“Vấn đề là ở chỗ chúng ta không dạy cho nhân viên của mình biết về “bức tranh rộng lớn hơn”. Ở đây “bức tranh rộng lớn hơn” muốn nói tới những gì người khác làm, chuyên môn khác nhau và mối quan hệ về công việc giữa các nhân viên với nhau”.
Robert Bacal trong cuốn The Complete Idiot’s Guide to Dealing With Difficult Employees
Do đó, tôi dự tính là nếu như xảy ra tình trạng khẩn cấp thì tôi sẽ thay thế vào nhiệm vụ của ai đó và công việc lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng bạn đã thấy được vấn đề trước tôi. Nếu đảm đương vị trí của họ thì ai sẽ làm việc của tôi?
Câu trả lời là: chẳng có ai.
Điều quan trọng là bạn phải có được hiểu biết thực tiễn về tất cả các công việc. Tuy nhiên, bạn cần ý thức rằng bạn không cần thiết phải thực sự đảm đương được chúng. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, bạn cần hỗ trợ họ.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là việc của bạn. Bạn nên đứng ở vị trí của bạn - vị trí quản lý. Để hiểu được vai trò của ai đó thì cách tốt nhất là cần biết người đó phải giải quyết với những vấn đề nào và giải quyết như thế nào. Bạn không cần phải đảm đương một vai trò nào đó một cách hoàn hảo như những thành viên trong nhóm của bạn.
Vai trò của họ là những gì bạn dành cho họ phải thực hiện. Có một nét tương đồng với ví dụ về hình ảnh chú chó giữ nhà và cương vị chủ nhà của bạn. Bạn biết nhiệm vụ của chó giữ nhà là gì nên bạn không cần thiết phải lao vào tấn công cắn xé tên trộm thì mới có thể hiểu được nhiệm vụ của chó giữ nhà.
Thông thường bạn sẽ thuê một ai đó làm công việc chuyên môn mà bạn không biết cách làm. Bạn có thể là nhà quản lý của nhà máy điện nhưng bạn không cần thiết phải biết cách tính toán thời hạn sử dụng của nguyên tử plutonium. Tuy nhiên, bạn cần biết cách thuê được người có thể làm tốt công việc này.
Việc tất cả các thành viên trong nhóm cần phải biết về công việc của nhau là điều cần thiết vì nó sẽ giúp các thành viên có tinh thần đồng đội và ý thức về sự trung thành với nhau.