ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG

Một phần của tài liệu tổng quan về đầu tư công (Trang 47)

Đổi mới phương thức quản lý đầu tư công trong đó đặc biệt coi trọng vấn đề công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công; nâng cao hiệu quả của công tác giám sát kiểm toán hoạt động đầu tư công. Nâng cao hiệu quả của công tác công khai ngân sách nói chung cũng như chi ngân sách nhà nước cho đầu tư công nói riêng

Thực hiện công khai hóa kế hoạch, chương trình mục tiêu và dự án đầu tư công. Việc công khai hóa các nội dung trên là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan liên quan nhằm cung cấp thông tin đến mọi người dân và các cơ quan quản lý để thực hiện giám sát, góp phần chống tiêu cực trong đầu tư.

Cải cách thể chế tài chính công theo hướng: minh bạch hoá quyền hạn và trách nhiệm các cấp chính quyền.

Tăng cường giám sát, quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ trương, lập và duyệt dự án đến thực hiện dự án. Nâng cao khả năng thẩm định, giám sát, đánh giá dự án đầu tư của cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về đầu tư. Mở rộng phân cấp, nhưng đồng thời phải tạo cơ chế để tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương.

Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả đối với nhà thầu tư vấn giám sát trong việc xác nhận thanh toán khối lượng thiếu trung thực, không đúng quy định. Việc thanh toán vốn đầu tư phải được tiến hành theo đúng quy trình và phương thức thanh toán theo tiến độ thực hiện. Làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị trong quản lý đầu tư công. Cá nhân, tổ chức quyết định đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả, chất lượng của dự án. Chấm dứt

48

tình trạng giao cho người không đủ năng lực và chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án. Kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm minh những sai phạm trong việc sử dụng ngân sách nhà nước cho đầu tư công.

Cần có nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn. Phân định rõ trách nhiệm của củ đầu tư và ban quản lý dự án trong các hình thức quản lý dự án cụ thể (tự tổ chức quản lý, thuê tư vấn quản lý và ủy thác đầu tư), nhất là trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư trong các lĩnh vực lập dự án, thẩm định dự án, đánh giá đầu tư, quản lý dự án đầu tư...

Tăng cường công tác thi đua khen thưởng thực chất, trách nhiệm cá nhân cụ thể và nghiêm khắc.

Đề cao trách nhiệm của Quốc hội với các công trình trọng điểm quốc gia, HĐND với các dự án đầu tư trên địa bàn; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, hoàn thiện cơ chế người dân kiểm tra công việc có liên quan đến Ngân sách, đất đai, tài sản của Nhà nước.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chế tài đủ mạnh, chi tiết phù hợp với thực tiễn. Một trong những ưu tiên là : sửa đổi luật ngân sách Nhà nước theo hướng tách biệt 2 loại ngân sách : ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương, theo hướng trở thành Luật về thể chế tài chính công. Nhanh chóng ban hành Luật Đầu tư công để điều chỉnh toàn bộ quy trình đầu tư công, từ xây dựng dự án, nghiên cứu khả thi, phê duyệt, thực hiện và thanh quyết toán, đưa vào sử dụng, quản lý sau khi đầu tư. Luật cần bao quát cả đầu tư của DNNN và SCIC, trong đó có lĩnh vực ngành nghề được đầu tư và không được đầu tư.

49

Sau khi thực hiện đầu tư công được nghiệm thu thì các tài sản công trình phải được đăng ký tài sản và phải có hệ thống đăng ký tài sản công đầy đủ cập nhật đáng tin cậy.

Áp dụng nghiêm ngặt các chế tài trong giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc thi công không đúng thiết kế, không đảm bảo chất lượng vật liệu theo quy định, không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt. Hình thành hệ thống cơ quan quản lý công sản thuộc cơ quan tài chính của các Bộ, ngành và địa phương. Công tác quản lý TSNN từ chỗ thụ động với công tác lập và chấp hành ngân sách phải chủ động gắn với công tác lập và chấp hành ngân sách đồng thời vẫn mang tính độc lập riêng, đảm bảo phù hợp với quá trình đầu tư xây dựng mới, mua sắm, sử dụng và xử lý tài sản. Từng bước thực hiện phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý TSNN giữa các cấp, các ngành; thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước…Đảm bảo vận hành sử dụng kết quả đầu tư công đạt hiệu quả cao.

