4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Tân Yên nằm ở trung tâm của huyện Hàm Yên, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40km về phía Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên của TT Tân Yên là 3.277,42 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 636,21 ha, chiếm 21,95%, trong đó đất trồng lúa nƣớc 152,42 ha; đất lân nghiệp 2 .224,68 ha, trong đó đất có rừng sản xuất 1.848,08 ha, đất rừng phòng hộ 376,8 ha; đất phi nông nghiệp 360,7 ha; đất ở đô thị 62,26 ha; còn lại là các loại đất khác.
TT Tân Yên có Quốc lộ 2 (tuyến đƣờng giao thông quan trọng nhất của tỉnh Tuyên Quang) chạy qua địa bàn thị trấn theo hƣớng từ Bắc xuống nam với chiều dài 6,0 km, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Có vị trí giáp ranh với các xã nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Yên Phú và xã Tân Thành; + Phía Nam giáp với xã Thành Long;
+ Phía Đông giáp xã Thái Sơn;
+ Phía Tây giáp xã Nhân Mục, Bằng Cốc và xã Xuân Long - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.
Là thị trấn có vùng đồi núi có diện tích tự nhiên lớn, điều kiện thủy văn thuận lợi, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.
Lực lƣợng lao động dồi dào, cần cù chịu khó nhân dân các dân tộc sống đoàn kết keo sơn. Nếu nhƣ đƣợc đào tạo kỹ thuật nông nghiệp thì đây là nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai đặc biệt là cây công nghiệp nhƣ cam, chè…
*Khó Khăn
Thị trấn Tân Yên là thị trấn có diện tích đất đai khá lớn nhƣng chủ yếu là đồi núi nên có địa hình phức tạp do vậy đƣờng đi của một số tổ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là một số tổ nhân dân nhƣ Ba Chãng, Yên Thịnh, Đồng Bàng…do vậy điều kiện canh tác đầu tƣ phát triển còn gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.2 Địa hình
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị trấn (khoảng 90% diện tích tự nhiên) có xu hƣớng nghiêng dần từ Nam lên Bắc. Cao độ của các đỉnh núi phổ biến từ 55 – 65 m, càng xa trung tâm địa hình càng cao dần, cao độ các đỉnh đồi ở phía Nam và phía Đông Bắc của thị trấn từ 70 – 100 m, sƣờn đồi có độ dốc từ 25 – 30 .
Phần diện tích tƣơng đối bằng phẳng phân bố chủ yếu dọc hai bên quốc lộ 2 và ở phía Bắc của thị trấn có cao độ từ 35 – 50 m, hàng năm thƣờng bị ngập úng. Nhìn chung địa hình của thị trấn phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp (chè), cây ăn quả và thuận lợi cho xây dựng các công trình có cƣờng độ chịu lực cao.
4.1.1.3 Thời tiết, khí hậu a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 25 . Nhiệt độ trung bình các
tháng mùa Đông là 17 nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 27 Tổng
tích ôn hàng năm khoảng 8.300 – 8.400
- Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 25 - Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 20 - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 7
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 – 82% biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 77 – 83%.
c. Lượng mưa
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.800 mm. Số ngày mƣa trung bình 150 ngày/năm. Mƣa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7; 8), có tháng lƣợng mƣa đạt trên 300 mm/tháng. Lƣợng mƣa các tháng mùa Đông (tháng 1; 2) thấp, chỉ đạt từ 10 – 25 mm/tháng.
- Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm và đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, lƣợng mƣa chiếm khoảng 86% lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 14% lƣợng mƣa cả năm.
d. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 – 60 giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng từ 140 – 160 giờ.
e. Gió
Có 2 hƣớng gió chính:
- Mùa Đông là hƣớng gió Đông Bắc hoặc Bắc
Tốc độ của các hƣớng gió thấp, chỉ đạt 1 m/s.
f. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác
- Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 – 60 ngày có giông. Thời gian thƣờng xuyên xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Tốc độ gió trong cơn giông có thể đạt 25 – 28 m/s.
- Mƣa phùn: Hàng năm có khoảng từ 15 – 20 ngày có mƣa phùn, thời gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Sƣơng mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 – 55 ngày, thƣờng xảy ra vào các tháng đầu mùa Đông.
- Sƣơng muối: Rất hiếm khi xảy ra. Nếu có thƣờng xảy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11.
4.1.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hƣởng chính của sông Lô, đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang đến Tuyên Quang, chia huyện Hàm Yên thành hai phần. Chiều dài của sông Lô là 470 km (diện tích
lƣu vực sông là 39.000 km2), trong đó đoạn qua địa bàn TT Tân Yên dài
khoảng 5.5 km. Lƣu lƣợng lớn nhất của sông đạt 11.700 m3/s, lƣu lƣợng thấp
nhất đạt 128 m3/s. Đây là tuyến đƣờng thủy quan trọng và duy nhất nối Tuyên
Quang với Hà giang, các tỉnh trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ.