Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên lưỡng cư,

Một phần của tài liệu Họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Trang 79)

15. Theloderma gordoni Taylor, 1962

3.5.3. Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên lưỡng cư,

sát cho Khu BTTN Pù Hoạt

3.5.3.1 Tình hình quản lí

Dự án đầu tư thành lập Khu BBTN Pù Hoạt được UBND tỉnh Nghệ An thành lập từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định thành lập chính thức nên Pù Hoạt chưa có ban quản lí khu bảo tồn. Việc quản lí tài nguyên rừng cũng như tài nguyên động vật rừng ở địa phương do Hạt kiểm lâm Quế Phong quản lí và chính quyền xã đảm nhận, do mỗi xã trong khu bảo tồn có một cán bộ kiểm lâm. Người kiểm lâm có nhiệm vụ quản lí toàn bộ công việc liên quan đến rừng. Nội dung quản lí nhiều, lực lượng kiểm lâm quá mỏng nên cộng việc quản lí hầu như bị

buông lỏng. Mọi hành vi xâm phạm đến rừng hầu như không bị xử lí. Tình trạng khai thác rừng diễn ra thường xuyên và liên tục, không bị xử lí theo pháp luật. Vì thế việc thành lập ban quản lí Khu BTTN Pù Hoạt là cần thiết.

3.5.3.2 Một số giải pháp bảo tồn

- Bảo tồn loài: Trong số 15 loài ếch cây được ghi nhận ở khu BTTN Pù Hoạt, có loài Rhacophorus kio đang bị đe dọa ở mức nguy cấp (Theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007) và sẽ nguy cấp (Theo Danh lục đỏ của IUCN, 2012), nhiều loài chỉ gặp với số lượng rất ít (Các loài Aquixalus ananjevae, Theloderma asper, T. Gordoni, Rhacophorus feae chỉ gặp một lần duy nhất trong 6 lần khảo sát), các loài có vùng phân bố hạn chế (Aquixalus ananjevae, Rhacophorus maximus). Đây là những loài cần được quan tâm bảo vệ. Cần có các biện pháp để bảo tồn các loài này như: Hạn chế săn bắt, buôn bán. Nuôi và gây giống một số loài có màu sắc đẹp để làm cảnh. - Bảo tồn sinh cảnh: Bảo tồn sinh cảnh nhằm giữ lại nơi sống cho loài, tránh cho quần thể loài không bị chia nhỏ. Do đây là nhóm ếch cây, có đời sống gắn liền với các loài thực vật, nên việc bảo tồn sinh cảnh sống của chúng chính là việc bảo vệ thảm thực vật rừng, kèm theo đó là hệ thống khe, suối. Ở Pù Hoạt có nhiều vùng vẫn còn giữ được tính nguyên sinh cao, như ở Bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch (tọa độ: 190.74’1”N đến 190.76’1”N , 1040.80’05”E đến 1040.84’05”E), bản Piêng Lâng, xã Nậm Giải (tọa độ: 190.43’00”N đến 190.70’9”N , 1040.75’3”E đến 1040.76’4”E), bản mường Piệt, xã Thông Thụ (tọa độ: 190.48’50”N đến 190.49’01”N , 1040.54’15”E đến 1040.54’03”E), ở đây hiện tượng khai thác các sản phẩm từ rừng mới chỉ có ở quy mô nhỏ, chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày của người dân, số lượng các loài ếch nhái đa dạng hơn ở các vùng khác. Cần có các biện pháp thiết thực và cụ thể để bảo tồn sự ĐDSH của những vùng này. Các biện pháp như:

+ Về mặt quản lý, chính sách: Nâng cao năng lực quản lí tài nguyên rừng cho các cấp quản lí thôn bản, xã và huyện. Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý rừng để đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng một cách có chọn lọc, đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

+ Giải pháp giáo dục: Qua phỏng vấn người dân tại các điểm khảo sát về những loài động vật hoang dã cần được bảo vệ. Đa số người dân chỉ biết đến những loài thú lớn như: Hổ, gấu…còn về các loài lưỡng cư, bò sát, kiến thức về khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng thì hầu như chưa biết. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức

cho cộng đồng dân cư địa phương về bảo tồn ĐDSH là cần thiết. Các hình thức có thể áp dụng như: Giáo dục thông qua vai trò của các già làng, trưởng bản, giáo dục trong nhà trường. Trong đó chú trọng hình thức giáo dục cho học sinh trong trường học, đặc biệt là học sinh thuộc con em các đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa.

