7. Dự kiến kết quả nghiên cứ u
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Champasak
Tỉnh Champasak nằm ở phía Nam của CHDCND Lào, có diện tích 1.535.000 ha, dân số642.652 người, chiếm 15,4% diện tích và trên 10% dân số của cả nước. Phía Bắc giáp với tỉnh Salavanh, dài 140 km; phía Nam giáp với Vương quốc Campuchia, dài 135 Km; phía Đông giáp với tỉnh Xekong và Attapeu, dài 180 Km; phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan, dài 233 Km.
Với vị trí này tỉnh Champasak là cửa ngỏ phía Nam, có nhiều thuận lợi giao lưu với các nước láng giềng Thái Lan và Campuchia. Tỉnh có điều kiện phát triển mạnh thương mại tiểu ngạch qua biên giới, thực hiện liên kết hoạt động du lịch và đẩy mạnh các hoạt động kinh tếđối ngoại khác.
Trong tương lai khi tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây xây dựng xong, Tỉnh trở thành đầu mối nối liền các tỉnh Nam Lào, Đông Thái Lan, Bắc Campuchia với các tỉnh Tây nguyên và miền Trung Việt Nam và hướng ra biển. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để tỉnh có thể mở rộng hợp tác kinh tế với các địa phương trong, ngoài nước; là cơ hội để tỉnh có thể tạo những đột phá vềtăng trưởng kinh tế.
2.1.2. Địa hình và khí hậu:
Địa hình tỉnh Champasak chia thành hai vùng: Đồng bằng và Miền núi. Sông Mêkông chia tỉnh thành hai khu vực: Phía Đông có 6 huyện và phía Tây có 4 huyện.
Vùng Đồng bằng có diện tích khoảng 1.135.000 ha, chiếm 74% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm các huyện Phonthong, Champasak, Soukhouma, Khong, Munlapamok, Thị xã Pakse và một phần của huyện Pathumphon, huyện
44
Xanasomboun. Có độ cao 75 – 120 m; nhiệt độ bình quân 27˚P
C
P
; lượng mưa trung bình 2.279 mm/năm. Phù hợp với việc trồng lúa, cây họđậu.
Vùng Miền Núi có diện tích 400.000 ha, chiếm 26% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm các huyện Pakson, Bacheng và một phần của huyện Pathumphon, huyện Xanasomboun. Có độ cao 400 – 1284 m; nhiệt độ bình quân 20˚P
C P - 21˚P C P ; lượng mưa bình quân 3.500 mm/năm, độ ẩm khoảng 80%. Phù hợp với việc trồng cấy công nghiệp như cà phê, cao su, sa nhân, chè và các loại rau quả.
Như vậy, kết hợp các yếu tốđịa hình, khí hậu, đất đai phân chia lãnh thổ tỉnh thành những tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại động thực vật phát triển.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình đa dạng, ngăn cách của sông Mê Kông cũng đã gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, bưu điện, thủy lợi.
2.1.3. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Champasak là 1.541.500 ha. Diện tích nông nghiệp 312.654 ha, chiếm 37% diện tích toàn tỉnh, trong đó; diện tích cây nông nghiệp chiếm 37%. Diện tích rừng khoảng 895.500 ha, chiếm 58,09% diện tích toàn tỉnh; trong đó rừng trồng 19.206 ha, chiếm 2,1% đất rừng. Rừng nguyên sinh Quốc gia gồm 3 khu vực lớn với diện tích khoảng 435.600 ha, chiếm 47,5% đất rừng.
Phần diện tích đất phía Tây sông Mê Kông chiếm ¾ diện tích toàn tỉnh; nhưng do mùa khô kéo dài, điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng trữ nước mùa mưa và khai thác nước ngầm còn hạn chế nên một phần khu vực, đất đai ngày càng khô cằn, độ phì nhiêu thấp và hoang hóa nhiều. Để khai thác tốt hơn tiềm năng của đất vùng này, cần đưa vào các loại cây chịu hạn như keo, bạch đàn và phát triển hệ thống thủy lợi.
45
Các địa phương ở lưu vực sông Mê Kông có thể trồng lúa cho năng suất cao, nhưng về mùa khô phải bơm nước nhiều, hiệu quả sản xuất không cao, nên phần lớn chỉ trồng một vụ. Ngoài ra, có thể trồng rau đậu và nuôi cá.
