NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG ĐẦU TƯ CÔNG.

Một phần của tài liệu tổng quan về đầu tư công (Trang 40)

LỰC TRONG ĐẦU TƯ CÔNG.

Hoàn thiện khung pháp lý về phân công, phân cấp trong phân bổ vốn đầu tư công. Xây dựng nguyên tắc, căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển bố trí vốn thanh toán và quyết toán vốn nhằm đảm bảo tập trung vốn đầu tư hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính trung hạn và tiến độ công trình, giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng phân chia bình quân và dàn mỏng nguồn lực qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng.

Chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định rõ về nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách. Thực hiện cơ chế cân đối vốn cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án thay vì bố trí kế hoạch vốn từng năm như hiện nay.

Không nên phân bổ nguồn lực đầu tư với cái nhìn khá dơn giản là ngành hay địa bàn mà phải cụ thể từng dự án thời điểm đầu tư cách thực hiện… để cân đối nguồn vốn với phương châm làm dự án nào phải dứt điểm dự án đó và đưa vào sử dụng..

Phân bổ vốn đầu tư trên cơ sở quy hoạch có chất lượng cao. Nâng cao chất lượng các quy hoạch cấp quốc gia, từng ngành cũng như địa phương. Do một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch kế hoạch là chỉ dẫn và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển.

41

Mặt khác cũng không thể thiếu được quá trình đánh giá lại và có những điều chỉnh cần thiết cần tiến hành một cách nghiêm túc, có các căn cứ xác đáng hạn chế thiệt hại. Từ các quy hoạch cụ thể cần xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể đảm bảo các nguồn lực cần thiết. Lấy hiệu quả kinh tế là cơ sở để quyết định dự án đầu tư, đặt ra mức tối thiểu về hiệu quả, “hiệu quả về chính trị “ sử dụng làm tiêu chí bổ sung.

Tính đúng và tính đủ các khoản chi đầu tư vào ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế, nhất là các khoản đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, đầu tư bằng vốn vay và các nguồn vốn khác của các cấp chính quyền địa phương. Không tách biệt đầu tư bằng “trái phiều chính phủ” và “tín dụng đầu tư nhà nước” thành khoản đầu tư riêng biệt.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí xác định các ưu tiên trong phân bổ đầu tư công cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công. Xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên dựa trên tác động lan truyền tới sản xuất trong nước làm căn cứ để phê duyệt hay cắt giảm các dự án đầu tư. Cần đổi mới nội dung và phương thức xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện nay theo hướng chuyển từ tính chất pháp lệnh sang tính chất chỉ dẫn. Ví dụ như, huy động vốn đầu tư, chỉ số mang tính chất dự báo để định hướng cho nhà đầu tư, không cần xem đó là những trói buộc trong điều hành nền kinh tế của Nhà nước. Tập trung đánh giá các kết quả dự kiến đạt được trong năm so với mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đồng thời, so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ mà các cấp, các ngành đã đề ra trong Kế hoạch đầu tư công.

Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn.Việc xây dựng kế hoạch trung hạn lần đầu tiên là nhằm từng bước minh bạch, kế hoạch hóa quá trình đầu tư từ ngân sách nhà nước, khắc phục tình trạng xin - cho trong đầu tư, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng giám sát đầu tư công.

42

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong đầu tư công cần thực hiện tái cơ cấu đầu tư công gắn với đề án” tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế”.

Tái cơ cấu đầu tư công cần gắn với tái cơ cấu DNNN. Về bản chất kinh tế, các tập đoàn và công ty nhà nước không phải và càng không thể là định chế hoạt động thiên về đầu tư bề rộng thuần tuý với kỳ vọng thu lợi nhuận thị trường, mà chỉ nên tham gia hoặc đảm trách các hoạt động kinh doanh công ich và những hoạt động nào mà các doanh nghiệp tư nhân không muốn làm hoặc không được phép làm, để bảo đảm giữ cân đối và duy trì cạnh tranh lành mạnh, hoặc hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy đời sống kinh tế-xã hội diễn ra trơn chu, bình thường. Để giảm thiểu rủi ro, tránh những tác động mặt trái trong đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực như trên, thực tiễn kinh doanh ngày càng cho thấy các doanh nghiệp cần bám sát các nguyên tắc sau: Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc bám sát thị trường, biết mình biết ta. Doanh nghiệp khi tiến sang lĩnh vực mới nên có sự chuẩn bị kỹ càng, phân tích chiến lược toàn diện, dự báo sát các triển vọng thị trường dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để hình thành và triển khai dự án đầu tư mới đúng nơi đúng lúc… Thứ hai, cần tránh việc đầu tư theo kiểu đám đông, phong trào và đặc biệt tránh chạy theo tư tưởng đầu cơ, chỉ nhìn thấy lợi nhuận “nóng” trước mắt, mà quên đi mất chuyên môn và mục tiêu chính của mình. Thứ ba, cần bám sát sở trường và đầu tư đa ngành có trọng tâm. Doanh nghiệp nên đa dạng hoá một cách chuyên sâu, tạo sự tương hỗ, liên kết giữa các sản phẩm và dự án đầu tư mới và cũ trong quá trình đa dạng hoá và phát triển của mình. Những ngành, sản phẩm đa dạng mới mà doanh nghiệp lựa chọn phải phù hợp hoặc có tính bổ sung cao, thiết thực với năng lực và thị trường hiện tại, sẵn có của bản thân doanh nghiệp, không nên quá xa rời sở trường vốn có của mình, đồng thời phù hợp với triển vọng trung và dài hạn của thị trường trong nước và thế giới. Thứ tư, phải chuẩn bị kỹ nguồn vốn huy động mang tính an toàn cao, rẻ để tránh sức ép trả nợ trong thời kỳ đầu dự án đầu tư mới chưa sinh lợi. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tỉnh táo trước những chiếc

43

bẫy nợ hoặc sự lừa đảo và các dạng tội phạm tài chính ngày càng đa dạng và tinh vi trên thương trường. Thứ năm, phải biết trọng dụng chuyên gia, người tài cả về quản lý, lẫn về công nghệ trong lĩnh vực đầu tư mới mà chúng có nhiều bõ ngỡ với ê kíp cán bộ cũ. Nói cách khác, người nào việc ấy, không thể dùng cán bộ và chuyên gia cũ cho một lĩnh vực đầu tư kinh doanh mới, tựa như không thể dùng thợ cơ khí để chế tạo đồ mộc, thợ hàn để chế tạo phần mềm trong công nghệ thông tin. Nếu phương án nhân sự mà không khớp với phương án tài chính và tiến độ triển khai dự án, thì độ thành công của dự án đa dạng hoá đầu tư thật là mỏng manh, thậm chí ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Một phần của tài liệu tổng quan về đầu tư công (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)