Nâng cao trình độ giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ tại thị trấn tân yên huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 66)

Xã hội ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con ngƣời phải có trình độ học vấn, phải có kiến thức, kĩ năng. Vì vậy nâng cao kiến thức về mọi mặt cho giới là biện pháp tất yếu nhằm tạo ra năng lực để họ có thể tiếp cận với thực tế.

Kiến thức ở đây không đơn thuần trong một lĩnh vực cụ thể, mà nó bao gồm tất cả các khối kiến thức nhƣ: trình độ học vấn, kiến thức kinh tế, pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng nuôi dạy con cái, kỹ năng giao tiếp ứng xử… Việc tạo điều kiện cho mỗi giới đƣợc học tập, đặc biệt là phụ nữ để không ngừng nâng cao nhận thức cho bản thân, đó là cơ sở để mỗi giới có thể ra quyết định và thực hiện quyết định đó.

Phụ nữ có đóng góp quan trọng trong công tác chính trị, xã hội. Do vậy cần quan tâm, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ đang làm công tác chính quyền tại các thôn, xóm, xã huyện. Đồng thời bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ trong tƣơng lai

có đủ năng lực, trình độ tham gia công tác chính quyền, nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trong hoạt động tại địa phƣơng.

4.4.3 Tăng cường sự tham gia của giới trong hoạt động cộng đồng

Tăng cƣờng và thúc đẩy sự tham gia của giới, đặc biệt là nữ giới trong các hoạt động của cộng đồng, tham gia công tác quản lý, công tác xã hội. Tham gia sinh hoạt cộng đồng thì họ có nhiều cơ hội giao lƣu, tiếp cận với nguồn kiến thức mới, trao đổi học tập lẫn nhau mở rộng hiểu biết trong mọi lĩnh vực. Đồng thời làm giảm tâm lý ngại đám đông, rụt rè, ngại va chạm của một bộ phận nữ giới trong xã hội.

Để thực hiện đƣợc điều này cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức từ cấp huyện đến cấp thôn bản. Khuyến khích nữ giới tham gia vào các công việc của thôn xóm, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, cử họ đi học các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn giúp họ có tiếng nói trong cộng đồng. Bên cạnh đó cũng cần có sự chia sẻ công việc của nam giới, làm giảm bớt gánh nặng trên đôi vai ngƣời phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Vận động và tạo điều kiện cho mỗi giới thƣờng xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp đoàn thể phụ nữ, thanh niên…đƣợc học tập, tiếp cận với báo chí, các phƣơng tiện truyền thông. Hình thành nên các câu lạc bộ nhƣ: câu lạc bộ thể thao, văn nghệ…. Sinh hoạt theo định kì phù hợp với điều kiện từng địa phƣơng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn TT Tân Yên, chúng tôi có những kết luận sau:

Thị trấn Tân Yên nằm ở trung tâm của huyện Hàm Yên, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40km về phía Bắc.

Tổng diện tích tự nhiên của TT Tân Yên là 3.277,42 ha. Thị trấn có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Trong những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt và sự đóng góp của giới trong quá trình phát triển kinh tế hộ cũng đƣợc tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn những quan niệm làm cản trở sự tiến bộ của vấn đề bình đẳng giới.

Cả nam giới và nữ giới đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tạo thu nhập. Mặc dù sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất và trong công việc gia đình là không nhỏ, họ là ngƣời quản lý tài chính trong gia đình. Tuy nhiên trong các công việc quản lý và kiểm soát nguồn lực nhƣ đất đai, tài sản sinh hoạt, sản xuất…. thì nữ giới ít có cơ hội đƣợc tiếp cận hơn so với nam giới. Các quyết định trong sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế hộ chủ yếu đều do đàn ông đảm nhiệm.

Trên địa bàn nghiên cứu trong những năm gần đây, việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng của hai giới đã có sự thay đổi. Trong mỗi gia đình nếu nhƣ nam giới đi vắng hay bận những công việc khác thì nữ giới là ngƣời đảm nhận những việc này và ngƣợc lại. Do vậy nam giới hay phụ nữ đều có thể hòa nhập với cộng đồng, từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống gia đình, trong đó có sự đảm bảo về bình đẳng giới.

