4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại
- Phân tích mẫu vật: mô tả, đo đếm các chỉ tiêu hình thái theo Bourret R. (1942) [78]; Hoàng Xuân Quang và cs. (2008, 2012) [45,46].
Các chỉ tiêu hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư:
Đo kích thước các phần cơ thể theo sơ đồ (Hình 2.1). Đơn vị tính: mm.
Hình 2.1. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi (theo Banikov A. G. et al., 1977)
1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ; 4. Dải mũi; 5. Mí mắt trên; 6. Rộng mí mắt trên; 7. Gian mí mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách giữa 2 dải mũi; 10.
Khoảng cách từ mõm đến mũi; 11. Dài mõm; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân; 15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. Ống chân; 21. Cổ chân; 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân.
- Dài thân (SVL): từ mút mõm đến khe huyệt; Dài đầu (HL): từ mút mõm đến xương góc hàm; Rộng đầu (HW): bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của hàm; Rộng mí mắt trên (EUW): bề rộng lớn nhất của mí mắt trên; Gian ổ mắt (IOD): khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 ổ mắt; Đường kính mắt (ED): chiều dài lớn nhất của ổ mắt; Dài màng nhĩ (TD): bề dài lớn nhất của màng nhĩ; Khoảng cách mõm nắt (ESL): khoảng cách từ trước mắt đến mút mõm; Khoảng cách tai mắt
(TED): Khoảng cách từ sau mắt đến màng nhĩ; Gian mũi (IND): khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi; Khoảng cách mũi mắt (END): khoảng cách trước mắt đến sau mũi; Dài ống chân (TL): từ khớp gối đến cuối khớp ống - cổ; Dài bàn chân (FOT): từ mép củ bàn trong đến mút ngón 4.
Tính tỷ lệ giữa các phần của cơ thể
HL/SVL: Dài đầu/ Dài thân; HW/HL: Rộng đầu/ Dài đầu; ED/HL: Đường kính mắt/ Dài đầu; UEW/IOD: Rộng mí mắt trên/ Gian ổ mắt; IOD/ED: Gian ổ mắt/Đường kính mắt; IND/IOD: Gian mũi/Gian ổ mắt; TD/ED: Đường kính màng nhĩ/Đường kính mắt; FL/TL: Dài đùi/ Dài ống chân.