Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 41)

- Tiền gửi ký quỹ 0,000 0,050 0,078 0,050 0,028 56,

2.3.1Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB

Việc quản lý kiểm soát rủi ro cho vay của ngân hàng Quân đội được thể hiện qua các quy chế, quyết định, các công văn thông báo... do ngân hàng nhà nước, hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc của MB ban hành. Ngoài ra việc định hướng hoạt động cho vay trong từng thời kì cũng bao hàm cả việc quản lý kiểm soát rủi ro cho vay của ngân hàng, định hướng này cũng là một hình thức quản lý kiểm soát rủi ro cho vay.

2.3.1.1 Các quy định về kiểm soát rủi ro cho vay tại MB Đà Nẵng

-Hiện nay, hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay tại Ngân hàng MB Đà Nẵng chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật và các văn bản chế độ sau

-Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban hành Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng ngày 31/12/2001

-Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước.

-Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng

-Quyết định số 1422/QĐ/NHQĐ-HS ngày 06/09/2006 về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Phòng khách hàng doanh nghiệp

-Quyết định số 113/QĐ-NHQĐ-HS ngày 15/1/2007 Quy định về việc lập và quản lý hồ sơ khách hàng doanh nghiệp

-Quyết định số 114/QĐ-NHQĐ-HS ngày 15/1/2007 Ban hành hướng dẫn tác nghiệp quá trình cho vay

-Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ban hành tháng 3/2008 của ngân hàng TMCP Quân đội.

2.3.1.2 Các nội dung cơ bản về kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB

Xếp hạng tín dụng: nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn cho vay nhằm kiểm soát tổng mức rủi ro cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-,C (xem phụ lục

1) những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC+ trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.

Giới hạn cho vay: trong thông báo của tổng giám đốc MB gửi tới các phòng ban của hội sở, các chi nhánh cấp một và các phòng giao dịch có khẳng định rõ: “Giới hạn cho vay đối với một khách hàng là tổng mức dư nợ cho vay tối đa mà các chi nhánh các Hội sở của MB chấp nhận cấp cho mỗi khách hàng trong một thời kỳ. Trong đó tổng mức dư nợ cho vay tối đa bao gồm dư nợ cho vay, số tiền bảo lãnh và một số loại dư nợ cho vay khác.” Việc xác định giới hạn cho vay cho khách hàng phải dựa trên tình hình tài chính cụ thể của từng khách hàng để đưa ra quyết định hợp lý. Và việc duyệt giới hạn cho vay của Mb được phân chia thành hai cấp. Đối với các chi nhánh cấp một, giới hạn tối đa mà giám đốc chi nhánh được quyền cấp cho một khách hàng là 2 tỷ đối với khách hàng mới (trong đó có 1 tỷ là giới hạn cho vay ngắn hạn và 1 tỷ là giới hạn cho vay trung và dài hạn), 4 tỷ đối với khách hàng cũ (trong đó có 3 tỷ là giới hạn cho vay ngắn hạn và 1 tỷ là giới hạn cho vay trung và dài hạn). Đối với những giới hạn cho vay khác vượt quyền của giám đốc chi nhánh cấp 1 thì phải trình lên hội sở xem xét.

Quy định về thẩm quyền ra quyết định cho vay: tùy từng thời kỳ khác nhau, tùy theo định hướng hoạt động cho vay của từng thời kỳ mà tổng giám đốc của MB sẽ ra quyết định quy định về thẩm quyền phê duyệt, quyết định cho vay của các chi nhánh và Hội sở đối với một khoản cho vay.

Sơ đồ 3: Bộ máy quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng MB Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng quản lý tín dụng Bộ phận tín dụng Bộ phận quan hệ khách hàng Bộ phận quản lý rủi ro Bộ phận quản lý nợ Ban Giám đốc

(Nguồn: phòng hành chính tổng hợp ngân hàng MB Đà Nẵng)

Thẩm quyền quyết định cho vay của một giám đốc chi nhánh không được vượt quá giới hạn cho vay của mỗi chi nhánh được phép cấp cho một khách hàng. Về thời hạn cho vay, hiện tại giới hạn cho vay đối với một dự án mà mỗi chi nhánh được phép cho vay là 10 năm. Nếu một khoản vay nào của khách hàng vượt quá thẩm quyền cho vay của chi nhánh thì phải trình lên hội sở chính. Khi đó khoản vay của khách hàng thuộc thẩm quyền quyết định của tổng giám đốc

Quy định về phân loại nợ của ngân hàng MB

Ngân hàng quân đội là một trong những ngân hàng hiện nay có hệ thống phân loại nợ cụ thể, rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với những quy định của NHNN. Theo đúng quy định trong quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và thông tư 15/2010/TT- NHNN của ngân hàng nhà nước, nợ của MB được phân chia thành năm nhóm nợ khác nhau. Tuy nhiên ban lãnh đạo của MB còn phân nhỏ các nhóm nợ đó ra thành những mục nhỏ có rủi ro khác nhau. Cụ thể nhóm 1 được chia thành hai mục nhỏ, các nhóm nợ nhóm 2 gồm 4 mục nhỏ, các khoản nợ nhóm 3 và 4 gồm 5 mục nhỏ và các khoản nợ nhóm 5 được chia thành 7 mục nhỏ. Bên cạnh đó MB cũng đã có được một hệ thống phân chia các khoản cho vay ngoại bảng đầy đủ theo 5 nhóm khác nhau

