Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

III. Tổng số lao động LĐ 107.883 109.749 111

3.2.1Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa

5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 1093,6144 9,

3.2.1Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa

Thực hiện nội dung các văn bản nêu trên, Ban thường vụ Huyện uỷ đã giao cho lãnh đạo UBND huyện tổ chức cho cán bộ đi tham qua học tập kinh nghiệm về chuyển dịch, dồn ghép ruộng đất ở một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương để tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND xây dựng Nghị quyết chuyên đề và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đến cơ sở đảm bảo sát thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Huyện uỷ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp do đồng chí Bí thư Huyện uỷ làm Trưởng ban; các đồng chí Phó Bí thư Huyện uỷ làm Phó ban; Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành ở huyện làm thành viên. BCĐ đã phân công nhiệm vụ các thành viên và tiểu ban giúp việc, phân công các đồng chí thường vụ Huyện uỷ phụ trách cụm và cấp uỷ huyện phụ trách xã, thị trấn. Thực hiện chế độ kiểm tra chỉ đạo thực tế tại cơ sở, kết hợp giao ban định kỳ mỗi tuần một lần, để triển khai công việc với các thành viên BCĐ huyện và lãnh đạo các xã. BCH Huyện uỷ họp nghe báo cáo kết quả thực hiện của các xã, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết những khó khăn, tồn tại ở cơ sở, kịp thời động viên các xã làm tốt, tìm ra nguyên nhân tồn tại để rút kinh nghiệm chỉ đạo, đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện.

Công tác tuyên truyền đã được các ngành ở huyện triển khai thực hiện tốt, tiểu ban tuyên truyền đã xây dựng kế hoạch, nội dung biện pháp triển khai với nhiều hình thức đa dạng phong phú để truyền tải Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND huyện, Kế hoạch của UBND huyện đến cán bộ và nhân dân, thông qua hệ thống truyền thanh, bản tin sinh hoạt Chi bộ, panô áp phích và ở các Hội nghị. MTTQ và các đoàn thể đều có chương trình hoạt động của mình và hướng dẫn cơ sở, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện, tổ chức các Hội nghị ở huyện và xã cho hội viên, đoàn viên học tập nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của BCĐ huyện. Trong đó:

+ Huyện uỷ, HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn tổ chức 23 lượt Hội nghị; Mặt trận tổ quốc tổ chức 3 hội nghị cho 142 lượt cán bộ là Chủ tịch, phó chủ tịch và các chi hội trưởng tham dự; Hội cựu chiến binh tổ chức 2 hội nghị cho 85 lượt cán bộ Chủ tịch và hội viên xã; Hội nông dân tổ chức 05 hội nghị cho 430 lượt cán bộ là Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội nông dân xã và các chi hội trưởng; Hội phụ nữ tổ chức 04 hội nghị cho 310 lượt cán bộ là Chủ tịch hội phụ nữ và cán bộ chi hội phụ nữ; Đoàn thanh niên tổ chức 04 hội nghị cho 85 lượt cán bộ là bí thư, phó Bí thư đoàn xã tham dự.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 + Tổ chức 2 hội nghị tập huấn cho cán bộ địa chính, trưởng các thôn, chủ nhiệm các HTX NN các xã, thị trấn trong huyện.

+ Phòmg Tài nguyên và môi trường phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ cho các xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tập trung vào công tác quy hoạch lại đồng ruộng chuyển đổi dồn ghép ruộng đất.

Tại các xã, thị trấn:

- Các xã, thị trấn đã thành lập BCĐ ở xã, các tiểu BCĐ ở thôn, làng. Tổ chức họp Chi, Đảng bộ, các đoàn thể quần chúng để triển khai Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND và kế hoạch của UBND huyện, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện của đơn vị mình, tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo quần chúng nhân dân. Tổ chức nhiều cuộc họp của Đảng và chính quyền, các đoàn thể và toàn thể nhân dân, được học tập và biện pháp thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND huyện. Đây là nội dung mà nhân dân được học tập, tham gia thảo luận đông đảo, sôi nổi nhất từ trước tới nay.

- Thành lập các tổ chuyên môn giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo, để thống kê diện tích hiện trạng, đo đạc, lập phương án giao ruộng và một số công việc cụ thể ở thôn, làng.