Để khai thác có hiệu quả hơn đất đai vùng phía Đông sông Mê Kông chiếm ¼ diện tích; tỉnh đang khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển trồng cà phê, cao su, chè, rau quả và các loại hoa. Đất đai ở vùng này rất màu mỡ, nhiều chât vi lượng và không cần bón phân nhiều. Đó là điều kiện cho tỉnh chủtrương sản xuất nông sản sạch. Đồng thời khuyến khích xây dựng các nhà máy chế biến nông sản.
Tuy nhiên, hiện nay tỉnh chưa điều tra, khảo sát, phân loại đất đai để làm cơ sở quy hoạch, sử dụng đất. Nhiệm vụcơ bản đặt ra hiện nay là nhanh chóng tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá sốlượng và chất lượng đất đai. Trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của tỉnh.
2.1.4. Tài nguyên nước:
Tỉnh Champasak có 2 sông lớn chảy qua là sông Mê kông với chiều dài 225 km; Sông Sê Đôn với chiều dài 150 km. Ngoài ra, còn nhiều sông suối khác như: suối Băng Liêng, suối Tô Mô, Sê lăm Phâu, suối Tuôi, Sê Khăm Pho,... có khả năng cung cấp nước quanh năm phù hợp phát triển thủy điện, giao thông vận tải, nông nghiệp và du lịch.
Ngoài ra, mực nước ngầm ở khu vực phía Tây sông Mê Kông ở độ sâu 12m – 25 m cũng thuận lợi cho việc khai thác phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ởvùng khó khăn này.
2.1.5. Tài nguyên rừng:
Tỉnh Champasak có tổng diện tích rừng khoảng 895.500 ha chiếm 58,09% của diện tích toàn tỉnh; trong đó rừng trồng 19.206 ha, chiếm 2,1% đất rừng. Rừng nguyên sinh Quốc gia gồm 3 khu vực lớn với diện tích khoảng 435.600 ha, chiếm 47,5% đất rừng. Ngoài ra, còn có 11 khu vực là Rừng
46
nguyên sinh của tỉnh. Diện tích rừng phân bổ trên cả 9 huyện của tỉnh nhưng không đều, tập trung chủ yếu ở 3 huyện phía Đông là Pathoumphon, Pakson, Khổng.
Đây là nguồn tài nguyên quý của tỉnh, là một đặc trưng của tỉnh Champasak nói riêng và của đất nước Lào nói chung, một đất nước có tỷ lệ diện tích rừng vào loại cao của thế giới. Đặc biệt là chất lượng rừng của tỉnh Champasak ít bị suy giãm nhanh như một số quốc gia láng giềng khác. Độ che phủ rừng cao. Rừng giúp bảo vệ vùng tiểu khí hậu của Tỉnh, hạn chế thiên tai ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống nhân dân. Cho đến nay, tài nguyên rừng và du lịch sinh thái rừng là một phần thu nhập quan trọng của nhiều người dân trong tỉnh.
Nếu tổ chức và quản lý tốt, kinh tế rừng sẽ đóng góp phần quan trọng vào kinh tế của tỉnh. Vấn đềđặt ra hiện nay là cần tiến hành điều tra, khảo sát để đánh giá đúng về sốlượng, chất lượng của rừng. Trên cơ sở đó có kế hoạch bảo vệ, khai thác và tái tạo hợp lý.
2.1.6. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Champasak có bốc xít, đồng, kaolin, muối mỏ, pagodit, barit, chì, Ametit, than bùn.
- Mỏ Bốc xít có 1 điểm tại huyện Paksong.trên diện tích 15.000 km2. Hiện nay, các công ty trong nước và nước ngoài đang khảo sát. Dự kiến năm 2008 xây dựng nhà máy, 2009 khai thác, 2010 sản xuất alu, 2011 sản xuất nhôm. Dự án sẽ giải quyết việc làm cho 15.000 người.
- Mỏ Đồng có 5 điểm, trong đó: tại huyện Soukhouma 2 điểm, huyện Champasak 1 điểm, huyện Phonthong 1 điểm và huyện Sanasoomboun 1 điểm. Hiện đang được tiến hành khảo sát, xác định trữlượng.
- Mỏ đất sét có 2 điểm, tại huyện Phathoumphone 1 điểm và huyện Sanasoomboun 1 điểm. Đang được chuẩn bịđầu tư khai thác.
47
- Mỏ Than bùn có 2 điểm tại huyện Pathoumphone. Đang được khai thác để sản xuất phân vi sinh.
- Mỏ muối có 1 điểm tại huyện Phathoumphone. - Mỏđá Pa Cô Đít có 1 điểm tại huyện Pathoumphone. - MỏBa rít có 1 điểm tại huyện Pathoumphone.
- MỏChí có 1 điểm tại huyện Pathoumphone. - MỏAmêtít có 1 điểm tại huyên Khổng.
