- Tại địa bàn nghiên cứu, bình đẳng giữa nam và nữ giới ít nhiều đã có sự chuyển biến tích cực, do chính sự nỗ lực của bản thân các thành viên cùng nhƣ các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng. Tuy nhiên do nhận thức và các quan niệm truyền thống về các vấn đề về giới còn hạn chế và chƣa đầy đủ nhƣ: cách ứng xử của xã
hội, nếp gia trƣởng….nên việc xóa bỏ bình đẳng không thể thực hiện ngày một ngày hai.
- Xuất phát từ các quan niệm xã hội cho rằng: Phụ nữ sinh ra để làm các công việc gia đình, thực hiện chức năng mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ…nên họ không thể làm đƣợc các công việc phức tạp đòi hỏi thể chất và tƣ duy. Vì vậy, sự chia sẻ việc nhà của nam giới chỉ đƣợc thực hiện trong một số trƣờng hợp nhất định nhƣ vợ vắng nhà, bận hay đau ốm…
- Do những định kiến truyền thống vẫn ăn sâu vào tƣ tƣởng của mọi ngƣời. Trong nhiều gia đình, thói gia trƣởng ít nhiều vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của nam giới, họ luôn dành quyền quyết định trong mọi vấn đề, điều đó tạo cho phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn trong cuộc sống gia đình.
- Đối tƣợng là phụ nữ thƣờng ít đƣợc quan tâm đào tạo và còn tồn tại nhiều quan niệm không đúng về giá trị của ngƣời phụ nữ. Điều này ảnh hƣởng đến vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình, năng suất công việc, việc làm của họ ngoài xã hội, dẫn đến khoảng cách giữa nam và nữ ngày càng lớn.
Để thay đổi quan niệm và cách ứng xử của xã hội là một quá trình lâu dài và phức tạp, song nó lại là quá trình mang tính chất nền tảng để tạo ra và duy trì sự thay đổi thái độ của các cá nhân, tổ chức và trong toàn cộng đồng. Do vậy cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ hơn nữa để thu hẹp khoảng cách này trong thực tế.