Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Đà Nẵng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 58)

- Tiền gửi ký quỹ 0,000 0,050 0,078 0,050 0,028 56,

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Đà Nẵng

tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Đà Nẵng

Ngày 05/05/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV như sử dụng Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại từng địa bàn tỉnh thành phố để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…Do đó, các DNNVV sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng hơn nữa trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho mở rộng cho vay. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường DNNVV là một lựa chọn hợp lý; phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ. Đặc biệt khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên việc phân tán rủi ro vào DNNVV trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì đối tượng này thường có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời khoản cho vay giá trị nhỏ nên rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hưởng không lớn.

Ngân hàng MB Đà Nẵng đã và đang từng bước cơ cấu lại khách hàng, tập trung phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa - “là thị trường đầy tiềm năng với sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng qua mỗi năm” có hoạt động kinh doanh và tài sản đảm bảo tốt trên địa bàn. Việc đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro cho vay sẽ đem lại sự an toàn hơn đối với các khoản cho vay, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do rủi ro gây ra, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng với mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu trong thành phố Đà Nẵng.

-Trong nền kinh tế thị trường biến động hiện nay, ngân hàng MB Đà Nẵng cần tập trung tăng cường công tác kiểm soát, rà soát lại các khoản vay. Chuẩn hóa các quy trình kiểm tra, kiểm soát và quản lý khách hàng vay vốn theo từng loại hình kinh doanh. Triển khai công tác kiểm soát rủi ro theo đúng quy định để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và chọn lựa khách hàng mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo. Rà soát lại các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ổn định để tăng tối đa dư nợ đối với những đơn vị này mà vẫn đảm bảo được mức rủi ro thấp, đồng thời hạn chế mức cho vay, dư nợ với các đơn vị có vay nợ quá hạn, kinh doanh không có hoặc có hiệu quả thấp. Tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính tốt, kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn lưu động.

Đồng thời hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ hiện có, nghiên cứu sản phẩm mới và hoàn thiện quy trình thao tác mẫu biểu để giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng. Triển khai các biện pháp marketing giới thiệu cho khách hàng một cách tường tận về các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với các khách hàng để tăng dư nợ nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng bằng nhiều hình thức như: tự đào tạo trong phòng, các lớp đào tạo tập trung. Tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt rõ nhu cầu và thu thập các thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng đồng thời đưa ra các kiến nghị đề nghị tăng dư nợ và kiểm soát rủi ro.

Cần phối hợp tốt giữa các phòng, đặc biệt là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng quản lý tín dụng. Cần phân tích rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng và phối hợp linh hoạt, phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận thì mới đạt được mục tiêu đề ra.

Hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác kiểm soát khách hàng, giúp cán bộ tín dụng liên tục cập nhật được thông tin về khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất.

Qua các định hướng này cho thấy ngân hàng MB Đà Nẵng luôn tuân thủ hoạt động theo hướng: phát triển hoạt động cho vay nhưng luôn đảm bảo chất lượng của mỗi khoản cho vay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w