ĐẦU TƯ CÔNG.
Thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia vào các dự án đầu tư công theo phương thức đấu thầu, góp vốn…Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu mở rộng việc áp dụng hình thức bán hoặc chuyển nhượng quyền quản lý, khai
45
thác có thời hạn một số công trình cơ sở hạ tầng để huy động nguồn vốn của xã hội cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Đổi mới phương thức phát triển tín dụng Nhà nước theo nguyên tắc thương mại (tín dụng nhà nước chỉ khắc phục những bất cập do thiếu hoặc không đảm bảo các điều kiện về tài sản cầm cố thế chấp hoặc do quy mô vay vốn quá lớn, thời gian dài…) nhằm nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính và đảm bảo tính bền vững.
Tạo hành lang pháp lí đẩy mạnh mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương để góp phần huy động và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để một mặt tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mặt khác cũng tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, xóa bỏ dần thế độc quyền qua đó người dân có cơ hội được tiếp cận với một chất lượng của dịch vụ ngày càng cao.
Xây dựng nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ. Hiện nay luật pháp nước ta chưa chế định các định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận. Cần xác định rõ bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư v.v… do các thành phần kinh tế và Nhà nước đầu tư; không phân biệt ai là chủ sở hữu được thành lập để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (có nghĩa là tổ chức đó không hoạt động kinh doanh, mà phải mang tính chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để không ngừng phát triển).
Cần đầy mạnh mô hình đối tác công tư và cần có một đạo luật do Quốc hội ban để thực hiện một chủ trương lớn của Đảng về xã hội hoá đầu tư, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra do các địa phương và các ngành có điều kiện thực hiện
46
hình thức đầu tư này bắng các chính sách “sáng tạo” riêng của mình sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện trong chính sách và không bảo đảm sự an toàn về pháp lý cho các bên. Nguồn vốn cho CSHT từ NSNN có thể kết hợp với vốn có nguồn gốc NSNN khi nhu cầu tài chính vượt khả năng đầu tư của NSNN song phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, đảm bảo khả năng trả nợ. Kết hợp giữa vốn nhà nước với vốn ngoài nhà nước trong phát triển CSHT cần xem xét hình thức PPP bên cạnh các hình thức truyền thống BT, BOT, BOO,… hiện nay. Một số nội dung cần làm rõ ràng về PPP như sau: mô hình đầu tư “đối tác công tư ”; loại hình doanh nghiệp hoạt động; Xác định lĩnh vực thực hiện mô hình trên; Chính sách bù đắp cho nhà đầu tư để bảo đảm sinh lời trong qua trình đầu tư như về đất đai; thuế; tín dụng ưu đãi; bảo lĩnh tín dụng; tham gia vốn của nhà nước; cơ chế thu phí hoàn vốn và sinh lời…; Quyến và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có liên quan; Cơ chế vận hành của dự án như quy trình thủ tục, ký kết hợp đồng…
Tuy nhiên, hình thức PPP cần rất thận trọng để tránh CNTB thân hữu nêu trên và làm thiệt hại lợi ích của nhà nước do hợp đồng bất lợi. Theo các chuyên gia nước ngoài, chìa khóa cho PPP ở Việt Nam là phải xây dựng được một thể chế có tính thị trường vững chắc trong đó duy trì được tính cạnh tranh qua mỗi giai đoạn của dự án, đảm bảo được nguồn tiền cho dự án để đáp ứng được yêu cầu đầu tư và tăng hiệu quả trong chuyển giao dịch vụ tới doanh nghiệp và người dân. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp, quy tắc, chính sách, cấu trúc và cách thức tiến hành... hoàn chỉnh để tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Theo đó, Việt Nam cần chú trọng tập trung rà soát các dự án phát triển hạ tầng, phê chuẩn những dự án được đề xuất dựa vào tính khả thi của dự án. Đồng thời, quản lý quỹ tài chính dành cho CSHT, phê duyệt những dự án nào được gọi vốn từ thị trường tài chính trong nước, nước ngoài hay những dự án nào thì được sử dụng nguồn NSNN, TPCP, ODA,...
47