Nhìn chung, khoáng sản của tỉnh Champasak khá phong phú, nhưng trữ lượng không nhiều hoặc chưa khảo sát đầy đủ. Tuy nhiên, chỉ riêng việc khai thác mỏ Bốc xit đã giải quyết việc làm cho 2,5% dân số của tỉnh, chưa tính đến việc phát sinh những nhu cầu dịch vụ khác.
2.1.7. Tài nguyên du lịch:
Tỉnh Champasak có tiềm năng lớn về du lịch nhờ các nét đặc thù của cảnh quan tự nhiên và các truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời, có nhiều cổ vật hấp dẩn tạo nên một sắc thái độc đáo, với những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại động thực vật quí hiếm, có nhiều thác đẹp, có nhiều suối nước khoáng, nước nóng. Đặc biệt khu vực Pakson có khí hậu đặc thù mát mẻ quanh năm rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và nghỉdưỡng.
Các tiềm năng trên nằm trong 3 khu vực sau: * Khu vực Pakse – Sanasombou:
- Làng Mai Sing Săm Phăn
- Thủ công nghiệp dệt vải Saphai – Veunxay - Chùa cũ tại Pakse
* Khu vực Pathoumphone – Champasak: - Watphou di sản thế giới
48 - Wat Ou mổng
- Phou A Sa làng Kiệt Ngổng * Khu vực Huyện Khổng:
- Du lịch theo đảo
- Thác nước Li Phi - Khone Pha Pheng - Vùng bảo vệ cá heo ở sông Mê Khổng.
Năm 2010 toàn tỉnh được phân chia thành 7 vùng du lịch với 103 điểm du lịch, trong đó có 44 điểm du lịch sinh thái, 28 điểm du lịch văn hoá và 31 điểm du lịch lịch sử. Tất cả 103 điểm du lịch nói trên, có 73 điêm đã khảo sát và 52 điểm đã đưa vào sử dụng. Để phục vụ khách du lịch, bước đầu đã hình thành các cơ sở phục vụ: 2 khách sạn với 732 phòng; 99 nhà nghỉ với 844 phòng; 2 điểm resort với 40 phòng; 75 đơn vị nhà hàng với 15.255 chỗ ngồi; 14 công ty du lịch và chi nhánh.
Các Lễ hội hàng năm theo truyền thống của dân địa phương là những dịp để thu hút khách du lịch từcác nơi trong nước và khách quốc tế như: Hội Watphou, tháng 2; Hội Bun Pha vết, tháng 3; Hội Pi May Lào ( năm mới ), 13 - 16 táng 4; Hội Bun bẳng phai, tháng 5; Hội Bun Khao Phăn Sa (vào Chùa), tháng 7; Hội Bun Ook Phăn Sa (ra Chùa) và đua thuyền, tháng 10.
Khó khăn của ngành du lịch tỉnh Champasak là hệ thống giao thông một số nơi chưa thuận tiện, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nhiều nơi còn thiếu, cảnh quan tựnhiên chưa được tôn tạo nhiều, tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ du lịch còn yếu, điều kiện quảng bá du lịch còn khó khăn.
2.1.8. Dân sốvà lao động:
Tỉnh Champasak gồm có 10 huyện. Trong đó, Pakse trung tâm văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế của tỉnh. Tỉnh có 924 làng, 104.857 hộ gia đình, với dân số 603.880 người, nữ chiếm 51%; mật độ dân số khoảng 39 người /KmP
2
P
. Sốngười có khảnăng làm việc chiếm 73,3% chia theo nghề nghiệp như: nông
49
dân chiếm 64%; làm vườn chiếm 10%; công chức chiếm 3%; doanh nghiệp tư nhân; chiếm 1%; nghề nghiệp khác chiếm 19%; thất nghiệp chiếm 3%.
Đặc điểm dân cư của tỉnh Champasak là quy mô dân số ít, mật độ dân cư thưa thớt, lại phân bố không đều. Mặt khác, trình độdân trí chưa cao, lao động có tay nghề và được đào tạo kỷ thuật còn ít. Trong khi đó tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế khác nhau và cần rất nhiều lao động với trình độngày càng nâng cao. Như vậy, so với yêu cầu phát triển tỉnh thiếu lao động cả về sốlượng và chất lượng.
