Phân bố theo nơi sống

Một phần của tài liệu Họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Trang 72)

15. Theloderma gordoni Taylor, 1962

3.4.3.Phân bố theo nơi sống

Các loài ếch cây có đời sống chủ yếu ở trên cây, đôi khi ngủ trên mặt đất. Phần lớn các mẫu thu được trên cây gỗ hoặc tre, nứa (các giống Rhacophorus, Polypedates, Chiromatis, Philautus, Theloderma). Một số loài thu được ở trên lá các cây bụi thấp (Chiromatis vittatus, Kurixalus verucosus, Gracixalus). Một số mẫu thu được trên lá cây chuối (các loài thuộc giống Rhacophorus). Có 2 mẫu thu được vào ban ngày, ở trên đất, đang ở tư thế ngủ: Rhacophorus feaeR. maximus. Qua phân tích độ cao của cành cây, hoặc lá nơi có mẫu vật so với mặt đất (nước) cho thấy có hiện tượng phân tầng nơi sống của các loài khác nhau tương ứng với kích thước cơ thể: Các loài có kích thước bé (SVL: 13-32 mm), chi mảnh, yếu, màng chi kém phát triển (Aquixalus ananjevae, Chiromatis doriae, C. vittatus, Philautus parvulus, Gracixalus quangi, Kurixalus verucosus, Theloderma asper) có nơi sống thấp hơn, chủ yếu sống ở độ cao dưới 1,5 m. Các loài có kích thước trung bình (SVL: 35 - 65 mm), chi dài (Polypedates mutus, Polypedates leucomystax, Rhacophorus orlovi, Rhacophorus rhodopus, Theloderma gordoni) sống chủ yếu ở độ cao 2 - 4 m. Các loài có kích thước lớn (SVL: 70 - 110 mm), chi khỏe, mập, màng chi phát triển tốt (Rhacophorus feae, Rhacophorus kio, Rhacophorus maximus) sống ở độ cao từ 4 – 6 m.

So sánh các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cây của các loài trong họ ếch cây cho thấy, những loài có nơi sống càng cao có kích thước càng lớn, chi dài, khỏe để có thể nhảy cao. Màng chi phát triển , màng rộng nhằm tăng lực cản của

không khí giúp chúng rơi từ trên cao xuống được nhẹ nhàng. Đĩa bám lớn, mặt dưới đĩa nhám giúp chúng bám chắc vào thân hoặc lá cây (Bảng 3.11).

Bảng 3.11. So sánh các đặc điểm thích nghi với nơi sống của các loài trong họ ếch cây

Nhóm kích thước

Sống cách mặt đất (m)

Chi Màng chi Đĩa bám Màu

sắc Nhóm loài có kích thước bé (SVL: 13-32 mm) Dưới 2m Mảnh (FOT: 6,78- 16,1 mm) Chi trước không có màng, màng chi sau kém phát triển (1/3 -2/3 màng), màng hẹp. Bé (FTD: 0,87-2,13 mm) Nâu sáng, vàng, xanh nhạt Nhóm loài có kích thước trung bình (SVL: 35-65 mm) 2-4m Dài (FOT: 17,01- 29,97 mm) Chi trước không có hoặc có màng 1/2, chi sau vừa phải (3/4 màng), màng hẹp. Khá lớn (FTD: 2,6- 4,23 mm) Nâu, vàng Nhóm loài có kích thước lớn (SVL: 70- 110 mm) 4-6 Dài, khỏe (FOT: 30,82- 50,4 mm) Cả chi trước và chi sau rất phát triển (3/4 hoặc hoàn toàn), màng rất rộng Rất lớn (FTD: 4,56-7,89 mm) Mặt dưới nhám Xanh đậm

Sự tương quan giữa nơi sống và kích thước một số phần của cơ thể (SVL, TL, FOT, FTD) được thể hiện ở Biểu đồ 3.10. Qua biểu đồ này cho thấy, những loài sống ở độ cao càng cao thì có kích thước một số phần của cơ thể như: Chiều dài thân, dài ống chân, dài bàn chân, đĩa ngón tay càng lớn, đây là những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cây của nhóm ếch này.

