Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44)

2.1. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Gia Lâm. Việc sử dụng đất của hộ gia đình với trước và sau khi dồn điền đổi thửa trên cơ sở đó đánh giá được ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa....

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được tiến hành chủ yếu tại 2 xã đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa tốt là xã Kim Sơn và xã Trung Mầu huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điu tra đánh giá khái quát điu kin t nhiên, kinh tế xã hi và tình hình s dng đất nông nghip ca huyn Gia Lâm, TP Hà Ni hình s dng đất nông nghip ca huyn Gia Lâm, TP Hà Ni

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thủy văn, địa hình, … - Điều kiện kinh tế – xã hội: Cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dân số, lao động, trình độ dân trí ...

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Gia Lâm

2.2.2. Thc trng công tác dn đin đổi tha huyn Gia Lâm, TP Hà Ni

- Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa. - Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Gia Lâm.

2.2.3. nh hưởng ca công tác dn đin đổi tha đến s dng đất nông nghip trên địa bàn nghiên cu. nghip trên địa bàn nghiên cu.

+ Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.

+ Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng. + Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp. + Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến các vấn đề khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

2.2.4. Đề xut các gii pháp khuyến khích dn đin đổi tha để nâng cao hiu qu s dng đất hiu qu s dng đất

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn đim, chn h nghiên cu

Việc chọn điểm nghiên cứu bao gồm chọn vùng, chọn xã và chọn hộ nghiên cứu. Các điểm nghiên cứu phải thỏa mãn: các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện; đáp ứng yêu cầu đánh giá tác động của chuyển đổi ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc đề tài nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở 2 xã: Kim Sơn, Trung Mầu.

- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: đó là các số liệu thông tin chưa công bố, phải qua quá trình điều tra, phỏng vấn người dân về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa. Quá trình làm đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân, trên địa bàn 02 xã Kim Sơn (vùng đất màu), Trung Mầu (chuyên trồng lúa).

Chọn hộ điều tra: Thu thập thông tin từ hộ gia đình tại các đơn vị đại diện với độ tin cậy cao phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp như tình hình thu nhập, tình hình ruộng đất và tổ chức sản xuất của hộ.

2.3.2. Phương pháp thu thp thông tin

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: đó là những thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Các thông tin chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các năm; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; các văn bản về chính sách đất đai, các chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các thông tin, số liệu khác.

- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: đó là các số liệu thông tin chưa công bố, phải qua quá trình điều tra, phỏng vấn người dân về tình hình sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa. Quá trình làm đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân, trên địa bàn 02 xã Kim Sơn, Trung Mầu. Nội dung điều tra về tình hình ruộng đất của hộ gia đình trước và sau khi dồn điền đổi thửa và quá trình tổ chức sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa.

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiu qu

2.3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xã hội.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:

- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.

- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG.

+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi:GTSX/LĐ và GTGT/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

2.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra; Chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

2.3.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai. Nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài để có thể kiểm chứng và đánh giá. Vậy nên đề tài chỉ đánh giá hiệu quả môi trường theo chỉ tiêu mang tính định tính về khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc vệ thực vật.

2.3.4. Phương pháp x lý s liu, d liu bng phn mm Excel

Tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel khi điều tra, phỏng vấn nông hộ về hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44)