- Xây dựng phương án quy hoạch đồng ruộng và dồn ghép ruộng đất sát với điều kiện thực tế và yêu cầu sản xuất nông nghiệp, tổ chức chỉ đạo tới từng thôn làng và hộ nông dân.

- Đảng uỷ, UBND, BCĐ xã tổ chức 281 hội nghị với 6.862 lượt người. Các ban ngành đoàn thể tổ chức 231 hội nghị với 7.745 lượt người dự.

- Các Chi bộ, tiểu BCĐ các ban ngành đoàn thể tổ chức được 1.311 lượt hội nghị với 51.972 lượt người dự.

- Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh được 1144 buổi.

* Mc đích thc hin

1- Dồn điền đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn hoặc liền vùng, liền thửa, thuận lợi cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm được thời gian đi lại trong các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 khâu làm đất, chăm sóc, thăm đồng phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng giải phóng sức lao động, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân trên 1 đơn vị diện tích, sử dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả hơn tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tập trung;

2- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác đo đạc lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Pháp luật.

* Yêu cu:

1. Thửa đất sau khi chuyển đổi dồn ghép phải đạt diện tích trung bình 400 m2/thửa (hoặc bằng tiêu chuẩn diện tích giao cho 1 khẩu), hộ nhiều nhất tối đa không quá 3-4 thửa đối với vùng đồng bằng, các vùng khác tùy tình hình cụ thể nhưng phải theo phương châm giảm tối đa số thửa của một hộ và tăng tối đa diện tích của mỗi thửa hoặc các thửa đất của mỗi hộ gần nhau nhất đối với vùng trung du và miền núi.

2. Dồn điền đổi thửa phải được gắn liền với việc quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.

3. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi dồn ghép, không được làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất của nông dân, khi triển khai thực hiện phải có sự bàn bạc, thống nhất trong nhân dân.

4. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần thận trọng, mọi công việc phải hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra nhưng không được nóng vội, hấp tấp dễ xảy ra sai sót. Đặc biệt không để xảy ra tình trạng tiêu cực khi giao đất, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp.

5. Các cấp ủy Đảng cần khẩn trương tập trung chỉ đạo theo phương châm kiên quyết, chặt chẽ, nhất quán đảm bảo tính công bằng, công khai, dân chủ trên tinh thần tự nguyện của nông dân có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 đoàn kết trong nông thôn.

* Nguyên tc:

Giữ nguyên số khẩu và diện tích giao cho mỗi khẩu ở thời điểm 15/10/1993 khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính Phủ, không chia thêm và cũng không rút bớt. Phần diện tích các hộ đã bị Nhà nước thu hồi hoặc đã chuyển nhượng thì không được tính trong quá trình dồn điền đổi thửa. Diện tích các hộ đã nhận chuyển nhượng hợp pháp được tính để giao khi thực hiện dồn điền đổi thửa.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện triệt để ở những xã đồng bằng, vùng trũng và những vùng có điều kiện địa hình đất đai tương đối đồng đều.

Đơn vị thực hiện dồn điền đổi thửa là thôn xóm, hợp tác xã hoặc xã tuỳ theo mô hình quản lý. Nơi nào thuận lợi dân nhất trí cao làm trước, nơi khó khăn hơn triển khai sau.

* Quy trình dn đin đổi tha trên địa bàn huyn Gia Lâm

Hình 3.3. Sơđồ quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa XD, phê duyệt PA Ban chỉđạo UBND xã, thị trấn Tổ công tác ĐT hiện trạng Giao ruộng trên thực địa Hoàn thiện HSĐC, cấp GCNQSD đất XDQH đồng ruộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Sau khi có chỉ thị, kế hoạch của thành phố và huyện về dồn điền đổi thửa, Đảng uỷ, UBND xã họp để quán triệt tinh thần công tác tới tất cả cán bộ chủ chốt của xã, thôn xóm.

- Trình UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo dồn điền đổi thửa cấp xã do Bí thư đảng uỷ xã làm Trưởng Ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó ban, Cán bộ Địa chính làm uỷ viên thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB, Hội nười cao tuổi, Đoàn thanh niên, Chủ nhiệm các HTX NN.