Biểu đồ 3.12. Biểu đồ tương quan giữa nơi sống với kích thước cơ thể 0 20 40 60 80 100 120 Dưới 1.5m 1.5 - 2.5m 2.5 - 4m 4 -5m 5 - 6m Đ c a o n ơ i số n g (m ) Kích thước (mm) FTD FOT TL SVL

3.5. Hiện trạng các loài ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt và đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ

3.5.1. Các loài quan trọng trong nhóm ếch cây

Danh sách các loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn bao gồm các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2], trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) [81](Bảng 3.13).

Trong tổng số 15 loài ếch cây hiện biết ở Pù Hoạt:

Theo IUCN (2012): có 1 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp), 12 loài xếp vào bậc LC (Ít quan tâm), 1 loài bậc DD (Thiếu dẫn liệu) và một loài chưa rõ tình trạng bảo tồn (Grixalus quangi), Rowley và cs, 2011b đề nghị xếp vào bậc DD (Thiếu dẫn liệu)

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 1 loài Rhacphorus kio được xếp ở bậc EN: Nguy cấp).

Có 2 loài đặc hữu cho Việt Nam là Gracixalus quangi và Kurixalus ananjevae.. Trong tổng số 95 mẫu thu được ở Pù Hoạt, có nhiều loài có số lượng

mẫu rất ít (chỉ có 1 mẫu) là: Aquixalus ananjevae, Rhacophorus feae, Rhacophorus maximus, Theloderma asperum Theloderma gordoni đây là những loài hiếm cần được quan tâm bảo vệ.

Bảng 3.13. Tình trạng bảo tồn của các loài ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt T T TÊN KHOA HỌC SỐ MẪU Tỷ lệ SĐVNTÌNH TRẠNG BẢO TỒN 2007 IUCN 2009 1 Aquixalus ananjevae 1 1,05% LC 2 Chiromantis doriae 7 7,36% LC 3 Chiromantis vittatus 13 13,7% 4 Gracixalus quangi 5 5,26% LC 5 Kurixalus verrucosus 14 14,73% LC 6 Polypedates leucomystax 6 6,31% LC 7 Polypedates mutus 6 6,31% LC 8 Philautus parvulus 4 4,21% LC 9 Rhacophorus feae 1 1,05% DD 10 Rhacophorus kio 1 1,05% EN VU 11 Rhacophorus maximus 1 1,05% LC 12 Rhacophorus orlovi 16 16,84% LC 13 Rhacophorus rhodopus 9 9,47% LC 14 Theloderma asperum 1 1,05% LC 15 Theloderma gordoni 1 1,05% LC

Ghi chú: Sách đỏ Việt Nam 2007: EN. Loài nguy cấp.

IUCN 2012: VU. Sẽ nguy cấp; LC. Ít quan tâm; DD. Thiếu dẫn liệu.

Như vậy: theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 1 loài ở mức EN (nguy cấp) là

Rhacophorus kio. Theo Danh lục Đỏ IUCN (2006) có 14 loài, gồm 2 loài ở bậc DD (thiếu dẫn liệu), 12 loài ở bậc LC (ít được quan tâm), 1 loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và không có loài nào trong Nghị đinh 32/2006 của Chính phủ về các loài buôn bán bị đe dọa.

3.5.2. Áp lực đe doạ lên khu hệ lưỡng cư, bò sát

3.5.2.1. Khai thác gỗ

Hoạt động khai thác gỗ trong Khu BTTN Pù Hoạt vẫn diễn ra thường xuyên, gỗ chủ yếu khai thác được dùng để bán và sử dụng tại chỗ.