2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn công ty ĐAO HƯƠNGĐặc điểm tiêu thụ của nước khoáng ĐAO qua các năm Đặc điểm tiêu thụ của nước khoáng ĐAO qua các năm
Dao Heuang Group Ltd
No. 437, Unit 26, Kamphengmeuang Ave, Hongkair Village, Saysettha District, Vientiane Capital, Lao PDR
Tel: (+856 21) 241 666, 457 044 Fax: (+856 21) 242 666, 457 031
U
www.daoheuanggroup.comU
Công ty ĐaoHương đã thành lập hơn hai mươi năm, bây giờđã mở rộng và trở thành tập đoàn công ty Đao Hương, tập đoàn này trồng cây càfe, chuyên sản xuất và đóng gói, các quầy hàng miễn thuếở các cửa khẩu quốc tếnhư: Lao Bảo, Chong Mex, Sây Bay quốc tế Pakse. Ngoài ra còn có công ty xây dựng, dược phẩm và dịch vụ.
Một trong những sản phẩm của tập đoàn công ty Đao Hương là nước khoáng thiên nhiên Dao đã là nhãn hiệu quen thuộc và được người dân Lào ưu chuộng nhất.
50
Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không có nước sẽ không có sự sống. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai có sự khác biệt rỏ ràng so với các loại nước uống thông thường, bởi nó an toàn
51
về mặt sinh học, tinh khiết và có thành phần khoáng ổn định, cần thiết cho sức khoẻ con người.
Nước khoáng thiên nhiên có thể phân biệt rõ với nước khoáng thông thường do đặc trưng có một số hàm lượng muối khoáng nhất định, các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác. Nước khoáng thiên nhiên được lấy trực tiếp từ nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước khoáng ngầm, được bảo vệ không bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của nước khoáng thiên nhiên; được đóng chai gần nguồn với các hệ thống đường dẫn khép kín, bảo đảm các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt. Nghiêm cấm không được vận chuyển nước khoáng thiên nhiên trong các vật chứa rời để đóng chai hoặc để tiến hành bất cứ một quá trình nào khác trước khi đóng chai. Trong tiêu thụ, nưúơc khoáng thiên nhiên đóng chai phải bảo đảm chất lượng, không gây rủi ro cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Bao bì đóng gói nước khoáng thiên nhiên yêu cầu được đóng trong các chai, bình chuyên dùng cho thực phẩm, không bị rò rỉ và bảo đảm an toàn vệ sinh; không làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Nhãn của sản phẩm buộc phải được ghi rỏ “ Nước khoáng thiên nhiên” kèm với tên thương mại hoặc địa danh, xuất xứ của nguồn nước. Tuỳ theo đặc điểm của nguồn nước, phải ghi rỏ nước khoáng thiên nhiên có CO2 hay không. Nhãn sản phẩm cần ghi hàm lượng tổng chất rắn hoà tan và các thành phần đặc trưng của nước khaógn thiên nhiên như natri, calci, magiê, kali, iốt, florua và HCO3. Nếu hàm lượng florua chứa nhiều hơn 2,0 mg/lit thì phải ghi rỏ trên nhãn là “Sản phẩm không thích hợp cho trẻ dưới 07 tuổi ”.
Nước uống đóng chai có thể có chứa khoáng chất và CO2 tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không được chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Quy định vềđóng gói, bao bì tương tự như nước khoáng thiên nhiên đóng chai; nhãn mác sản phẩm buộc phải ghi rỏ tên gọi là “Nước uống” cùng với tên gọi thương mại hay địa danh của nguồn nước.
52
Nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai bề ngoài đều trong vắt như nhau nên khó thể cảm quan để phân biệt. Nước khoáng có hàm lượng khoáng cao còn có mùi, có vị và sủi bọt nhẹ; nhưng các loại nước khoáng thiên nhiên có hàm lượng khoáng thấp, thường được khuyến khích dùng kết hợp để chữa bệnh thì rất khó phân biệt với các loại nước uống đóng chai. Để không bị nhầm lẫn, có thể phân biệt được nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai; trước khi mua và sử dụng chúng ta nên kiểm tra cẩn thận trên nhãn sản phẩm có ghi dòng chữ “Nước khoáng thiên nhiên” đóng chai hay không.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư cho ngành nước khoáng, nước tinh khiết và một số quốc gia đã sử dụng đó như là một lợi thế cho nền kinh tế. Tình trạng ô nhiểm nguồn tài nguyên nước thiên nhiên trên thế giới ngày càng trầm trọng. Trữ lượng nước ngọt chỉ chiếm khoảng 2,6% nguồn nước của địa cầu, trong đó hơn 50% nước ngọt được chứa trong các lớp băng tuyết ở Nam cực và trong lòng đất. Dự báo của Liên Hiệp Quốc cho biết đến năm 2025 sẽ có