Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72)

III. Tổng số lao động LĐ 107.883 109.749 111

5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 1093,6144 9,

3.3.2. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

3.3.2.1. Dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính

Sau khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, diện tích, năng suất một số loại cây trồng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhìn chung, diện tích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 các loại cây trồng chính đều tăng lên. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện để đồng ruộng được cải tạo, tưới tiêu được chủ động hơn nên bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, nhất là diện tích đất trồng lúa, góp phần làm nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng trước và sau chuyển đổi

Loại cây trồng Trđổưới thc dửồa (ha) n điền Sau dồn điền độBiếng n

đổi thửa(ha)

1. Lúa đông xuân

- Diện tích (ha) 5.702,46 5.550,46 -152,00

- Năng suất (tạ/ha) 49 60,5 11,50

- Sản lượng (tấn) 279,42 335,80 56,38

2. Lúa mùa 0,00

- Diện tích (ha) 5.802,46 5.670,46 -132,00

- Năng suất (tạ/ha) 36 44,3 8,30

- Sản lượng (tấn) 208,89 251,20 42,31

3. Khoai lang 0,00

- Diện tích (ha) 35 38 3,00

- Năng suất (tạ/ha) 60 67 7,00

- Sản lượng (tấn) 21 25,46 4,46

4. Rau các loại 0,00

- Diện tích (ha) 33 34,8 1,80

- Năng suất (tạ/ha) 47 61,7 14,70

- Sản lượng (tấn) 155 214,7 59,70

5. Đậu 0,00

- Diện tích (ha) 32 34 2,00

- Năng suất (tạ/ha) 5 6 1,00

- Sản lượng (tấn) 16 20,4 4,40

6. Lạc 0,00

- Diện tích (ha) 27 32 5,00

- Năng suất (tạ/ha) 19 19 0,00

- Sản lượng (tấn) 51,3 60,8 9,50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Việc dồn điền đổi thửa đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện để chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và đặc biệt là sự thay đổi giống cây trồng phù hợp trong sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt.

3.3.2.2. Dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng vùng trong địa bàn xã và định hướng chung của huyện Gia Lâm, các xã thuộc địa bàn nghiên cứu đã có sự chuyển dịch, quy hoạch các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Đối với xã Trung Mầu: được quy hoạch thành 3 vùng sản xuất chính: vùng sản xuất luân canh lúa màu; vùng chuyên canh rau màu và vùng đất trũng phát triển theo mô hình trang trại kết hợp nuôi vịt, thả cá,..

Đối với xã Kim Sơn: do đặc điểm của vùng đất ngoài đê thường xuyên có nước ngập và chủ yếu là vùng đất bãi nên sau khi quy hoạch lại đồng ruộng được tập trung vào 2 loại cây trồng chính. Về vật nuôi, cũng do đặc điểm vùng đất bãi nên diện tích nuôi thủy sản cũng không lớn, tập trung ở một diện tích trũng ổn định (không ngập lụt) ở khu vực ngoài đê bối; sau DĐĐT thì diện tích nuôi thủy sản và trang trại kết hợp của xã Kim Sơn là 15,00 ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)