8. Cấu trúc của luận văn
1.7. Chủ trương của tỉnh Bắc Ninh và Thị xã Từ Sơn
* Chủ trương của tỉnh Bắc Ninh
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra công tác Giáo dục – Đào tạo, khoa học và công nghệ có nêu rõ: “Tạo bước chuyển căn bản về nâng cao chất lượng toàn diện Giáo dục – Đào tạo, chú trọng kết hợp dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người phù hợp với từng cấp học. Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng đa dạng hóa các hệ thống loại hình giáo dục, cân đối phù hợp giữa trường công, trường tư; phát triển đồng bộ hệ phổ thông, giáo dục thường xuyên, dạy nghề. Phát triển mô hình giáo
dục mở với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của người dân. Đẩy mạnh xã hội hóa gắn chặt với chuẩn hóa, hiện đại hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển trường học, đặc biệt trường dạy nghề, đảm bảo đến năm 2015 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 70%; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài đi đôi với nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về Giáo dục – Đào tạo. Hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2016, phổ cập tin học, ngoại ngữ cho học sinh phổ thông...” [7; tr.55-56].
Để tiếp tục xây dựng hệ thống và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm GDTX, phát triển trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người dân, xây dựng mạng lưới và các loại hình học tập không chính quy, góp phần tạo nền tảng cho việc giáo dục mọi người và xã hội học tập thì ngành GDTX ở tỉnh Bắc Ninh cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Một là tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước các cơ sở GDTX, đưa hoạt động của cơ sở vào nề nếp kỷ cương. Đẩy mạnh các hoạt động đa dạng hóa của GDTX, tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục cho từng loại hình, từng đối tượng và đảm bảo quyền lợi cho người học.
• Hai là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành học dần ổn định, đạt chuẩn đủ sức làm nhiệm vụ được giao, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho từng loại chức danh, từng loại hình hoạt động của GDTX.
• Xây dựng mạng lưới, loại hình học tập phù hợp với GDTX, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
* Chủ trương của Thị xã Từ Sơn
Trong báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thị xã Từ Sơn khóa IX nhiệm kỳ 2010-2015 đã nêu: “Về giáo dục, phấn đấu đến năm 2012 xây dựng
100% trường học đạt chuẩn quốc gia. Giữ vững kết quả đạt được về xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi, phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2016. Tập trung huy động 100% trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo và lớp 1, hạn chế thấp nhất số trẻ em nghỉ, bỏ học. Chú trọng việc định hướng phân luồng học sinh ngay từ THCS, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho thanh niên cả số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nhà doanh nghiệp và xuất khẩu lao động...” [8; tr.12].
Bên cạnh đó, thị xã Từ Sơn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục tăng cường công tác kiểm tra dạy và học theo quy định. Đối với trung tâm GDTX tích cực góp phần bồi dưỡng và nâng cao trình độ học vấn, mặt bằng dân trí, chống mù chữ, phổ cập THPT cho các tầng lớp nhân dân, tổ chức tốt các lớp phổ cập bậc trung học phổ thông cho học sinh trong độ tuổi phổ thông, CB-CNVC, người lao động, công nhân các xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRUNG TÂM GDTX THỊ XÃ TỪ SƠN