Thực trạng đầu tư công Việt Nam giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu tổng quan về đầu tư công (Trang 28)

1. Theo lĩnh vực đầu tư

Thời gian qua, vốn đầu tư của Nhà nước đã tập trung cho đầu tư phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã ở mức cao trong GDP, khoảng hơn 10%. Trong đó, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chiếm ¾ tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định về kinh tế trong nhiều năm qua; tạo ra những yếu tố và năng lực sản xuất, dịch vụ to lớn của một số ngành quan trọng (hệ thống giao thông đường bộ quốc gia; hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc gia; hệ thống giao thông và viễn thông nông thôn; một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia).

Với hình thức đối tác công tư PPP, Trong năm 2010, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được cấp mới là 969 dự án, trong đó có 6 dự án theo mô hình đầu tư BOT, BT, BTO.

Tính hết ngày 21/12/2010, các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 8% trên tổng số dự án; dự án liên doanh chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký; hình thức cổ phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và 1% trên tổng số dự án cấp mới. Qua đó thấy được hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Ở Việt Nam, một trong những thách thức lớn đối với hình thức đầu tư theo mô hình PPP là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ. Thực tế cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện

29

thỏa đáng là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại. Phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với các hỗ trợ tài chính của Chính phủ, cơ chế lãi suất, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP. Ngoài ra, vấn đề mang tính quyết định đối với việc huy động các nhà đầu tư thực hiện mô hình PPP chính là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án PPP. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn băn khoăn về ràng buộc bảo lãnh vốn vay của Chính phủ và tỷ lệ góp vốn 30-70 trong một dự án PPP.

Mô hình PPP tuy đã phổ biến ở Việt Nam theo hình thức chủ yếu là BOO và BOT nhưng còn quá khiêm tốn và khi triển khai cũng cần những điều kiện nhất định khác, đặc biệt là vấn đề pháp lý. Vì vậy, cần đưa ra biện pháp cải thiện để nhằm tạo nên sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng tốt nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước một cách hiệu quả và có lợi cho hai bên tham gia.

2. Theo các chương trình, dự án

Các chương trình dự án thực hiện bằng nguồn vốn nhà nước đã mang lại nhiều thành tựu. Trong đó phải kể đến các chương trình 30a, 176…

Năm 2012, KTNN đã tiến hành kiểm toán niên độ năm 2011 việc triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (Chính sách 30a); triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2009-2011 (Chương trình 167) và một số DA-CTMT khác. Qua kiểm toán cho thấy, về cơ bản việc đầu tư thực hiện các DA-CTMT đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn; bước đầu góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống và bộ mặt nông thôn; thực hiện xóa đói giảm nghèo, hiện đại hóa nông thôn.

30

Theo kết quả kiểm toán, việc triển khai Chính sách 30a đã đem lại những kết quả rõ rệt, từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo. Quá trình thực hiện Nghị quyết đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ từ người dân; cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng ở thôn bản, xã và huyện tại các địa phương triển khai dự án được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Việc hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập như khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; tăng cường cán bộ đối với các huyện nghèo;... đã tạo được những chuyển biến đáng kể đối với đời sống nhân dân tại các huyện nghèo.

Cùng với đó, Chương trình 167 qua 3 năm thực hiện với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương tới các địa phương trong xóa nhà tạm cho hộ nghèo cũng đã đạt được những thành công về nhiều mặt: Nhiều tỉnh đã hoàn thành sớm so với kế hoạch, tạo điều kiện ổn định chỗ ở cho các hộ nghèo để yên tâm lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo; huy động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo được niềm tin trong nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế sau.

Trước hết, tại các địa phương đang diễn ra tình trạng có quá nhiều chính sách, chương trình trùng mục tiêu cùng thực hiện trên một một địa bàn; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn còn nhiều bất cập, đặc biệt là các địa phương chưa chủ động thực hiện lồng ghép dẫn tới đầu tư dàn trải, phân tán, khó quản lý điều hành tập trung thống nhất. Công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện đối với một số chính sách, DA-CTMT còn hạn chế.

31

Bên cạnh đó là tình trạng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các DA- CTMT còn ban hành chậm, thiếu đồng bộ, nội dung, tiêu chí lạc hậu, chưa bám sát thực tế. Điển hình như khi thực hiện Chính sách 30a, các quy định về đầu tư, đấu thầu không phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo nhưng chưa có văn bản trình cơ chế đặc thù theo tinh thần của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện một số quy định để tránh chồng chéo và phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương như: Chính sách hỗ trợ giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; chính sách hỗ trợ một lần để mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi .v.v...

3. Theo các vùng kinh tế

Bảng 2: Đầu tư công theo vùng của Việt Nam từ 2010-2013 (%GDP) Địa phương 2010 2011 2012 2013 ĐB sông Hồng 3,9 3,3 3,4 3,1 Đông Bắc 2,1 1,6 1,5 1,4 Tây Bắc 0,7 0,6 0,5 0,5 Bắc Trung Bộ 1,5 1,2 1,2 1,1 Nam Trung Bộ 1,6 1,2 1,2 1,1 Tây Nguyên 0,8 0,6 0,5 0,5 Đông Nam Bộ 3,5 2,9 2,7 2,6

ĐB sông Cửu Long 2,0 1,7 1,6 1,5

Cả nước 16,0 13,0 12,5 11,9

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Từ bảng trên ta có thể thấy, nguồn vốn đầu tư công phân tán dàn trải ở tất cả các vùng miền nhưng hiệu quả đầu tư lại không cao. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ liên tục là những vùng chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước.

32

Một phần của tài liệu tổng quan về đầu tư công (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)