3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
3.3.1.1 Chọn vùng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu phải đại diện về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trƣờng… để làm rõ đƣợc vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Tôi chọn ra 3 tổ đại diện nghiên cứu:
+ Chọn tổ nhân dân Bắc Mục, là tổ nằm ở phía Bắc của TT Tân Yên, tiếp giáp với xã Yên Phú. Ở đây công việc kinh doanh dịch vụ rất phát triển, vì có chợ Bắc Mục là chợ trung tâm của TT. Bên cạnh đó nông nghiệp cũng có rất nhiều lợi thế để phát triển, các sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ dễ dàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ có 118 hộ gia đình, mỗi gia đình có một nét đặc trƣng riêng, rất đa dạng và phong phú.
+ Chọn tổ nhân dân Tân Thịnh, là tổ nằm ở trung tâm TT Tân Yên, nơi đây có nền kinh tế dịch vụ rất phát triển, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đây là trung tâm của TT nên đa dạng các loại hình ngành nghề khác nhau. Tổ có 132 hộ gia đình sinh sống và làm việc tại địa phƣơng.
+ Chọn tổ nhân dân Ba Chãng, là tổ nằm ở phía nam của TT Tân Yên, tiếp giáp với xã Thành Long, đây là vùng sinh thái rất đa dạng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, bên cạnh đó hệ thống kênh mƣơng đƣợc nâng cấp canh tác lúa nƣớc và hoa màu mang lại hiệu quả cao cho ngƣời dân. Tổ có 125 hộ gia đình, đây là tổ có tỷ lệ làm nông nghiệp cao hơn hai tổ Bắc Mục và Tân Thịnh.
3.3.1.2 Chọn hộ nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phƣơng pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để đƣợc chọn vào mẫu
nghiên cứu. Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của ngƣời nghiên cứu nên kết quả điều tra thƣờng mang tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu.
Ta tiến hành chọn mẫu thuận tiện bằng cách: Chọn mẫu thuận tiện có
nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng, ở những nơi mà ngƣời điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc đối tƣợng. Có thể phỏng vấn bất cứ ngƣời nào ta gặp khi họ ở nhà, làm trên đồng ruộng, đi chợ... Trong quá trình phỏng vấn nếu ngƣời đƣợc phỏng vấn từ chối ta có thể chuyển sang đối tƣợng khác.
Tổng số hộ điều tra là 60 hộ/3 tổ, mỗi tổ điều tra 20 hộ, lần lƣợt thu đƣợc số lƣợng mẫu tƣơng ứng là:
+ Tổ nhân dân Bắc Mục: 20 hộ gia đình + Tổ nhân dân Tân Thịnh: 20 hộ gia đình + Tổ nhân dân Ba Chãng: 20 hộ gia đình
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1 Số liệu thứ cấp * Nguồn số liệu
- Báo cáo tổng kết của UBND Thị Trấn Tân Yên - Số liệu thống kê của các bộ, ngành có liên quan
- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
* Phương pháp thu thập
Qua việc ghi chép, chụp ảnh, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài.
3.3.2.2 Số liệu sơ cấp * Nguồn số liệu
Trên cơ sở các mẫu điều tra 60 hộ đã chọn, thu thập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp.
*Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi
Thu thập các số liệu bằng hệ thống các câu hỏi đã đƣợc soạn thảo trƣớc. Câu hỏi đƣợc soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu đƣợc thiết kế theo nhóm các thông tin sau:
1. Nhóm thông tin chung về hộ gia đình
2. Nhóm thông tin chi tiết về giới trong phát triển kinh tế hộ
3.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc cập nhật và
tính toán trên chƣơng trình Excel 2010 của Microsoft.
- Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu theo từng nội dung cụ thể.
- Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu. - Với các thông tin định tính: Tiến hành xử lý bằng cách biểu thị các số liệu thông qua phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
- Với các thông tin định lƣợng: Thu thập từ các số liệu thống kê và quan sát phỏng vấn, xử lý bằng cách thể hiện thông qua các bảng biểu.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của TT Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Tân Yên nằm ở trung tâm của huyện Hàm Yên, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40km về phía Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên của TT Tân Yên là 3.277,42 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 636,21 ha, chiếm 21,95%, trong đó đất trồng lúa nƣớc 152,42 ha; đất lân nghiệp 2 .224,68 ha, trong đó đất có rừng sản xuất 1.848,08 ha, đất rừng phòng hộ 376,8 ha; đất phi nông nghiệp 360,7 ha; đất ở đô thị 62,26 ha; còn lại là các loại đất khác.