- Bàn biện pháp tổ chức thực hiện chi tiết:

+ Thành lập Tiểu ban Chỉ đạo Dồn điền đổi thửa thôn xóm do Bí thư Chi bộ thôn xóm làm Trưởng ban, Trưởng thôn xóm làm Phó ban, các thành viên gồm đại diện các Chi hội phụ nữ, thanh niên, nông dân, lão nông am hiểu đồng ruộng…

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách: Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch dồn điền đổi thửa của các cấp thông qua hệ thống đài truyền thanh, hội nghị đảng uỷ, uỷ ban nhân dân với các ngành đoàn thể ở xã, họp dân ở các thôn xóm.

+ Hướng dẫn trình tự, nội dung, phương pháp thực hiện cụ thể cho Tiểu Ban chỉ đạo Dồn điền đổi thửa thôn xóm.

+ Thu thập, tập hợp và cung cấp tài liệu số liệu liên quan cho Tiểu Ban chỉ đạo Dồn điền đổi thửa thôn xóm, gồm:

* Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010. * Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

* Bản đồ các loại: Giải thửa, quy hoạch. * Hồ sơ địa chính: (Sổ Mục kê, sổ địa chính).

* Hồ sơ giao đất, thu hồi đất, phương án bồi thường; hồ sơ theo dõi chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế tặng cho QSDĐ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 * Sổ theo dõi biến động đất đai.

Bước 2: Điều tra khảo sát phục vụ xây dựng phương án dồn điền đổi thửa

1- Điều tra, xác định lại toàn diện quỹ đất nông nghiệp ở thôn xóm và xã. 2- Điều tra thống kê số nhân khẩu và diện tích ruộng đất đã giao cho mỗi hộ theo Quyết định 159/QĐ-UB ngày 08-02-1994.

3- Chỉnh lý biến động đất đai lên bản đồ giải thửa.

Bước 3: Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa, giao đất tại thực địa.

1- Quy hoạch lại đồng ruộng, xác định khu vực dành cho quỹ đất công ích: - Căn cứ hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có (hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng) và phương hướng sản xuất từng khu vực (chuyển đổi cơ cấu cây trồng) tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng: Cải tạo nâng cấp hay thanh lý công trình cũ, xây dựng mới) nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất một cách thuận tiện, khoa học nhất.

- Xác định khu vực dành cho quỹ đất công ích theo hướng tập trung theo thôn xóm.

2- Khoanh vùng các khu vực có cùng hệ số chuyển đổi K để nhân dân góp ý:

Toàn bộ số diện tích đất nông nghiệp còn lại (Giao cho hộ gia đình cá nhân), Tiểu Ban Chỉ đạo Dồn điền đổi thửa dự kiến khoanh thành các khu vực sao cho các thửa đất trong mỗi khu vực đó có cùng lợi thế sản xuất (một cách tương đối).

Tổ chức họp dân để góp ý và quyết định chính thức.

3- Xác định diện tích chưa quy đổi của từng hộ còn được giao (Sau khi đã trừ diện tích bị thu hồi, diện tích đã chuyển nhượng, tặng cho).

Tổ chức cho các hộ đăng ký nhận ruộng (mỗi hộ nên đăng ký nhận ruộng ở càng ít khu vực càng tốt, sau này mỗi khu vực nhận ruộng sẽ là một thửa của mỗi hộ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 4- Tổ chức bốc thăm nhận ruộng ở từng khu vực:

Sau khi đã cân đối diện tích từng khu vực với nhu cầu sử dụng của các hộ thông qua việc đăng ký, Tiểu ban Chỉ đạo tổ chức cho các hộ bộc thăm để biết thứ tự hộ mình được giao.

5- Giao nhận ruộng ngoài thực địa

Tiểu ban dồn điền đổi thửa căn cứ kết quả bốc thăm tiến hành đo đạc và giao đất lần lượt cho từng hộ theo thứ tự đã bốc thăm được sao cho không thừa, không thiếu diện tích đã cân đối.

Vẽ sơ đồ kích thước thửa đất giao phục vụ chỉnh lý bản đồ, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 4: Cấp đổi Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, hoàn thiện hồ

sơđịa chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)