5.2 Kiến nghị

* Đối với Nhà nƣớc

Cần tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các Nghị quyết về bình đẳng giới. Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát các ban ngành có liên quan tuyên truyền, thực hiện “Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2020” theo QĐ số 2351/QĐ-TTg của Thủ Tƣớng Chính phủ.

Để nâng cao nhận thức về giới cho ngƣời dân, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ trong giáo dục, nâng cao tỷ lệ học ở bậc phổ thông đối với những nơi khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đƣa các chƣơng trình giáo dục về giới vào các cấp học phổ thông.

Xây dựng chính sách chung cho cả hai giới trong chƣơng trình phát triển chung, đảm bảo sự bình đẳng về giới.

* Đối với chính quyền, đoàn thể địa phƣơng

- Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình, Chiến lƣợc Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2020,…tại địa phƣơng.

- Cần phải nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ

chức sản xuất kết hợp với kinh nghiệm thị trƣờng cho giới thông qua việc thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về kỹ thuật sản xuất, quản lý vốn, kiến thức giới,…đến tận thôn xã.

- Chăm sóc, cải thiện sức khoẻ của lao động, đặc biệt là lao động nữ, khuyến khích chị em đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho chị em nâng cao kiến thức về mọi mặt.

- Tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức đoàn thể, các cấp lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò, vị trí của họ trong xã hội.

* Đối với ngƣời dân

- Tự bản thân cá nhân, đặc biệt là phụ nữ phải tự tìm hiểu về Luật bình

đẳng giới, tự vƣơn lên, tìm hiểu những kiến thức mới, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ học vấn của bản thân để rút ngắn, đi tới xoá bỏ khoảng cách giữa hai giới.

- Các thành viên trong gia đình phải tự giúp nhau hiểu về vấn đề bình đẳng giới. Giúp đỡ, chia sẻ việc nhà, công việc đồng áng, các công việc nội trợ với nhau để cả hai giới đều có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức lao động, có điều kiện học hành, nâng cao trình độ.

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn về bình đẳng giới, chăm sóc sức

khỏe, nâng cao năng lực quản lý hộ,…để tiếp nhận thêm nhiều thông tin có ích phục vụ cho đời sống.

- Các thành viên trong gia đình cần tạo điều kiện cho nhau tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các tổ chức xã hội để tăng cƣờng giao lƣu, học hỏi, mở rộng mối quan hệ trong xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Tiếng việt

1. Nguyễn Thế Hiếu, Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình

2. Bùi Thị Minh Hà (2012), Bài giảng Giới trong khuyến nông và phát triển

nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3 Phí Thị Hồng Minh, 2009, Bài giảng ”Phát triển cộng đồng”, Trƣờng Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

4.Nông Quốc Bình, “Suy nghĩ về bình đẳng giới”, Tạp chí luật học số 3/2008

5. Giới trong phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2009

6. Phạm Thị Huệ, Viện gia đình và giới, “ Quyền lực của vợ chồng trong gia

đình nông thôn Việt Nam”

7. UBND thị trấn Tân Yên, Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế văn hóa xã hội an ninh quốc phòng năm 2012

8. UBND thị trấn Tân Yên, Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế văn hóa xã hội an ninh quốc phòng năm 2013

9. UBND thị trấn Tân Yên, Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế văn hóa xã hội an ninh quốc phòng năm2014

10. Trần Thị Quế,1999, Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt

Nam, NXB Thống kê, Hà Nôi

11. Tổ chức lao động quốc tế, Thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2002

12. Đặng Thị Bích Huệ, Nghiên cứu vai trò của giới trong phát triển kinh tế

hộ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

13.Báo cáo Phát triển của con người Việt Nam, Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc, năm 2012

14. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật bình

15. Đỗ Trung Hiếu, Kinh tế nông hộ và trang trại, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

16. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng

hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

II. Internet

17. http://www.tuyenquang.vn 18.http://www.vietbao.vn 19. hoilhpn.org.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ tại thị trấn tân yên huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)