TT Tân Yên có Quốc lộ 2 (tuyến đƣờng giao thông quan trọng nhất của tỉnh Tuyên Quang) chạy qua địa bàn thị trấn theo hƣớng từ Bắc xuống nam với chiều dài 6,0 km, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Có vị trí giáp ranh với các xã nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Yên Phú và xã Tân Thành; + Phía Nam giáp với xã Thành Long;
+ Phía Đông giáp xã Thái Sơn;
+ Phía Tây giáp xã Nhân Mục, Bằng Cốc và xã Xuân Long - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.
Là thị trấn có vùng đồi núi có diện tích tự nhiên lớn, điều kiện thủy văn thuận lợi, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.
Lực lƣợng lao động dồi dào, cần cù chịu khó nhân dân các dân tộc sống đoàn kết keo sơn. Nếu nhƣ đƣợc đào tạo kỹ thuật nông nghiệp thì đây là nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai đặc biệt là cây công nghiệp nhƣ cam, chè…
*Khó Khăn
Thị trấn Tân Yên là thị trấn có diện tích đất đai khá lớn nhƣng chủ yếu là đồi núi nên có địa hình phức tạp do vậy đƣờng đi của một số tổ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là một số tổ nhân dân nhƣ Ba Chãng, Yên Thịnh, Đồng Bàng…do vậy điều kiện canh tác đầu tƣ phát triển còn gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.2 Địa hình
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị trấn (khoảng 90% diện tích tự nhiên) có xu hƣớng nghiêng dần từ Nam lên Bắc. Cao độ của các đỉnh núi phổ biến từ 55 – 65 m, càng xa trung tâm địa hình càng cao dần, cao độ các đỉnh đồi ở phía Nam và phía Đông Bắc của thị trấn từ 70 – 100 m, sƣờn đồi có độ dốc từ 25 – 30 .
Phần diện tích tƣơng đối bằng phẳng phân bố chủ yếu dọc hai bên quốc lộ 2 và ở phía Bắc của thị trấn có cao độ từ 35 – 50 m, hàng năm thƣờng bị ngập úng. Nhìn chung địa hình của thị trấn phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp (chè), cây ăn quả và thuận lợi cho xây dựng các công trình có cƣờng độ chịu lực cao.
4.1.1.3 Thời tiết, khí hậu a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 25 . Nhiệt độ trung bình các
tháng mùa Đông là 17 nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 27 Tổng
tích ôn hàng năm khoảng 8.300 – 8.400
- Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 25 - Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 20 - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 7
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 – 82% biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 77 – 83%.
c. Lượng mưa
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.800 mm. Số ngày mƣa trung bình 150 ngày/năm. Mƣa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7; 8), có tháng lƣợng mƣa đạt trên 300 mm/tháng. Lƣợng mƣa các tháng mùa Đông (tháng 1; 2) thấp, chỉ đạt từ 10 – 25 mm/tháng.
- Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm và đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, lƣợng mƣa chiếm khoảng 86% lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 14% lƣợng mƣa cả năm.
d. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 – 60 giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng từ 140 – 160 giờ.
e. Gió
Có 2 hƣớng gió chính:
- Mùa Đông là hƣớng gió Đông Bắc hoặc Bắc
Tốc độ của các hƣớng gió thấp, chỉ đạt 1 m/s.
f. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác
- Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 – 60 ngày có giông. Thời gian thƣờng xuyên xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Tốc độ gió trong cơn giông có thể đạt 25 – 28 m/s.
- Mƣa phùn: Hàng năm có khoảng từ 15 – 20 ngày có mƣa phùn, thời gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Sƣơng mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 – 55 ngày, thƣờng xảy ra vào các tháng đầu mùa Đông.
- Sƣơng muối: Rất hiếm khi xảy ra. Nếu có thƣờng xảy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11.
4.1.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hƣởng chính của sông Lô, đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang đến Tuyên Quang, chia huyện Hàm Yên thành hai phần. Chiều dài của sông Lô là 470 km (diện tích
lƣu vực sông là 39.000 km2), trong đó đoạn qua địa bàn TT Tân Yên dài
khoảng 5.5 km. Lƣu lƣợng lớn nhất của sông đạt 11.700 m3/s, lƣu lƣợng thấp
nhất đạt 128 m3/s. Đây là tuyến đƣờng thủy quan trọng và duy nhất nối Tuyên
Quang với Hà giang, các tỉnh trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn Tân Yên lần thứ VII, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy Hàm Yên cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị trấn trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua cơ cấu và tốc độ tăng trƣởng
kinh tế của thị trấn có những chuyển biến tích cực, các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vƣợt so với mục tiêu đề ra.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,87%.
