Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học viên trung tâm GDTX

Chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng của học viên là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng dạy học của người giám đốc.

Quản lý hoạt động dạy tốt, học tốt của giáo viên của người giám đốc suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng dạy của thầy và học của trò. Mục tiêu này có thể đạt được ở mức độ như thế nào là cơ bản là phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng của học viên trong trung tâm.

* Sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên và các tổ chức đoàn thể trong trung tâm

Để quản lý tốt hoạt động giảng dạy của giáo viên đòi hỏi phải có sự hợp tác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, giữa các tổ chức đoàn thể trong trung tâm để tạo nên sự thống nhất chung và tạo sức mạnh đoàn kết.

Giám đốc cần phải sử dụng tốt đội ngũ cốt cán như phó giám đốc phụ trách dạy và học, tổ trưởng, nhóm trưởng và các thành viên trong trung tâm tạo thành một bộ máy quản lý hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả, coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng trong giảng dạy.

*Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học

Cơ sở vật chất kỹ thuật trung tâm là các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy như: bàn ghế, phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị khác.

Các điều kiện cơ sở vật chất được coi là vai trò của nhân vật thứ 3 ngoài thầy và trò, do vậy nó ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của một giờ dạy học và việc phục vụ mục tiêu giáo dục con người.

Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, giám đốc phải quan tâm chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo những điều kiện vật chất tốt nhất cho hoạt động giảng dạy của giáo viên.

* Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương

Trong việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, các điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học của trung tâm.

Giám đốc luôn quan tâm đến các vấn đề như chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa

phương, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ có hiệu quả công tác giáo dục giữa trung tâm và gia đình.

* Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với trung tâm

Đối với ngành học GDTX chịu sự chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trực tiếp từ Sở GD&ĐT. Trong công tác quản lý chất lượng dạy học dưới sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp trung tâm xác định đúng mục tiêu về phương hướng hoạt động dạy học, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp trung tâm kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trung tâm đạt được những mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w