Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 52)

- Tiền gửi ký quỹ 0,000 0,050 0,078 0,050 0,028 56,

2.4.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Những mặt còn tồn tại

 Hạn chế về phía khách hàng

Bên cạnh những khách hàng tốt, thiện chí cung cấp thông tin và trả nợ vay. Còn có những khách hàng sau khi cho vay, rất khó khăn trong việc cung cấp hồ sơ hoặc cung cấp hồ sơ không đúng hạn. Mặc dù chưa xảy ra trường hợp ngân hàng

MB Đà Nẵng bị mất vốn hay không thu hồi được vốn nhưng tại một số thời điểm, chi nhánh đã không phát hiện sớm sự xấu đi của khả năng trả nợ, để xảy ra tình trạng nợ quá hạn của một số DNNVV do khách hàng thiếu thiện chí trả nợ (điều này rất khó nhận biết được trước khi thẩm định cho vay).

 Hạn chế về phía ngân hàng  Hạn chế về nguồn nhân lực

Bất kỳ một ngân hàng nào khó có thể tránh khỏi hoàn toàn rủi ro cho vay, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho khoản vay bị quá hạn là do cán bộ tín dụng đã không kiểm tra, giám sát khoản vay một cách kịp thời, từ đó không phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, bị thua lỗ, dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Hồ sơ khoản vay có biên bản kiểm soát sau – kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình khoản vay nhưng chỉ mang tính chất hình thức. Biên bản kiểm tra không đánh giá hoặc đánh giá rất sơ sài, chưa phân tích, báo cáo cụ thể các nội dung liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, thực trạng và chất lượng tài sản bảo đảm nợ vay.

Việc đến thăm, kiểm tra hiện trường, nơi làm việc của khách hàng còn chưa bài bản. Nhiều trường hợp chưa chuẩn bị nội dung kiểm tra trước khi gặp khách hàng. Việc thu thập thông tin tại hiện trường còn mang tính tự phát, chưa triệt để, nội dung, chất lượng thông tin thu thập là chưa cao, năng suất kiểm tra thấp

Cán bộ tín dụng còn thiếu các kỹ năng cần thiết để hoàn thành việc đến thăm khách hàng và kiểm tra tại chỗ. Đó là các kỹ năng phỏng vấn và kỹ năng kiểm toán. Nhiều cán bộ tín dụng khi phỏng vấn đã không tạo được không khí thoải mái, khiến cho khách hàng có cảm giác bị soi mói quá nhiều, gây ra tâm lý e ngại, không muốn cung cấp thông tin. Việc thiếu kỹ năng kiểm toán khiến cho ngân hàng không đánh giá đầy đủ hệ thống báo cáo, hệ thống kế toán và các bút toán liên quan đến tài sản thế chấp và các hoạt động tài chính, do phần lớn các bộ còn trẻ, ít kinh nghiệm.

Việc quản lý rủi ro của chi nhánh được phân tách cho hai phòng thực hiện đó là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng quản lý tín dụng thực tế chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù phòng quản lý tín dụng có ý kiến độc lập trong cho vay nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Ban giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay.

Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các phòng tham gia trong hoạt động cho vay và sự phối hợp để ra quyết định cho vay giữa các phòng còn thiếu ăn ý. Phòng khách hàng doanh nghiệp chỉ đưa ra các đề xuất về cho vay và thu thập thông tin đưa ra thẩm định sơ bộ về khách hàng còn phòng quản lý tín dụng phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên phòng quản lý tín dụng thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, mà chỉ sử dụng những thông tin do phòng khách hàng doanh nghiệp cung cấp trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định. Từ đó dễ dẫn đến sự mâu thuẫn về quyết định cho vay, khi phòng khách doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng vay trong khi phòng quản lý tín dụng lại không đồng ý.

 Hạn chế trong phương pháp thu thập thông tin khách hàng

Như đã nói ở trên, việc thu thập thông tin khách hàng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vay. Qua sự phân tích kỹ lưỡng tình hình của khách hàng ngân hàng sẽ có nguồn dữ liệu cơ bản cho công tác thẩm định. Trên thực tế, việc thu thập thông tin khách hàng tại ngân hàng MB Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn. Ngoài một số được lấy từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, một số lấy từ các tổ chức tín dụng khác, còn lại hầu hết là lấy thông tin qua các lần giao dịch. Chính vì vậy, đối với các khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, ngân hàng “có thể” tin tưởng vào những thông tin mà khách hàng cung cấp. Còn đối với nhiều khách hàng mới, sự chính xác của thông tin mà họ cung cấp là một vấn đề đối với ngân hàng. Và trong

khi sự hỗ trợ của công nghệ thông tin lại có hạn thì khả năng tạo nguồn dữ liệu cở bản một cách chính xác cho công tác thẩm định là hết sức khó khăn.