Cơ cấu kinh tế của thị trấn trong những năm qua có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chƣa rõ nét. Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của thị trấn.
4.1.2.2 Tình hình phát triển nông lâm nghiệp a. Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn đã có những chuyển biến tích cực về giống và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh. Năng suất cây trồng ngày càng tăng, là ngành sản xuất có tầm quan trọng, đảm bảo an ninh lƣơng thực cho nhân dân trong thị trấn. Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đẩy mạnh thâm canh tăng hệ số sử dụng đất. Các cây trồng chính của thị trấn đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số loại cây trồng chính của TT Tân Yên năm 2014
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)
Lúa 263 60,2 1.578,8
Ngô 60,6 42,8 212,5
Chè 78,2 96,7 639,5
Cam 165,9 115 1.052
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp của TT Tân Yên năm 2014)
Trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bần thị trấn. Qua bảng 4.1 ta thấy đƣợc rằng: diện tích
gieo trồng lúa chiếm cao nhất 263 ha, năng suất đạt 60,2 tạ/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 1.795,8 tấn đạt 95,32% KH. Tuy nhiên tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị trấn vẫn gặp một số khó khăn nhƣ rét đậm rét hại, sâu bệnh ( rầy nâu, rầy lƣng trắng, cỏ bông… ), thiếu nƣớc vào mùa khô…làm tổn thất lớn về mặt kinh tế. Tiếp đến là diện tích trồng cam là 165,9 ha, năng suất đạt 115 tạ/ha.Với điều kiện thời tiết thuận lợi, khí hậu thích hợp nên trồng cam cho hiệu quả kinh tế lớn, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao nhờ trồng Cam. Duy trì phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lƣơng thực….
b. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là thế mạnh của TT Tân Yên, đóng góp đáng kể vào thu nhập của ngƣời dân. Các loại vật nuôi chính của thị trấn đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2 Số lƣợng gia súc, gia cầm của TT Tân Yên giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Con
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Đàn lợn 5817 3670 3321
Đàn trâu 358 315 317
Đàn bò 61 41 35
Đàn gia cầm 37800 21000 29000
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp của TT Tân Yên giai đoạn 2012 – 2014).
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, số lƣợng gia súc, gia cầm đƣợc ngƣời dân sử dụng để nuôi có sự biến động trong 3 năm gần đây. Năm 2014 số lƣợng lợn là 3321 con, giảm 2496 con, đàn bò là 35 con, giảm 26 con, đàn
trâu là 317 con, giảm 41 con, gia cầm là 29000 con, giảm 8800 con so với với năm 2012.
Trong tổng số đàn gia súc, gia cầm của TT Tân Yên thì số lƣợng đàn gia cầm chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là đàn lợn. Tuy nhiên do giá cả biến động thất thƣờng, giá đầu ra thấp, giá cả đầu vào nhƣ con giống, thức ăn… tăng cao, ngƣời chăn nuôi không có lãi, thậm trí còn lỗ nên nhiều hộ gia đình đã giảm quy mô chăn nuôi hoặc bỏ không chăn nuôi nữa làm ảnh hƣởng đến việc phát triển tổng đàn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đàn trâu, đàn bò giảm là do diện tích chăn thả bị thu hẹp, sức cày kéo phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp đã dần thay đổi sang sử dụng các thiết bị tiên tiến nhƣ máy cày máy bừa… nên ít hộ nuôi trâu và bò. Hầu hết các hộ gia đình nuôi với quy mô nhỏ (1 – 2 con) để bán ra thị trƣờng.
Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết nhƣ rét đậm, rét hại, rét kéo dài cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của đàn trâu và bò. Dịch bệnh nhƣ lở mồm long móng, tai xanh cúm gà… kết hợp với việc ngƣời dân chƣa có nhận thức đầy đủ về vai trò của việc tiêm phòng vắc-xin là tự bảo vệ tài sản của mình nên chƣa có ý thức tự giác, kết hợp với chính quyền địa phƣơng và cán bộ thú y để thực hiện tốt việc này đã làm cho số lƣợng gia súc gia cầm giảm sút. Ngƣời dân vẫn còn hạn chế về kiến thức chăn nuôi, chƣa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa