Nghệ An địa bàn hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu Khởi nghĩa trần quý kháng (1409 1413) (Trang 33 - 36)

Cũng nh các vị tiền bối trớc và sau ông, Trần Quý Khoáng nhìn rõ vị thế của mảnh đất Nghệ An – nơi có núi Hồng và dòng sông Lam, nơi có những dãy núi thiên nhiên ngàn đời vững chắc Ông và các t… ớng lĩnh mong muốn dựa vào thế đất và lòng ngời xứ Nghệ để xây dựng cơ nghiệp. Chính vì thế mà sau khi cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi bị suy yếu nghiêm trọng, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Chân đã đa Trần Quý Khoáng – cháu nội vua Nghệ Tông lên làm vua lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Minh.

Vùng đất Bà Hồ – Chi La ( nay là Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) trở thành căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa. Về mảnh đất đóng quân này, sách “ Địa chí huyện Đức Thọ” viết khá rõ: “ Bà Hồ xa có tên là Kẻ Dè, bờ bên kia là xa Minh Lang, Vân Chàng nối liền với dãy Ngàn Hống. Phía Tây giáp Kẻ Trỗ, Kẻ Láng. Phía Nam tận bờ nam sông La Hồi ấy dân c… tha thớt, nhng cây cối rậm rạp, um tùm. Ngày 17/3/1409 Trần Quý Khoáng lên ngôI ở Bà Hồ lấy hiệu là Trùng Quang” ( 408- dchuỵendt).

Nếu nh trớc đây vùng đất Nghệ An từng là nơi ra vào của nghĩa quân Trần Ngỗi, là mảnh đất gắn với những khi nghĩa quân phục hồi lực lợng sau những trận truy kích của giặc Minh. Thì nay chính mảnh đất này là nơi chứng kiến giờ phút thiêng liêng trong công cuộc phục hng nhà Trần. Tại Nghệ An, Trùng Quang đã tổ chức một triều đình, một bộ chỉ huy kháng chiến: “Tháng 3 ngày 17, Vua lên ngôi ở Chi La, đổi niên hiệu là Trùng Quang, lập Nguyễn Súy làm Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm Đồng bình chơng sự, Nguyễn Chơng làm T mã” (223-đvsktt). Nghệ An cũng là nơi diễn ra sự hợp nhất hai lực lợng của cuộc kháng chiến để làm tăng sức mạnh cho nghĩa quân và củng cố niềm tin cho nhân dân. Ngô Sỹ Liên viết rất rõ về sự kiện này: “ Nguyễn Súy đem quân úp thành Ngự Thiên, dẫn Hng Khánh đến sông Tam Chế ( một khúc của sông Lam ) ở Nghệ An, Trùng Quang đổi mặc áo thờng xuống thuyền đón rớc. Khi ấy trời tối sầm bỗng nhiên mây vàng rực rỡ hiện ra, mọi ngời đều kinh ngạc. Bèn tôn Hng Khánh đế làm Thợng hoàng cùng chung sức đánh giặc” (227-đvsktt). Hành động đó của Trùng Quang vừa hợp lòng ngời, vừa đúng với ý trời.

Có thể nói, trong một thời gian dài, nhà Minh không thể đặt chính quyền cai trị lên đất Nghệ An. Sự nghiệp “ bình định” quả là khó khăn khi thế đất và lòng ng- ời ở đây luôn ủng hộ cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. “Đại Nam quốc sử diễn ca” viết:

Từ khi Giản Định đầu hàng

Nghệ An đất cũ Trùng Quang lại về .

(

Viết về mảnh đất này Giáo s Đăng Thai mai có những nhân xét rất xác đáng: “ Trong các huyện Nghệ Tĩnh khong có một huyện nào là không mang ít nhiều kỉ niệm lịch sử, một bức thành đất, một tòa điện, một ngôi mộ, một tấm bia, dấu vết của những nhân vật hiển hách đời xa” (426-đchđt). Dấu tích của cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng để lại trên đất Nghệ An đợc sử sách nhắc đến nh là nơi in dấu một thời kì đấu tranh anh dũng nhng bi thơng của lịch sử. “ Bờ sông phố Phù Thạch, giữa khoảng cách sông La và sông Minh Lơng xa là hành tại vua Trùng Quang nhà Trần” (120-nak). Núi Lam Thành “ chân núi có chùa An Quốc, thời vua Trùng Quang, Ngự sử Nguyễn Biểu huyện La Sơn vâng mệnh đi sứ cầu phong tử tiết ở nơi này” (119-nak). Xứ Nghệ còn là nơi diễn ranhững trận giao tranh quyết liệt giữa nghĩa quân Trần Quý Khoáng và bọn đô hộ nhà Minh, và cũng là nơi chứng kiến sự hi sinh anh dũng của vua Trùng Quang và các tớng lĩnh.

Có thể nói, địa bàn Nghệ An không khi nào vắng tiếng gơm đao. Thế đất nơi đây đã tạo điều kiện cho các bặc đế vơng các đời xây dựng nền độc lập, là nơi dụng võ của các tớng lĩnh ngày xa. Từ Mai Hắc Đế xây thành Đại An để chống nhà Đ- ờng đến việc vua Quang Trung xây thành Phợng Hoàng Trung Đô bên núi Quyết để chuyển đô về Nghệ An, cho thấy các vị thủ lĩnh mọi thời đại luôn nhận thức sâu sắc vị thế trong yếu của Nghệ An và tin cậy vào lòng dân nơi đây. Trần Quý Khoáng cũng là vị vua có tầm nhìn chiến lợc khi chọn điểm xuất phát cho sự nghiệp cứu nớc, dựng cơ đồ tại Nghệ An. Nhng tiếc rằng thời vận của nhà trần đã hết mọi sự nỗ lực của nhân dân nơi đây cũng không cứu vãn đợc sự sụp đổ của nhà Trần.

Một phần của tài liệu Khởi nghĩa trần quý kháng (1409 1413) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w