Khai thác gỗ trái phép với mục đích thương mại cũng diễn ra liên tục. Khai thác trực tiếp là người dân địa phương, họ tập trung thành từng nhóm từ 3–5 người sử dụng cưa xăng để đốn và sơ chế gỗ trong rừng rồi dùng trâu kéo về bản. Hình thức khai thác chủ yếu là chọn những cây gỗ có giá trị kinh tế như: Giổi, Pơ mu, Sa mu…

Theo điều tra vào tháng 8/2009, mỗi 1 m3 gỗ Dổi bán tại bản có giá từ 5-6 triệu đồng, công của người kéo gỗ là 300 nghìn/ngày, bình quân một người thợ rừng nếu làm liên tục có thể khai thác được 10 m3 tương đương với 50 triệu đồng (công người kéo gỗ, công người cưa) có thể thu về 15 triệu đồng. Chính vì lợi nhuận cao từ việc khai thác gỗ nên người dân ở đây bất chấp sự quản lý nghiêm ngặt của kiểm lâm và chính quyền địa phương hoạt động khai thác gỗ vẫn diễn ra.

Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà của người dân sống quanh vùng là rất lớn. Mỗi hộ gia đình làm nhà với diện tích 8 x 12 m phải sử dụng hết 30 m3 gỗ. Do cuộc sống khó khăn không có tiền trả tiền công cho người dựng nhà cho nên người dân tại đây phải bán gỗ lấy tiền, trung bình cứ 3 m3 gỗ khai thác được người dân bán 2 m3 còn giữ lại 1 m3 để làm nhà. Như vậy muốn dựng được một ngôi nhà thì phải tiêu tốn mất 80 m3 gỗ.

Hoạt động khai thác gỗ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khu hệ lưỡng cư, bò sát do mất đi sinh cảnh rừng mà còn tác động gián tiếp do hoạt động này gây ra, khi khai thác gỗ tại những vị trí xa khu dân cư những thợ rừng thường lập nên các lán nhằm ở lại lâu ngày trong rừng, do đó họ thường xuyên khai thác LC, BS làm thực phẩm bổ sung vào ban đêm khi không khai thác gỗ. Trong tất cả các tuyến khảo sát đều ghi nhận có lán của người dân địa phương khai thác gỗ lâu ngày trong rừng lập nên, đặc biệt theo tuyến từ bản Piêng Lâng, xã Nậm Giải người dân địa phương còn lập nên một cụm lán vừa khai thác gỗ vừa phát nương làm rẫy.

Ở Khu BTTN Pù Hoạt có một số địa điểm đang diễn ra các hoạt động khai thác gỗ, bao gồm: Bản Hủa Mương (xã Hạnh Dịch), bản Piêng Lâng (xã Nậm Giải), bản Mường Piệt (xã Thông Thụ) (Phụ lục 4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2.2. Phá rừng làm rẫy

Hoạt động phát nương làm rẫy ở Pù Hoạt rất phổ biến và ở tất cả các xã xung quanh khu bảo tồn, do diện tích canh tác lúa nước ít và tập quán lâu đời của dân địa phương đặc biệt là cộng đồng người Mông ở bản Mường Lống và Mường Tụt, xã Tri Lễ thì hoạt động này rất nghiêm trọng. Kết quả điều tra cho thấy hoạt động phát nương làm rẫy ở đây đã tiến sát đến chân đỉnh Pù Hoạt. Trong tháng 6/2010 trong chuyến khảo sát của chúng tôi đã phát hiện thấy rẫy của người dân địa phương làm ngay tại chân đỉnh Pù Hoạt ở độ cao trên 2.000 m; ở tất cả các điểm còn lại nếu tính từ khu dân cư gần rừng nhất thì khoảng cách từ 4-6 km theo đường chim bay lấn sâu vào khu bảo tồn đang có hoạt động làm rẫy của người dân địa phương. Đặc biệt tại bản Piêng Lâng xã Nậm Giải, sau trận lụt kinh hoàng năm 2007 hầu như ruộng nước của người dân địa phương không còn sản xuất được do bị cuốn trôi và vùi lấp bởi đá sỏi thì hoạt động làm rẫy đã lấn rất sâu vào khu bảo tồn khoảng 4,5 km theo đường chim bay dọc các con suối, chúng tôi ước lượng được vào tháng 8/2010.

Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh học nói chung và các loài ếch cây nói riêng. Để có đất canh tác, toàn bộ cây rừng bị chặt hoàn toàn, hệ sinh thái đất cũng bị ảnh hưởng do bị đốt lửa. Sau vài ba vụ trồng trọt đất không những bị bỏ hoang do bạc màu và bị rửa trôi ở tầng đất mặt và sinh cảnh sống của các loài cũng bị biến mất.

Diện tích dất canh tác làm nương chỉ sử dụng được 3 – 4 vụ tương đương 2 – 3 năm là đất bị bạc màu không canh tác được nữa người dân lại phá rừng làm nương rẫy mới. Nếu không có biện pháp quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ thì diện tích rừng bị phá ngày một tăng lên (Phụ lục 5).

3.5.2.3.Tác động từ các dự án thủy điện và làm đường

Hiện ở Pù Hoạt có 3 dự án thủy điện tại Hủa Na (đang xây dựng) ở xã Đồng Văn, Bản Cốc và Sao Va (đã hoàn thành), việc xây dựng các thủy điện đã tác động đến đa dạng sinh học trong vùng là không nhỏ, đặc biệt là thủy điện Hủa Na với công suất 200 MW, với diện tích lòng hồ lớn gây ngập một diện tích không nhỏ trong khu bảo tồn đồng thời tạo ra sự ngăn cách trong hoạt động của động vật nói chung và lưỡng cư, bò sát nói riêng. Trong hoạt động xây dựng các thủy điện ngoài việc mất rừng do lòng hồ ngập nước, khai thác tận thu và hoạt động tái định cư, định canh làm mất đi một diện tích rừng lớn khác. Chưa kể đến lợi dụng hoạt động

khai thác tận thu và tái đinh canh định cư người dân còn lợi dụng để khai thác theo kiểu mở đường xương cá ăn sâu vào vùng lõi khu bảo tồn.

Trong khu vực khu bảo tồn ngoài các dự án thủy điện đã hoàn thành và đang thi công thì hai dự án đường vành đai Tây Nghệ An khác, một nối từ Đồng Văn sang Lào và một từ xã Hạnh Dịch xuyên ngang qua khu Pù Hoạt hiện đang thi công cũng tác động không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng trong tương lai khi hai dự án này hoàn thành (Phụ lục 6)

3.5.2.4. Hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ

Hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ chủ yếu ở Pù Hoạt chủ yếu gồm:

Khai thác măng: mùa khai thác từ tháng 4-8 người dân địa phương trong khu bảo tồn cùng với các xã lân cận kể cả ở huyện Quỳ Châu lên khai thác măng; hoạt động này thường theo từng cá nhân đơn lẽ hoặc tập trung thành nhóm 3-5 người vào rừng làm lán và ở lại lâu dài trong rừng để khai thác măng với số lượng lớn. Có hai hình thúc khai thác măng chủ yếu là sau khi lấy măng tươi người dân sẽ vận chuyển ra và tiêu thụ ngay tại bản do thương lái thu gom, đây là hình thức phổ biến nhất. Trong ngày 2/8/2012 trong khoảng 2 giờ, trên đường từ bản Huổi Mương, xã Hạnh Dịch vào vị trí khảo sát có khoảng 16 người gánh măng ra khỏi rừng, qua phỏng vấn được biết mỗi gánh măng có trọng lượng khoảng 24kg, như vậy chỉ trong khoảng 2h số lượng măng bị khai thác đã là gần 400 kg. Hình thức khai thác thứ 2 là những người đi lấy măng lập thành các nhóm khai thác lâu dài trong rừng bằng cách làm lán, khai thác măng tươi sấy khô bằng củi và vận chuyển ra khỏi rừng. Hoạt động này phổ biến ở tất cả các điểm khảo sát.

