Tình hình kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 49)

- Tiền gửi ký quỹ 0,000 0,050 0,078 0,050 0,028 56,

2.3.2 Tình hình kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB Đà Nẵng

2.3.2.1 Tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án cho vay

Công tác thẩm định dự án cho vay của chi nhánh trong thời gian qua đã theo đúng các bước trong quy trình cho vay của ngân hàng MB đặt ra. Các cán bộ tín

dụng của chi nhánh mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế cũng đã giải quyết được các khoản cho vay nhanh chóng kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

2.3.2.2 Tình hình trích lập dự phòng

Ngân hàng MB Đà Nẵng thường xuyên thống kê và phân tích nợ quá hạn, nợ xấu nhằm mục đích để trích lập dự phòng bù đắp các khoản nợ khi không thể thu hồi xảy ra với ngân hàng và hoạch toán vào chi phí của ngân hàng. Và khoản dự phòng mà ngân hàng trích lập theo tỷ lệ quy định

Bảng 12: Tình hình dự phòng tại ngân hàng MB Đà Nẵng trong năm 2008 - 2010 ĐVT: Tỷ đồng

Dự phòng 2008 2009 2010 +/-2009/2008% +/-2010/2009%

Dự phòng cụ thể 6,927 14,46 16,96 7,533 108,75% 2,5 17,29% Dự phòng chung 8,103 10,207 14,207 2,104 25,97% 4 39,19% Tổng cộng 15,03 24,667 31,167 9,637 64,12% 6,5 26,35%

(Nguồn: phòng quản lý tín dụng ngân hàng MB Đà Nẵng)

Qua mỗi năm, khoản dự phòng của Ngân hàng MB Đà Nẵng trích lập đều tăng, dự phòng cụ thể từ năm 2008 đến 2009 đã tăng thêm 108,75%, và sang năm 2010 tăng thêm 17,29%. Trước sự tăng lên của các khoản nợ xấu, việc tăng khoản dự phòng sẽ giúp cho ngân hàng chống đỡ tốt hơn khi các khoản nợ xấu này không thể thu hồi.

2.3.2.3 Tình hình thực hiện công tác theo dõi nợ, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của đơn vị vay tiền

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của chi nhánh Đà Nẵng. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do cả 2 phòng: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng quản lý tín dụng thực hiện. Tuy nhiên chủ yếu do phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi; mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của Phòng Quản lý

tín dụng rất hạn chế. Thực tế trong ba năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro cho vay của chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa…

2.3.2.4 Tình hình thực hiện công tác thu hồi nợ xấu

Bảng 13: Bảng số liệu về công tác thu hồi nợ xấu trong năm 2008 - 2010 ĐVT: Tỷ đồng

Dư nợ đầu năm 3,542 4,645 7,7

Thu hồi trong năm, trong đó: 2,063 2,386 1,985

_ Bằng tiền 2,063 2,386 1,985

_ Bán tài sản - - -

Phát sinh trong năm 3,166 5,441 2,115

Dư nợ cuối năm 4,645 7,7 7,83

Xử lý quỹ DPRR 0 0 0

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng ngân hàng MB Đà Nẵng)

Trong năm 2008, chi nhánh thu hồi được 2,063 tỷ đồng trên tổng số 3,542 tỷ đồng nợ xấu, tuy nhiên lại để phát sinh thêm 3,166 tỷ đồng nợ xấu mới. Sang 2009, tình hình thu hồi khả quan hơn khi chi nhánh thu hồi được 2,386 tỷ đồng – xử lý hơn 51,37% nợ xấu năm 2008. Song nợ xấu phát sinh trong năm đến 5,441 tỷ đồng lý giải cho sự phát sinh mạnh này là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Và đến năm 2010, thu hồi nợ xấu được 1,985 tỷ đồng và phát sinh thêm chỉ có 2,115 tỷ đồng.

Ngoài ra ta thấy nguồn thu của các khoản nợ xấu này của chi nhánh đều là tiền mặt. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng của chi nhánh trong việc thu hồi các khoản xấu. Chính nhờ vậy mà qua ba năm hoạt động kể từ khi tách ra

hạch toán riêng chi nhánh vẫn chưa lần nào phải xử lý các khoản rủi ro bằng tài sản đảm bảo hay phải sử dụng đến quỹ dự phòng rủi ro. Điều đó cũng có nghĩa là các khoản nợ ở nhóm năm đều được thu hồi trước khi phải tiến hành xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w