15. Theloderma gordoni Taylor, 1962
3.4.2. Phân bố theo sinh cảnh của họ ếch cây ở khu BTTN Pù Hoạt
Khu vực nghiên cứu thuộc vào 5 sinh cảnh chính: Rừng nguyên sinh; Rừng thứ sinh; Nương rẫy; Đồng ruộng; Khu dân cư.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thành phần loài ếch cây ở các sinh cảnh khác nhau:
Sinh cảnh rừng thứ sinh: thảm thực vật phong phú, có các con suối và vũng nước nhỏ, thích hợp cho môi trường sống của các loài ếch nhái, ghi nhận được số loài nhiều nhất là 11 loài, trong đó giống Rhacophorus có có 3 loài (chiếm 15%), tiếp theo là giống Chiromatis có 2 loài (chiếm 10%), các giống Gracixalus, Kurixalus, Philautus mỗi giống có 1 loài (chiếm 5%).
Sinh cảnh rừng nguyên sinh: thảm thực vật hầu như còn nguyên vẹn, ít chịu tác động của con người, ở sinh cảnh này đã ghi nhận được 5 loài, trong đó giống
Rhacophorus có 2 loài (chiếm 10%), các giống Aquixalus, Kurixalus, Gracixalus
mỗi giống có 1 loài (chiếm 5%). Do ở trên đai cao, số lượng suối và các vũng nước cũng giảm đáng kể, thời gian khảo sát ngắn và khó tiếp cận vì vậy số mẫu thu được ở đây là chưa nhiều. Tuy nhiên, dạng sinh cảnh này lại là nơi cư trú của nhiều loài ếch cây hiếm gặp (Gracixalus quangi, Kurixalus cf. ananjevae).
Sinh cảnh nương rẫy: Ghi nhận 1 loài, thuộc giống Rhacophorus (chiếm 5%). Sinh cảnh khu dân cư: Ghi nhận 1 loài, thuộc giống Polypedates
(Polypedates leucomystax) (chiếm 5%).
Sinh cảnh đồng ruộng: Có 2 loài, thuộc giống Polypedates (Polypedates leucomystax và P. mutus) (chiếm 10%).
Ở các sinh cảnh nương rẫy, khu dân cư và đồng ruộng có ít loài sinh sống và chủ yếu là các loài phổ biến vì sinh cảnh ở đây không đa dạng, bị nhiều tác động của con người (Biểu đồ 3.10).
5% 10% 5% 5% 5% 5% 5% 10% 5% 10% 15% 5% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Rừng NS (5 loài) Rừng TS (10 loài) NR (1 loài) ĐR (2 loài) Khu DC (1 loài)
Theloderma Rhacophorus Philautus Polypedates Kurixalus Gracixalus Chiromatis Aquixalus
Biểu đồ 3.10. Phân bố các loài theo sinh cảnh của họ ếch cây ở Pù Hoạt.