+ Các giải pháp phát triển kinh tế: Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác bảo tồn ĐDSH là phải đảm bảo cho địa phương và người dân ở đó được hưởng lợi lâu dài từ chính khu vực được bảo vệ, đặc biệt là ở các vùng đệm của khu bảo tồn, nơi có dân cư sinh sống. Cần có các chính sách giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của họ, nhằm giảm áp lực lên khu bảo tồn, như:

Có chính sách quy hoạch và sử dụng đất nông, lâm nghiệp như giao đất, giao rừng cho người dân canh tác hợp lí, đảm bảo nhu cầu tối thiểu về lương thực. Chuyển giao kĩ thuật khuyến nông, khuyến lâm, kĩ thuật canh tác. Khuyến khích trồng rừng kinh tế trên những diện tích đã quy hoạch.

Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, nhằm tăng thêm thu nhập của người dân trong lúc nông nhàn, như: Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, chăn nuôi lợn, gà, vịt…

+ Phát triển du lịch: Trong địa bàn khu bảo tồn có sự đa dạng về văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số như Thái, Mông… với truyền thống văn hóa lâu đời còn giữ được nhiều bản sắc truyền thống do cuộc sống cách biệt với các cộng đồng bên ngoài, do đó có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, do cộng đồng sở hữu và quản lý. Tuy nhiên loại hình du lịch này chỉ nên xây dựng với quy mô nhỏ, nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hóa và môi trường. Bên cạnh đó sự hình thành các lòng hồ nhân tạo do xây dựng thủy điện cũng có thể phát triển du lịch sinh thái lòng hồ. Đặc biệt Pù Hoạt là một trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chỉ sau Phan Xi Păng, Pù Lai Leng và Ngọc Linh, do đó địa hình khu vực này bị chia cắt nhiều tạo thành vô số thác nước cao và có vẻ đẹp còn rất hoang sơ, ngoài thác Sao Va rất nổi tiếng đã đưa vào khai thác du lịch thì còn vô số thác khác nằm sâu trong rừng có độ cao từ 50 m đến 200 m hầu như chưa được biết đến, cùng với đó có thể tổ chức tuyến du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Pù Hoạt đây là một hướng du lịch đang rất phát triển ở Việt Nam hiện nay. Việc phát triển du lịch sinh thái và văn hóa theo hướng phát triển bền vững sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương qua đó có thể làm giảm sức ép lên khu bảo tồn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Về thành phần loài, sự đa dạng: Thành phần loài họ Rhacophoridae ở Khu BTTN Pù Hoạt có 15 loài và 8 giống. Bổ sung cho vùng Bắc Trung Bộ 1 loài (Rhacophorus maximus), ChoNghệ An và Khu Dữ trữ Sinh Quyển Tây Nghệ An 5 loài (Aquixalus cf.

anajevae, Rhacophorus maximus, Kurixalus verrucosus, philautus parvulus, Theloderma asper). Xây dựng khóa định loại ở bậc giống cho 8 giống ếch cây ở Pù Hoạt, bậc loài cho 4 giống và mô tả đặc điểm hình thái cho 15 loài.

2. Đặc điểm phân bố

+ Phân bố theo độ cao: Chủ yếu các loài phân bố ở độ cao từ 500-800m (11 loài), các độ cao khác có số loài ít hơn: từ 200-500m (2 loài), từ 800-1100m (3 loài), và trên 1100m (5 loài).

+ Phân bố theo sinh cảnh: Chủ yếu các loài phân bố ở sinh cảnh rừng thứ sinh (11 loài), các sinh cảnh khác: rừng nguyên sinh ( 5 loài), sinh cảnh nương rẫy (1 loài), khu dân cư (1 loài) và đồng ruộng (2 loài).