Nâng cao vai trò giám sát đầu tư công của kiểm toán Nhà nước. Cần phải đẩy mạnh việc giám sát quản lý vốn nhà nước. Ví như quy định DNNN phải kiểm toán, nhưng Luật Kiểm toán chưa bắt buộc phải kiểm toán các khoản ngoại trừ của DN. Trong nhiều trường hợp, khoản ngoại trừ lại là khu vực tiềm ẩn rủi ro của DN. Nếu các khoản ngoại trừ không được làm rõ, được cộng dồn vào các năm, đến lúc nào đó sẽ khiến DN phá sản.

Để phát huy vai trò của các cơ quan KTNN, cần hoàn thiện công tác kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, đồng thời tích cực chuyển dần trọng tâm sang kiểm toán hoạt động và tăng cường kiểm toán theo chuyên đề khi nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và quản lý chi tiêu công chuyển sang quản trị theo kết quả đầu ra, lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

KTNN cần tích cực tham gia vào quá trình cải cách tài chính công. KTNN là công cụ kiểm tra, thúc đẩy cải cách tài chính công và chi tiêu công, đồng thời,

50

việc cải cách tài chính công và chi tiêu công cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán và đòi hỏi từng bước phải đổi mới công tác kiểm toán cho phù hợp với cải cách tài chính công. Vì vậy, các quốc gia cần đẩy mạnh việc cải cách tài chính công, bao gồm cả cải cách kế toán công, thường xuyên xem xét để sửa đổi, hoàn thiện Luật Ngân sách Nhà nước và các vấn đề liên quan đến chính sách tài khóa.

KTNN có vai trò rất quan trọng trong quản lý chi tiêu công, nhưng KTNN không phải là công cụ kiểm tra duy nhất đối với chi tiêu công, vì vậy, cần có sự phối hợp giữa KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc sử dụng kết quản kiểm toán để giám sát tài chính công và quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội.

51

LỜI KẾT

Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại rất nhiều thàng tựu và tăng trưởng cho Việt Nam. Trong quá trình đo, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước sao cho hợp lý và hiệu quả nhất mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đầu tư công có vai trò tạo lập nên những nền tảng vật chất kỹ thuật cơ bản cho đất nước, là cú hích đối với một số ngành vùng trọng điểm, đồng thời thúc đẩy thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Mặc dù có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, song đầu tư công của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế cần được giải quyết.

Trong thời kỳ tới, nền kinh tế Việt Nam phải chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu. Mặt khác, việc tham gia ngày càng sâu và rộng hơn vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự mở cửa thị trường đầu tư theo các hiệp định quốc tế đã ký kết (WTO, AFTA, CAFTA, các hiệp định quốc tế song phương…) tạo nên một thị trường và môi trường đầu tư hoàn toàn khác so với trước đây.

Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng đầu tư công tại Việt Nam là vô cùng cần thiết cả về mặt lý thuyết cũng như trên thực tiễn. Từ đó, tạo cơ sở đánh giá, rút ra bài học và quan trọng hơn nữa là việc thiết lập, điều chỉnh lại các cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư sao cho phù hợp nhất.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• PGS.TS. Từ Quang Phương , PGS.TS. Phạm Văn Hùng, Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2013.

• Luật đầu tư công

• Nguyễn Xuân Tự, Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư công, Vụ Giám sát &TĐĐT. Bộ KH&ĐT.

Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong mười năm qua, Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam.

• http://baotintuc.vn/nhck/vi-sao-dau-tu-cong-cao-hieu-qua-thap- 20120822060115334.htm • http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tai-co-cau-dau-tu- cong-Thuc-trang-va-mot-so-khuyen-nghi/39769.tctc • http://www.baomoi.com/Dau-tu-cong-vi-sao-kem-hieu- qua/45/7237690.epi • http://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-phat-lenh-thong-xe-cao-toc-dai- nhat-viet-nam-946078.htm • http://danviet.vn/nong-thon-moi/dieu-tra-thuc-hien-chuong-trinh-135-co- cai-thien-chua-ben-vung-24411.html

Một phần của tài liệu tổng quan về đầu tư công (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)