Quy định về dự phòng rủi ro và quy trình trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của MB không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Và cũng như lúc phân loại nợ, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng tuân thủ quy định của NHNN

Hội đồng xử lý rủi ro cho vay

Đây là cơ quan chuyên xử lý rủi ro cho vay của MB. Hội đồng này do chủ tịch hội đồng quản trị của MB quyết định thành lập (xem phụ lục 2). Hội đồng xử lý rủi ro của MB có nhiệm vụ: xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay của quý hiện hành do Tổng giám đốc của MB thực hiện; xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay; quyết định việc xử lý rủi ro cho vay của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý tiếp theo đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và những biện pháp để thu hồi.

Quy định về xử lý rủi ro cho vay và quy trình xử lý rủi ro cho vay:

Quy trình xử lý rủi ro cho vay của MB được bắt đầu bằng việc rà soát lại toàn bộ các khoản cho vay, lựa chọn các đối tượng thuộc phạm vi xử lý, gửi đề xuất lên Lãnh đạo cấp Hội sở, chi nhánh cấp 1. Công việc này do các cán bộ kinh doanh của MB thực hiện trong thời gian 10 ngày đầu tiên của các tháng 3, 6, 9, 12 của năm tài chính.

Cùng thời gian đó, phòng quản lý tín dụng các cấp (Hội sở, chi nhánh cấp 1) cũng tiến hành tập hợp số liệu và lập danh sách khách hàng đủ điều kiện xử lý rủi ro cho vay và toàn bộ hồ sơ khách hàng (bản copy), và gửi các khoản này lên lãnh đạo cấp của mình. Công việc này được thực hiện trong 15 ngày đầu của các tháng 3, 6, 9, 12 của năm tài chính.

Sau đó giám đốc chi nhánh cấp 1 xem xét các đề xuất và hồ sơ khách hàng được các cán bộ kinh doanh và phòng quản lý tín dụng của mình gửi lên. Sau đó các giám đốc này tiến hành ký duyệt các văn bản này rồi gửi lên Hội sở công văn đề nghị xử lý rủi ro cho vay và hồ sơ khách hàng. Tài liệu này được gửi về phòng quản lý tín dụng hội sở chậm nhất ngày 20 của các tháng 3, 6, 9, 12 của năm tài chính.

Phòng quản lý tín dụng của Hội sở sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu sau đó trình lên Tổng giám đốc và Hội đồng xử lý rủi ro các công văn và hồ sơ nhận được. Công việc này được tiến hành trong vòng 2 ngày làm việc kế tiếp.

Trong 3 ngày làm việc kế tiếp, hội đồng xử lý rủi ro tiến hành họp và đưa ra những quyết định xử lý rủi ro cho vay dưới dạng biên bản họp xử lý rủi ro. Sau đó Tổng giám đốc MB sẽ tiến hành phê duyệt biên bản này trong ngày làm việc kế tiếp.

Cuối cùng các chi nhánh cấp 1, Hội sở sẽ tiến hành xử lý rủi ro theo đúng quy định dưới sự chỉ đạo của các giám đốc các cấp. Đồng thời bộ phận kế toán các cấp cũng tiến hành hạch toán theo quy định. Việc này được thực hiện từ ngày 26 đến 30 các tháng 3, 6, 9, 12 của năm tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng MB

Bước 1: Đề xuất cho vay. Khi khách hàng có nhu cầu đến vay tiền nộp đơn xin vay và các giấy tờ cần thiết, cán bộ của bộ phận quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thu thập thông tin, đánh giá sơ bộ và lập báo cáo đề xuất cho vay

Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản cho vay, do cán bộ tín dụng thực hiện. Báo cáo này xác định mức độ rủi ro của khoản cho vay, nêu ý kiến về việc có cho vay hay không đồng thời chấm điểm tín dụng khách hàng và xác định hạn mức cho vay có thể cấp cho khách hàng theo đúng quy định của MB. Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở những thông tin và hồ sơ tài liệu liên quan đến khách hàng mà cán bộ tín dụng thu thập được. Đối với những khoản cho vay theo món, các cán bộ tín dụng của MB sẽ thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với khách hàng doanh ngiệp, tình hình tài chính của người vay nếu là các khoản vay của cá nhân. Kế tiếp là mục đích vay, khả năng trả nợ, tài sản thế chấp của khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp các cán bộ tín dụng còn phải tiến hành tìm hiểu tình hình liên quan đến ngành nghề, đối tượng kinh doanh của khách hàng.

