TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SANNAM
3.2.2.2. Yếu tố văn hóa, xã hộ
Thói quen mua sắm của đa số khách hàng là một trở ngại lớn nói chung đối với tất cả các doanh nghiệp muốn ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh. Phần lớn người tiêu dùng thường thích “nhìn tận mắt, sờ tận tay” những hàng hóa, vì vậy, nếu công ty thực hiện các hoạt động marketing điện tử với công cụ quảng cáo hoặc email sẽ gặp những khó khăn lớn. Quảng cáo điện tử cũng gây ra những hiệu quả marketing ngược khi quảng cáo ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của từng cá nhân tiêu dùng. Người tiêu dùng cảm thấy luôn bị theo dõi mọi hành vi mua hàng và trong cuộc sống, quảng cáo xuất hiện mọi nơi mọi lúc.
Hơn nữa, mức độ tin cậy của người dân khi tiếp nhận những thông điệp quảng cáo, những thông tin từ Internet cũng là vấn đề đáng quan tâm trong quá trình triển khai các hoạt động marketing TMĐT. Nếu thông điệp đưa đến khách hàng qua Internet không đúng thời điểm và không được truyền tải một cách khéo léo thì hiệu quả truyền thông sẽ không đạt được như mong đợi.
Tuy nhiên, công ty có những thuận lợi nhất định từ các yếu tố văn hóa xã hội, mà thuận lợi lớn nhất đó chính là tỷ lệ khách hàng sử dụng Internet. Phần lớn khách hàng mục tiêu của công ty là những phụ nữ làm công việc văn phòng, những người trực tiếp đi mua sắm đồ ăn trong gia đình. Đây là đối tượng có khả năng tiếp cận với Internet cao, trong một vài năm gần đây việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm đã trở nên khá phổ biến. Vì vậy, các thông điệp xúc tiến của công ty sẽ dễ dàng đến với người tiêu dùng hơn.