“Mục tiêu của bạn phải có tính thực tiễn và khả thi. Nếu bạn đặt mục tiêu không thực tế thì bạn sẽ thất bại và thất vọng. Bạn nên chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn, những mục tiêu dễ thực hiện hơn. Làm như vậy thì bạn sẽ cảm thấy đỡ nản lòng trước những mục tiêu to lớn. Bạn cũng sẽ có cảm giác có thể hoàn thành được mục tiêu.
Khi dự tính thời gian cần để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dự trù thêm thời gian, phòng khi kế hoạch của bạn mất nhiều thời gian hơn dự tính. Làm như vậy bạn cũng sẽ giảm bớt được áp lực về thời gian”.
Barbara Nance trong bài Trở về với việc học trên www.bbc.co.uk
Ở đây chúng ta không nói tới ngân sách hay mục tiêu chung. Chúng ta đang nói tới mục tiêu, mục đích, đường lối cá nhân. Bạn phải đặt ra mục tiêu nếu không bạn sẽ không thể quyết định được bạn có thành công hay không. Cũng phải nói rằng bạn không được phép so sánh bạn với bất cứ ai khác. Tôi luôn luôn rất muốn giỏi về môn thể thao nào đó nhưng tôi không thể thực hiện được và đã thất bại thảm hại. Việc này đã khiến tôi nghĩ rằng tôi là kẻ thất bại nhưng một ngày nọ tôi phát hiện ra là những người giỏi về thể thao là những người có gen về lĩnh vực đó.
Điều này thì rõ ràng là tôi không có. Như vậy chẳng lẽ tôi là kẻ thất bại ư? Không, đó chỉ là vấn đề về gen nên tôi không thể tự trách mình. Tôi có khả năng về những lĩnh vực khác và tôi lại đánh giá thành công của mình theo những tiêu chí sau:
* Năm ngoái tôi đã làm như thế nào * 5 năm trước tôi làm thế nào
* Tôi đang thực hiện kế hoạch cá nhân như thế nào
* Tôi đang thực hiện kế hoạch dài hạn của mình như thế nào.
Tôi từng sở hữu một chiếc xe máy khá tuyệt vời. Tôi rất thích nó. Một lần tại cột đèn giao thông, tôi dừng xe bên cạnh một người đi xe máy khác và chăm chú nhìn xe của anh ta. Tôi thốt lên trong chiếc mũ bảo hiểm đội trên đầu “Đó là chiếc xe mà mình muốn”.
Trong khi ấy anh ta cũng chăm chú nhìn xe của tôi và rõ ràng là anh ta cũng đang nghĩ như tôi. Khi đèn xanh bật lên, tôi cùng anh ta tiếp tục đi và tôi nhận ra chiếc xe của anh ta giống hệt với xe của tôi.
Đầu óc không kiên định sẽ khiến cho ta dễ bị lung lạc và dễ mắc sai lầm. Khi nhìn ai đó thì bạn thường có xu hướng ghen tị với họ về một cái gì đó của họ nhưng bạn không hề biết chút gì về cái mà bạn đang thèm muốn.
Người ta nói rằng đi một dặm đường bằng giày của người khác thì bạn có thể đi được hơn một dặm nữa, tuy nhiên khi bạn có được đôi giày của người khác rồi thì bạn sẽ thất vọng và muốn quẳng bỏ nó ngay.
Vậy bạn hãy đặt cho mình một số mục tiêu nhưng bạn hãy thực tế với những mục tiêu đó. Giả sử bạn đặt mục tiêu trở thành thủ lĩnh của cả thế giới thì điều nghe có vẻ ấn tượng nhưng nó hoàn toàn không thực tế.
Bạn hãy đặt ra mục tiêu có tính thách thức nhưng phải là mục tiêu có thể đạt được, thực tế nhưng cũng phải có thử thách. Sẽ là không tốt nếu bạn đặt mục tiêu quá dễ dàng hay quá khó khăn.