3. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự thoả mãn và lòng trung thành của khách hàng Sacombank
3.1. Kiến nghị nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng đối với thành phần uy tín ngân hàng
phần uy tín ngân hàng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hiện có trên 210 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44 tỉnh thành trong cả nước; 9.700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia và vùng lãnh thổ. Được đánh giá là ngân hàng
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do Euromoney bình chọn;
- Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2010 do Asian Banking and Finance bình chọn;
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2010 do Cộng Đồng Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; - Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2010 do Global
Finance bình chọn;
- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành tài chính ngân hàng
tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2010;
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua.
Có được thành quả đó là sự cống hiến hết mình vì khách hàng. Nhưng với mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi: Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội; tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.
Để nâng cao những giá trị cốt lõi nêu trên thì ngân hàng Sacombank cần chú trọng những điểm sau đây:
Ngân hàng nên có một chiến lược cụ thể và rõ ràng hơn trong việc quảng cáo và PR. Thay vì chỉ tập trung quảng cáo trên truyền hình, báo chí, ngân hàng có thể tham gia các hoạt động của cộng đồng nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín trong tâm trí người tiêu dùng và người dân nói chung. Khi đó các phương tiện truyền thông sẽ là người quảng cáo trung thực nhất về hình ảnh thương hiệu của ngân hàng và lúc đó mức độ tin cậy sẽ được đẩy lên rất nhiều.
Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp một cách sống động và linh hoạt, cũng như có nét sáng tạo để thu hút và khuyến khích người lao động làm việc lâu dài tại ngân hàng, từ đó tạo nên sự trung thành và mong muốn được gắn bó lâu dài của người lao động. Qua đó nhân viên sẽ có được cảm hứng khi làm việc và điều này sẽ tạo ra một tâm lý tin tưởng ở khách hàng. Đi đôi với văn hoá doanh nghiệp là một chính sách nhân sự hợp lý, sẽ có được những người lao động giỏi cũng như sẽ giúp họ gắn bó dài lâu với doanh nghiệp, từ đó tạo tiền đề cho sự tin tưởng yên tâm công tác tại ngân hàng.