Gia Lâm là nơi có 2 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng và sông Đuống, nguồn nước dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống.
Trữ lượng nước khá lớn, nguồn chính để hình thành trữ lượng nước khai thác là nước sông Hồng và sông Đuống.
Nước ngầm của huyện Gia Lâm được hình thành chủ yếu do nước mưa, nước trên mặt ruộng ngấm xuống, được hình thành ở độ sâu từ 2,0-22,5m. Qua số liệu phân tích về các thành phần lý hoá của các cơ sở khai thác nước trong huyện Gia Lâm cho thấy chất lượng nước ngầm (nước thô) đảm bảo 2 chỉ tiêu sắt và mangan đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển của thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm có những bước phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Tốc độ kinh tế liên tục tăng, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.1
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Năm 2013, tốc độ phát triển kinh tế đạt mức khá đạt 9,38%. Trong các ngành kinh tế, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao (15,3%), ngành nông nghiệp giữ tốc độ phát triển ở mức ổn định đạt 2,25%.
Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) liên tục tăng từ 1344,51 tỷ đồng vào năm 2011 lên 1601,11 tỷ đồng vào năm 2013. Trong đó ngành công nghiệp có sự tăng nhanh từ 755,15 tỷ đồng vào năm 2011 lên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 901,56 tỷ đồng vào năm 2013. Dịch vụ tăng từ 337,38 tỷ đồng năm 2011 lên 430,25 tỷ đồng năm 2013.
Bảng 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2011 Năm N2012 ăm N2013 ăm 1.Tổng giá trị sản xuất (giá cốđịnh
1994) Tỷđồng 1344,505 1470,73 1601,11
- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 251,97 257,63 269,30 - Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 755,15 824,10 901,56
- Dịch vụ Tỷ đồng 337,38 389,00 430,25
2.Cơ cấu % 100 100 100
- Nông, lâm, ngư nghiệp % 18,74 17,52 16,82 - Công nghiệp xây dựng % 56,17 56,03 56,31
- Dịch vụ % 25,09 26,45 26,87
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện năm 2011 – 2013)
* Về cơ cấu kinh tế: trong nhưng năm qua, sự chuyển dịch kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Năm 2011, công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 81,26% tổng giá trị sản xuất thì đến năm 2013 chiếm tới 83,18% tổng giá trị sản xuất. Sự thay đổi cơ cấu diễn ra mạnh mẽ tập trung vào 2 nhóm ngành nông nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất dịch vụ chiếm 25,09% tổng giá trị sản xuất vào 2011 tăng lên 26,87% vào năm 2013. Ngược lại, ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 18,74% tổng giá trị sản xuất năm 2011 xuống còn 16,82% vào năm 2013.
* Ngành nông - lâm - thủy sản.
Giá trị sản xuất (GTSX) ngành Nông - lâm - thủy sản tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2011 giá trị sản xuất (theo giá so sánh 94) đạt 251,97 tỷ đồng, đến năm 2013 giá trị sản xuất đạt 269,30 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp giữ vững ổn định. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, giá trị sản xuất chiếm 18,74% tổng giá trị sản xuất vào năm 2011 giảm xuống còn 16,82% vào năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
* Ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản
- Năm 2013 ước tính giá trị sản xuất công nghiệp đạt 901,56 tỷ đồng (giá CĐ), tăng 19,39%Giá trị sản xuất của huyện tăng chủ yếu là do tăng về số lượng đơn vị sản xuất. Đầu năm 2011 số lượng doanh nghiệp công nghiệp là 214 đơn vị, sang năm 2012 toàn huyện đã có 270 đơn vị thu hút khoảng 7960 lao động làm việc ổn định; nhiều đơn vị mới đã đi vào sản xuất ổn định. Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp khoảng 121 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 56 tỷ đồng, vốn GTGT và huy động từ các nguồn khác là 65 tỷ đồng.
- Hoạt động của các cụm công nghiệp: Cụm sản xuất tập trung làng nghề Bát Tràng: Đã bàn giao cho HTX dịch vụ tổng hợp Bát Tràng quản lý khai thác theo Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 07/10/2008 của UBND huyện. Hiện đã có 36 cơ sở sản xuất xây dựng nhà xưởng; Cụm sản xuất tập trung làng nghề Kiêu Kỵ: Hoàn thành san nền sơ bộ với kinh phí 8,7 tỷ đồng; đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật; Dự án cụm công nghiệp Đình Xuyên đang xin chủ trương của Thành phố; Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị đã đi vào sản xuất ổn định. Tổng số doanh nghiệp tại khu vực khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị là 40 doanh nghiệp, trong đó có 30 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp.
Năm 2014 đề xuất 11 đề án khuyến công, đã thực hiện 5/11 đề án là: Đề án đào tạo nghề dát vàng bạc quỳ cho 50 lao động tại HTX công nghiệp quỳ vàng, bạc Kiêu Kỵ đã thực hiện xong; Đề án hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị chế biến rau củ quả của HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Dư; Đề án đào tạo nghề may da tại Công ty TNHH Nhật Anh; Đề án đào tạo nghề may da tại Công ty Đức Phương đang được triển khai; Đề án đào tạo nghề sản xuất gốm sứ tại Công ty Chinh Châm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Giá trị ngành thương mại dịch vụ 430,25 tỷ đồng tăng 15,3% so với năm 2011. Những tháng đầu năm hoạt động thương mại dịch vụ phát triển rất mạnh do năm 2011 trên địa bàn huyện đã có 167 doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ thành lập mới, số doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ của huyện là 564 doanh nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể nhìn chung ổn định.