 Hạn chế trong chính sách đào tạo

Ngân hàng MB Đà Nẵng còn chưa quan tâm đúng mức đến việc đạo tạo kỹ năng kiểm soát rủi ro cho vay. Chủ yếu là tập trung vào đào tạo các nghiệp vụ thẩm định trước khi cho vay.

2.4.2.2 Nguyên nhân

 Về phía khách hàng

Chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và chưa quan tâm đến nghĩa vụ cung cấp các thông tin cho ngân hàng nên thường xuyên không có đủ thông tin để cung cấp cho ngân hàng như yêu cầu. Nhiều DNNVV cho rằng: họ có tài sản đảm bảo và ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo nên họ không cần cung cấp thông tin là phổ biến. Mặt khác, các doanh nghiệp thường có tâm lý sợ lộ bí mật kinh doanh, mặc dù theo luật các tổ chức tín dụng đã quy định ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin của khách hàng.

Việc quản trị, điều hành các DNNVV chủ yếu hoạt động mang tính chất dân doanh, gia đình (trừ một số công ty cổ phần lớn hoặc công ty liên doanh). Các thành viên góp vốn và người quản trị đều là người trong gia đình, bạn bè hoặc có họ hàng với nhau. Chưa có sự tách biệt giữa quản trị và quản lý doanh nghiệp, nên hần lớn báo cáo tài chính của các công ty này đều không được kiểm toán. Những báo cáo tài chính này thường không chính xác theo thực tế. Báo cáo thuế của các DNNVV thường là báo cáo hạch toán đối với cơ quan thuế, có mức lợi nhuận và doanh thu thường thấp hơn rất nhiều so với thực tế để giảm phần thuế phải đóng. Báo cáo tài chính của DNNVV thường chỉ làm báo cáo năm. Trong khi đó việc xếp hạng tín dụng nội bộ cần số liệu báo cáo tài chính cập nhật liên tục mỗi quý một lần để kịp thời đánh giá chất lượng tài chính và định dạng rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc nguồn thông tin không được cung cấp kịp thời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát khoản vay.

Các DNNVV thường có thói quen dùng tiền mặt. Phần lớn tiền bán hàng của họ được thu về bằng tiền mặt, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại bán lẻ. Lý giải cho điều này: doanh nghiệp quen với việc sử dụng tiền mặt và muốn chủ động trong công việc; doanh nghiệp muốn giấu doanh số đối với cơ quan thuế. Nếu tất cả doanh thu đều qua ngân hàng thì việc che giấu doanh số sẽ rất khó khăn; doanh nghiệp có những phi vụ kinh doanh bất hợp pháp. Như vậy, ngân hàng đã mất đi một công cụ trợ giúp đắc lực trong giám sát khoản cho vay – tài khoản tiền gửi thanh toán.

Các quy định về quản trị điều hành, các quy trình làm việc và phối hợp giữa các bộ phận trong công ty chưa được chính thức hóa thành văn bản hoặc nếu có thì văn bản không mang tính chất cập nhật và ít có tác dụng trên thực tế. Việc quản lý mang tính chất gia đình như trên chỉ phù với quy mô doanh nghiệp nhỏ. Trong trường hợp quy mô công ty lớn hơn, mô hình này chắc chắn không còn phù hợp. Do đó, hoạt động giám sát nhiều khi không nhận biết kịp thời rủi ro khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.

 Về phía ngân hàng

Mặc dù chi nhánh luôn đề cao hoạt động quản lý, kiểm soát rủi ro cho vay nói chung và giám sát khoản cho vay nói riêng nhưng một số cán bộ chưa nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng và vai trò của việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay mà chỉ coi trọng khâu thẩm định ban đầu. Một số khác còn chủ quan trong việc kiểm soát sau, hoặc có kiểm soát nhưng chỉ mang tính chất qua loa.

Trong ngân hàng, việc kiểm soát các khoản cho vay thường do chính cán bộ tín dụng làm và không có người kiểm soát trong khi đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi tiếp thị khách hàng và thẩm định các hồ sơ mới nên thường xuyên dành thời gian cho việc kiểm soát sau không thích đáng, nên chất lượng kiểm soát sau không đảm bảo.

Nguồn nhân lực tại MB – Đà Nẵng hiện nay khá trẻ, bình quân ở độ tuổi 30, và có nhiều tham vọng thăng tiến trong công việc nhưng còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm dẫn đến đánh giá thiếu chính xác mức độ rủi ro của dự án, dễ bị cám dỗ.

Trên đây là những phân tích về thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng. Rõ ràng là việc hoàn thiện kiểm soát cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng là rất cần thiết để đảm bảo phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay đối với chi nhánh, thực hiện mục tiêu tăng trưởng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng của mỗi khoản cho vay. Vậy làm thế nào hoàn thiện công tác này một cách tốt nhất để tạo sự tăng trưởng bền vững cho ngân hàng MB Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w