Đối với những khoản cho vay theo hạn mức, các cán bộ tín dụng sẽ xem xét tình hình hoạt động, tình hình tài chính, môi trường hoạt động, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ ... Từ đó sẽ đưa ra quyết định cho vay. Đối với những khoản cho vay đã được xem xét cấp hạn mức, khi khách hàng tiến hành vay, các cán bộ tín dụng tiến

hành xem xét mục đích sử dụng vốn của khách hàng có phù hợp với quy định của pháp luật và hợp đồng hạn mức chung, từ đó sẽ đưa ra quyết định cho vay.

Đối với những khoản cho vay lớn, MB thực hiện chính sách cho vay tập thể nghĩa là cùng lúc có nhiều cán bộ tín dụng tham gia thẩm định khoản cho vay. Trong trường hợp này sẽ có một cán bộ tín dụng trực tiếp liên hệ với khách hàng và lập báo cáo, còn các cán bộ tín dụng khác sẽ tìm hiểu thông tin và xem xét quyết định cho vay của cán bộ lập báo cáo có hợp lý không. Trong trường hợp này chỉ khi tất cả các cán bộ tín dụng tham gia thẩm định đều đồng ý cho vay thể hiện thông qua một biên bản nội bộ thì bản báo cáo mới được đưa lên cho trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp kèm theo biên bản nội bộ đó. Đây là một hình thức nhằm kiểm soát rủi ro có thể xảy ra với MB.

Sau khi hoàn tất báo cáo thẩm định cán bộ tín dụng sẽ ký (trường hợp với khoản cho vay lớn người ký là cán bộ tín dụng trực tiếp liên hệ với khách hàng và lập báo cáo) và trình báo cáo lên trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp. Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ kiểm tra lại nội dung trên báo cáo thẩm định và đưa ra ý kiến nhận xét của mình. Ý kiến đó gồm các nội dung sau: có đồng ý với đề xuất cho vay không, trường hợp không phải nêu rõ lý do và đưa ra phương hướng giải quyết.

Bước 3: Tái thẩm định khoản cho vay. Đây là công việc của phòng quản lý tín dụng. Sau khi trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp ký đồng ý khoản cho vay, báo cáo đề suất cho vay sẽ được chuyển sang cho phòng quản lý tín dụng. Các cán bộ phòng quản lý tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra lại báo cáo dựa trên những thông tin mà cán bộ tín dụng cung cấp.

Bước 4: Phê duyệt khoản cho vay và soạn thảo hợp đồng. Sau khi thực hiện tái thẩm định khoản cho vay, đề suất cho vay sẽ được chuyển từ phòng quản lý tín dụng sang cho giám đốc chi nhánh. Theo quy định của MB thì chỉ giám đốc chi nhánh cấp 1 là có quyền quyết định cho vay, do đó với những khoản cho vay từ phòng giao dịch của chi nhánh đều phải gửi về chi nhánh cho giám đốc chi nhánh ký duyệt. Ngoài ra với những khoản cho vay vượt quá quyền ra quyết định cho vay

của giám đốc chi nhánh sẽ gửi lên cho Hội sở xét duyệt. Sau khi được xét duyệt đề xuất cho vay sẽ được chuyển lại cho bộ phận quan hệ khách hàng để cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng và ký kết với khách hàng. Hợp đồng hợp lệ phải có chữ ký của giám đốc chi nhánh.

Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống (phòng quản lý tín dụng thực hiện) và tiến hành giải ngân (phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng thực hiện). Sau khi hợp đồng cho vay được ký kết, hồ sơ vay nợ và hợp đồng sẽ được chuyển về phòng quản lý tín dụng. Các cán bộ phòng quản lý tín dụng sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu dữ hồ sơ. Đồng thời phòng kế toán và dịch vụ khách hàng sẽ tiến hành giải ngân sau khi nhận được thông báo của phòng quản lý tín dụng.

Bước 6: Quản lý giám sát khách hàng vay và khoản cho vay. Sau khi giải ngân bộ phận quan hệ khách hàng sẽ tiếp tục tiến hành theo dõi các khoản cho vay. Các cán bộ tại bộ phận quan hệ khách hàng sẽ tiến hành tìm hiểu các thông tin về khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ hoặc đột xuất, và báo cáo các thông tin này với phòng quản lý tín dụng để đưa vào hệ thống dữ liệu về khách hàng của chi nhánh. Đồng thời từ các thông tin thu thập được nếu phòng quản lý tín dụng phát hiện dấu hiệu cho thấy rủi ro có thể xảy ra sẽ thông báo cho phòng khách hàng doanh nghiệp và các cán bộ hai phòng này sẽ tìm cách giải quyết thích hợp.

Bước 7: Điều chỉnh khoản cho vay. Nội dung của sửa đổi tín dụng có thể là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thay đổi lãi suất, thay đổi tài sản thế chấp và các điều kiện tín dụng khác. Bước này chỉ xảy ra khi khách hàng có đơn xin điều chỉnh khoản vay với những lý do sửa đổi có tính hợp lý. Khi đó các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân khiến khách hàng muốn điều chỉnh khoản vay. Khi xác nhận được nguyên nhân đó là hợp lý và cam kết trả nợ mới của khách hàng có tính khả thi, các cán bộ tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng sẽ tiến hành lập một báo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh đà nẵng (Trang 41)