+ Nơi sống: Sống trên cây, cách mặt đất từ 0,2-6 m. Các loài có nơi sống càng cao thì kích thước cơ thể càng lớn.

3. Các áp lực đe dọa và đề xuất một số biện pháp bảo tồn:

+ Các áp lực đe dọa: Đối với loài ếch cây ở Pù Hoạt, mối đe dọa lớn nhất hiện nay của chúng là mất đi môi trường sống do các hoạt động làm rẫy, khai thác gỗ và xây dựng các công trình giao thông, thủy điện.

+ Đề xuất một số biện pháp bảo tồn:

Bảo tồn loài: Hạn chế săn bắt, nuôi và gây giống các loài có màu sắc đẹp để làm cảnh. Các loài cần bảo vệ: Rhacophorus kio, Aquixalus ananjevae, Theloderma asper, T. Gordoni, Rhacophorus feae, Aquixalus ananjevae, Rhacophorus maximus.

Bảo tồn sinh cảnh sống: Nâng cao năng lực quản lý của các cấp, phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái bền vững.

KIẾN NGHỊ

Tiếp tục điều tra nghiên cứu nhóm ếch cây ở Pù Hoạt, đặc biệt là nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các quần thể ếch cây ở đây, làm cơ sở cho công tác bảo tồn loài và sinh cảnh sống của chúng.

Công trình khoa học đã công bố:

1. Đậu Quang Vinh, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Lê Thị Hồng Lam. “Đa dạng thành phần loài, sự phân bố theo độ cao của họ ếch cây Rhacophoridae tại Khu BTTN Pù Hoạt”. Hội nghị lần thứ V về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2013. Tr 894-896.

2. Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Hồng Lam, Lê Thị Quý, Đậu Quang Vinh. “Hình thái phân loại và phân bố các loài trong giống Rhacophorus Kulh & Van Hasselt, 1822 ở Bắc Trung bộ”. Tạp chí khoa học Đại học Vinh, tập 42, số 3A, 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ khoa học công nghệ, 2004. "Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng nông lâm nghiệp miền núi". NXB KH & KT.

2. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật). NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 7-21.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định số 32/2006/N-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

4. UBND huyện Quế Phong- Tỉnh Nghệ An, 2008. Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạc sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Quế Phong- tỉnh Nghệ An, 84 tr đánh máy vi tính.

5. Phạm Văn Anh, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Quảng Trường, 2012. ”Lần đầu tiên ghi nhận hai loài ếch nhái Nanorana aenea (Smith, 1922) và Gracixalus quangi Rowley, Dau, nguyen, Cao & Nguyen, 2011 (Amphibia: Anura) ở VQG Copia, tỉnh Sơn La”. Báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam (lần thứ hai), NXB Đại Học Vinh. Tr 38-43.

6. Ngô Đắc Chứng, 1995. ”Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát ở vườn Quốc gia Bạch Mã”. Tuyển tập công trình nghiên cứu hội thảo DDSH Bắc Trường Sơn (Lần thứ I). NXB KH & KT Hà Nội. Tr 86-99.

7. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang, Phạm Văn Hòa. 2004. “Thành phần loài ếch nhái, bò sát các tỉnh phía Tây miền Đông nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh)”. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Năm 2004. NXB Khoa học và kỹ thuật. Tr 63-67.

8. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp, 2007. “Sự phân bố của các loài ếch nhái và bò sát theo nơi ở và sinh cảnh ở tỉnh Đồng Tháp”. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Năm 2007. NXB Khoa học và kỹ thuật. Tr 23- 26.

9. Ngô Đắc Chứng, Trần Duy Ngọc, 2007. “Thành phần loài ếch nhái, bò sát của tỉnh Phú Yên”. Tạp chí Sinh học. Tháng 3-2007. Tập 29 số 1. tr20-25.

10. Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba, 2009. “Phân bố của các loài ếch và bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông”. Báo cáo khoa học

Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam (lần thứ nhất), NXB Đại Học Huế. Tr 25-30.

11. Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba, Cáp Kim Cương, 2012. “Ghi nhận bước đầu về thành phần 33 loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư và bò sát ở tỉnh Quảng Trị”. Báo cáo khoa học Hội thảo về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam (lần thứ hai), NXB Đại Học Vinh. Tr58-70.

