-4cm/tuần). Giống VN14 có chiều cao cây lớn nhất ( 46,33cm) tiếp theo là giống VN22(44,39cm), VN21(44,35cm), thấp nhất là mẫu giống VN20 (37,71cm).

3.2.1.2.Động thái tăng trưởng số nhánh của các mẫu giống hành Wakegi

Số nhánh và trọng lượng nhánh là hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất khóm. Khả năng phân nhánh là yếu tốđược dùng để xác định khoảng cách, mật độ trồng cho hợp lý. Hành Wakegi mang nhiều đặc điểm của hành lá như có khả năng đẻ nhánh lớn. Vì vậy cần đánh giá khả năng đẻ nhánh của các mẫu giống hành Wakegi để xác định khoảng cách và mật độ trồng hành cho hợp lí để cây có năng suất tốt nhất. Hành wakegi có khả năng đẻ nhánh khỏe, phát triển thân lá tốt trong điều kiện vụ xuân hè. Chúng tôi tiến hành theo dõi đánh giá động thái ra nhánh của các mẫu giống hành wakegi, kết quảđược trình bày qua đồ thị 3.3.

C hi ề u ca o câ y

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

Đồ thị 3.9. Động thái ra nhánh của các mẫu giống hành wakegi trong vụ Xuân hè 2014

Qua đồ thị 3.3 ta thấy, số nhánh của các mẫu giống ít tăng trưởng từ tuần 1 đến tuần 5. Nhưng từ tuần 5, các mẫu giống đã bắt đầu tăng từ 1 – 2 nhánh/tuần. Mẫu giống có số nhánh cao nhất là VN14 với 5,9 nhánh. Mẫu giống có số nhánh thấp nhất là VN22 với 4,25 nhánh.

Đồ thị 3.10: Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống hành Wakegi vụ Hè thu 2014

Qua biểu đồ 3.10 trên ta thấy các mẫu giống đẻ nhánh từ tuần thứ 2 nhưng với tốc độ chậm. mẫu giống VN14 và VN22 có khả năng ra nhánh sớm và tăng đều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 qua các tuần và đẻ nhánh mạnh nhất vào tuần 6. Hai mẫu giống VN20 và VN21 đẻ nhánh chậm ở 4 tuần đầu, đẻ nhánh mạnh vào tuần 6. Vào tuần 5 của kì sinh trưởng tốc độ đẻ nhánh của VN14, VN21 chậm hơn tuấn 4 là do mưa quá nhiều gây ngập úng, cây đẻ nhánh chậm lại. Giống VN14 có số nhánh đẻ cao nhất (8,6 nhánh) , giống VN20 có số nhánh thấp nhất (7,3 nhánh).

3.2.1.3. Động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống hành Wakegi

Số lượng lá và số nhánh đẻ là hai chỉ tiêu quan trọng đánh sự sinh trưởng của cây. Số lượng lá tỉ lệ thuận với số nhánh đẻ và tăng dần qua các tuần sinh trưởng. Cần xác định số lượng lá tạo thành đường kính tán để bố trí khoảng cách cây phù hợp. Số lá là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của mẫu giống.

Trong vụ Xuân hè. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống hành Wakegi được trình bày qua đồ thị 3.11

Đồ thị 3.11.Động thái ra lá của các giống hành Wakegi trong vụ Xuân hè 2014

Tương tự như số nhánh, số lá của các mẫu giống hành Wakegi trong năm tuần đầu tăng nhẹ qua các tuần. Từ tuần thứ 5 số lá tăng nhanh. Trung bình mỗi tuần tăng từ 9 – 26 lá. Mẫu giống có số lá lớn nhất là VN14 với 46,8 lá. Mẫu giống có sô lá nhỏ nhất là VN20 với 30 lá. Số lá nhiều, đồng nghĩa với đường kính tán lá sẽ lớn, khả năng thu nhận ánh sang sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, tán rộng khoảng cách trồng sẽ phải thưa hơn đểđảm bảo cây không bị chèn ép, không nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Đồ thị 3.12: Động thái ra lá của các giống hành Wakegi trong vụ Hè thu 2014

Qua đồ thị 3.12 trên ta thấy, số lá của các mẫu giống tăng chậm trong 4 tuần đầu, từ tuần thứ 5 trởđi số lượng lá tăng nhanh từ 10-13 lá/tuần. Mẫu giống VN14 có số lượng lá lớn nhất (47,9 lá), giống VN20 có số lá ít nhất (36,8 lá). Sau tuần thứ 7 số lượng lá tăng chậm lại để xuống củ.

Bảng 3.15. Một số đặc điếm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống hành wakegi vụ Xuân hè 2014 hiệu mẫu giống Chiều cao cây tối đa

(cm) Chiều dài lá tối đa (cm) Đường kính lá (cm) Số lá tối đa (lá) Màu sắc lá Hình dạng Vụ Xuân hè 2014 VN14 50,70±0,94 42,36±0,97 1,02±0,03 46,80±5,65 xanh Tròn VN20 50,10±0,94 40,41±0,74 0,94±0,03 35,17±4,50 xanh Tròn VN21 51,63±0,88 41,79±0,79 0,93±0,02 36,83±4,83 xanh Tròn VN22 48,67±0,60 39,3±0,90 0,9±0,02 30,00±3,16 xanh Tròn Vụ Hè thu 2014 VN14 46,33±0,50 41,34±0,87 0,95 47,90±8,60 Xanh Tròn VN20 37,71±0,36 33,59±0,30 0,91 36,80±0,85 Xanh Tròn VN21 43,35±1,05 38,88±1,07 0,90 43,50±0,35 Xanh Tròn VN22 44,39±0,53 40,35±0,52 0,85 41,80±1,21 Xanh Tròn

Qua bảng 3.15, Trong vụ Xuân hè 2014 chiều dài lá, trừ VN22 (39,3 cm) các mẫu giống còn lại đều trên 40 cm. Đường kính lá của các mẫu giống cũng rất lớn, từ 0,9 – 1,02 cm. Trong đó đường kính lá lớn nhất là VN14 (1,02 cm),

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 nhỏ nhất là VN22 (0,9 cm). Tất cả các mẫu giống đều có màu xanh và lá dạng tròn. Màu sắc lá thể hiện hàm lượng diệp lục trong cây, nó thể hiện khả năng quang hợp của cây. Mẫu giống có màu xanh càng đậm thì hàm lượng diệp lục càng cao và khả năng quang hợp của các mẫu giống đó càng cao.

Trong vụ Hè thu 2014, về chiều cao cây, giống VN14 có chiều cao cây trung bình lớn nhất(46,33cm), tiếp theo là giống VN22(44,39cm), VN21(43m35cm) và thấp nhất là giống VN20(37,71cm).

Chiều dài của lá và chiều cao cây tỉ lệ thuận với nhau do vậy giống VN14 cũng là giống có chiều dài lá lớn nhất (41,34cm) và thấp nhất là VN20(33,59cm). Hai mẫu giống còn lại có chiều cao dao động từ 38,0-40,5cm.

Đường kính lá của 3 mẫu giống VN14, VN20, VN21 đều lớn hơn 0,90cm. Giống VN14 có đường kính lá lớn nhất (0,95cm), giống VN22 có đường kính lá nhỏ nhất (0,85cm).

Các mẫu giống đều có dạng lá hình tròn và màu xanh.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hành củ địa phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ tại gia lâm – hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)