Khai thác củi: Hiện tại gần phần lớn dân cư trong vùng vẫn sử dụng củi làm chất đốt, do vậy việc khai thác củi làm chất đốt đã gây sức ép lớn đến tài nguyên rừng và làm giảm độ che phủ của rừng. Qua phỏng vấn tại bản Piêng Lâng xã Nậm Giải cho thấy một gia đình sử dụng tối thiểu 3kg củi/ngày thì sức ép về chất đốt ở đây là rất lớn lên khu bảo tồn. Cả huyện Quế Phong hiện có khoảng hơn 12.000 hộ dân. Như vậy chỉ tính riêng huyện Quế Phong thì lượng chất đốt tiêu thụ hàng ngày là rất lớn. Các loài ếch cây có đời sống phụ thuộc rất nhiều vào khu hệ thực vật rừng, chúng sống chủ yếu ở các sinh cảnh rừng núi thấp, núi trung bình và đồng ruộng, là nơi chịu nhiều tác động của các hoạt động khai thác, canh tác và xây dựng các công

trình của con người, làm suy giảm thảm thực vật rừng. Vì vậy, nguy cơ mất đi sinh cảnh sống của chúng ngày càng cao.

Các hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng và xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống của con người một cách không hợp lý còn tác động không tốt đến khí hậu, lũ lụt, lở đất thường xuyên xảy ra, nhiệt độ ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến các loài ếch nhái, là những loài rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

3.5.2.5. Việc khai thác, sử dụng, trao đổi và mua báncác loài lưỡng cư

Việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng đã và đang được tiến hành đã đem lại những kết quả nhất định. Cùng với đóng cửa rừng, cấm săn bắt động vật hoang dã đang được thực hiện. Bên cạnh những mặt tích cực mà công tác quản lý mang lại, đồng thời gây trở ngại về việc làm và kế sinh nhai của người dân địa phương, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số.

Việc ngăn chặn săn bắt các loài động vật lớn (chủ yếu là thú) và nguồn tài nguyên này gần như cạn kiệt đã làm cho người dân chuyển sang khai thác LC, BS bởi đây là đối tượng dễ săn bắt, một số loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài là nguồn cung cấp thực phẩm và đem lại nguồn thu nhập cho dân địa phương thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán để làm thuốc, làm các món ăn đặc sản trong các nhà hàng cho dân địa phương hàng ngày. Tuy nhiên đối với nhóm ếch cây một mặt do chúng sống trên cây cao, mặt khác do kích thước của chúng khá nhỏ bé nên theo chúng tôi đây không phải là nguyên nhân chính làm suy giảm sự đa dạng của các loài ếch cây ở khu vực này.

3.5.3. Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên lưỡng cư, bò sát cho Khu BTTN Pù Hoạt sát cho Khu BTTN Pù Hoạt

3.5.3.1 Tình hình quản lí

Dự án đầu tư thành lập Khu BBTN Pù Hoạt được UBND tỉnh Nghệ An thành lập từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định thành lập chính thức nên Pù Hoạt chưa có ban quản lí khu bảo tồn. Việc quản lí tài nguyên rừng cũng như tài nguyên động vật rừng ở địa phương do Hạt kiểm lâm Quế Phong quản lí và chính quyền xã đảm nhận, do mỗi xã trong khu bảo tồn có một cán bộ kiểm lâm. Người kiểm lâm có nhiệm vụ quản lí toàn bộ công việc liên quan đến rừng. Nội dung quản lí nhiều, lực lượng kiểm lâm quá mỏng nên cộng việc quản lí hầu như bị

Một phần của tài liệu Họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Trang 72)