12. Hồ Thu Cúc, 2002. “Đánh giá nguồn tài nguyên bò sát, ếch nhái của khu vực Đầm Ao Châu, Hạ Hòa, Phú Thọ”. Tạp chí sinh học tập 24(2A). tr20-27.

13. Hồ Thu Cúc, 2002. “Kết quả điều tra bò sát, ếch nhái của khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Sinh học tập 24(2A). Tr 28-35

14. Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nikolai Orlov, 2007. “Góp phần nghiên cứu thành phần loài ếch nhái và bò sát khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2. NXB Nông nghiệp. Tr 227-232.

15. Phạm Thế Cường, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Quảng Trường, Chu Thị Thảo, Nguyễn Thiên Tạo, 2012. “Thành Phần loài bò sát và ếch nhái ở KBTTN Xuân Liên, Tỉnh Thanh Hoá”. Báo cáo khoa học Hội Thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam (lần thứ hai), NXB Đại Học Vinh. Tr112-119.

16. Phạm Văn Hòa, Ngô Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang, 2000. “Khu hệ ếch nhái, bò sát ở vùng núi Bà Đen (Tây Ninh)”. Tạp chí Sinh học tập 22- Số 1B tháng 3-2000. Hà Nội. Tr15-23.

17. Lê Đông Hiếu, 2008. Đa dạng ếch nhái, bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Luận văn thạc sỹ.

18. Lê Vũ Khôi, Bùi Hải Hà, Đỗ Tước, Đinh Thị Phương Anh, 2002. “Kết quả bước đầu khảo sát thành phần loài ếch nhái của khu vực Bà Nà (Hòa Vang, Đà Nẵng)”. Tạp chí Sinh học tập 24(2 A). Tr47-51.

19. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1981. Kết quả điều tra cơ bản bò sát ếch nhái Bắc Việt Nam (1956 - 1976). Kết quả điều tra cơ bản.

20. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1985. Báo cáo thống kê khu hệ bò sát ếch nhái Việt Nam. 44 tr.

21. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang, 1992. Về phân khu động vật-địa lý học ếch nhái, bò sát Việt Nam. Tạp chí Sinh học, Hà Nội. 14 (3) Tr8-13.

22. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Thị Bích Mẫu, Cao Tiến Trung, 2002. “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát và mật độ của chúng ở đồng ruộng và khu dân cư của thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Sinh học tập 24 Số 2A (tháng 3-2000). Tr 75-79

23. Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc, 2007. “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát tại khu vực Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2. NXB Nông nghiệp. Tr 386-391.

24. Ngô Thái Lan, Phạm Văn An, 2009. “Thành phần loài ếch nhái, bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3. NXB Nông nghiệp. Tr 611- 616.

25. Ngô Thái Lan, Đỗ Thế Hải, 2009. “Thành phần loài ếch nhái, bò sát ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3. NXB Nông nghiệp. Tr 617-622.

26. Trần Thị Ngân, Trần Đình Quang, Đậu Quang Vinh, 2012. “Một số đặc điểm về âm thanh và ảnh hưởng vủa nhiệt độ lên tiếng kêu thông báo của loài Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) ở huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tỉnh”. Báo cáo khoa học Hội Thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam (lần thứ hai), NXB Đại Học Vinh. Tr186-191

27. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, 2009. “Kết quả khảo sát lưỡng cư, bò sát ở khu Bảo tồn thiên nhiên Copia, Lạng Sơn”. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3. NXB Nông nghiệp. Tr 674-679.

28. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, 2001. “Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài ếch nhái ở khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Sinh học, Hà Nội. 23 (3b). Tr59 – 65.

29. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Văn Ngọc, 2004. “Về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc”. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Năm 2004. NXB Khoa học và kỹ thuật. Tr 177-180.

30. Lê Nguyên Ngật, 2005. “Kết quả khảo sát các loài ếch nhái, bò sát ở khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrong, tỉnh Quảng Trị”. Tạp chí Sinh học tập 27 (4A). Tr103-108.

Một phần của tài liệu Họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)