8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Vai trò của trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục
cụ thể của từng người, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật”.
1.3.3. Vai trò của trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục quốcdân dân
Chúng ta đang đứng trước thềm của thế kỷ mới, thế kỷ mà “Giáo dục là con chủ bài thiết yếu để đưa nhân loại tiến lên”, giáo dục là kim chỉ nam cho phát triển xã hội. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung đó của nhân loại. Cũng do thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước mà Đảng ta luôn khẳng định “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu”. Song làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu khi nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước bài toán cực kỳ khó khăn là phải làm sao đáp ứng nhu cầu học ngày càng tăng của đông đảo quần chúng lao động với một nguồn lực kinh tế hạn hẹp.
Trong sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục, cùng với một số vấn đề cấp thiết khác, vấn đề đa dạng hóa các loại hình GD&ĐT được coi là trong những vấn đề trọng tâm, trong đó phương thức GDKCQ tức GDTX được đặc biệt coi trọng.
Từ xưa, phương thức giáo dục truyền thống mà ta quen dùng bằng thuật ngữ “GDCQ” với những quy định nghiêm ngặt về trình độ đầu vào, về độ
tuổi, về thời gian đào tạo, về địa điểm học, về sự hiện diện ở lớp học. Luôn được coi trọng và ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Bằng chứng là nếu có văn bằng ghi chữ “Chính quy” thì cơ hội xin việc làm sẽ dễ hơn, dễ có điều kiện thăng tiến trong công tác. Song trước sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nhu cầu được học của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng tăng thì phương thức “GDCQ” trở thành con đường vương giả chỉ dành riêng cho một số ít người đáp ứng đủ các yêu cầu tham gia. Để thực hiện công bằng trong giáo dục “Ai ai cũng được học hành”, đáp ứng nguyên lý “Giáo dục cho con người, mọi người cho giáo dục” cũng như “học suốt đời” thì phương thức giáo dục truyền thống không đủ điều kiện về mọi nguồn lực để đáp ứng, mà bên cạnh nó phải có một phương thức giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với cách thức tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, với một cơ chế đào tạo “mở” với đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, đó là giáo dục thường xuyên.
Trước hết, GDTX thực hiện đường lối của Đảng trong giáo dục, đó là đa dạng hóa loại hình GD&ĐT, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình.
Tiếp nữa GDTX còn mang ý nghĩa nhân văn và xã hội, nó giúp cho con người lao động thoát khỏi “định mệnh” ràng buộc “con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Phương thức GDTX đã là cơ may, là con đường để người lao động có thể học tập, có thể nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và có thể vươn lên học tập thành đạt. GDTX là phương thức cho mọi trong thời đại mới, nó đã trở thành con đường và cách thức đào tạo không trùng lập với những quy định của GDCQ, nhằm tạo cơ hội cho phần dân số còn lại không có điều kiện học chính quy khi còn trong độ tuổi trẻ hoặc đã ra khỏi GDCQ mà còn muốn tiếp tục học tập [3; tr.73].
Tuy không thể tránh khỏi những mặt còn non yếu, song GDTX đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó cũng là một
bộ phận hợp thành cùng với phương thức GDCQ, tiến tới tích hợp hai phương thức giáo dục này mới có thể đạt tới mục đích lớn của giáo dục [3; tr.74].
Chính vì lẽ đó, GDTX phải là phương thức tồn tại đồng hành không thể thiếu bên cạnh phương thức GDCQ, nó phải được thể chế hóa, đa dạng hóa và phải được thiết lập như một hệ thống mở và năng động.
Để kết luận, có thể nói GDTX, học tập thường xuyên sẽ mở rộng giáo dục suốt đời, trở thành một nguyên tắc chi phối cả nền giáo dục, kết hợp hài hòa với nguyên tắc giáo dục cho mọi người. Ai ai cũng được học hành thường xuyên suốt đời là lý tưởng, là nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục thế kỷ 21 của nước ta [3; tr.75].