Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến VIỆC nắm GIỮ TIỀN của các CÔNG TY NIÊM yết tại VIỆT NAM (Trang 33)

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về đề tài các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền ở các nước trên thế giới, đều sử dụng mô hình hồi quy để kiểm nghiệm các giả thiết về mối tương quan giữa tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, và các yếu tố tác

động đến nó. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền của các công ty niêm yết tại Việt Nam” được biểu diễn bởi 2 mô hình:

Mô hình (1):

CASH = βR0 R+ βR1RMKTBOOK + βR2RCFLOW + βR3RSIZE + βR4RNWC + βR5RLEVERAGE + βR6 RCAPEX +

Mô hình này dựa theo mô hình nghiên cứu của tác giả Mai Daher (2010), “Các yếu tố quyết định giữ tiền mặt trong các công ty nhà nước và tư nhân Anh”, với các biến MKTBOOK, CFLOW, SIZE, NWC, LEVERAGE, CAPEX được tính toán dựa trên bộ dữ liệu của 151 công ty niêm yết nhằm giải thích câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tốcơ hội đầu tư, quy mô doanh nghiệp, khảnăng sinh lời, chi tiêu vốn đầu

tư, đòn bẩy tài chính và vốn luân chuyển ảnh hưởng như thế nào đến việc nắm giữ

tiền của công ty niêm yết tại Việt Nam?

Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của tác giả Mai Daher (2010), bài nghiên cứu dùng biến MKTBOOK thay vì dùng SALESGROWTH như nguyên mẫu. Giải thích sự khác biệt này: đối tượng nghiên cứu của tác giả Mai Daher (2010) là các công ty

tư nhân chưa niêm yết và công ty cổ phần niêm yết. Bài nghiên cứu này không thể

thu thập dữ liệu của các công ty tư nhân một cách chính xác, do môi trường nghiên cứu khác biệt với nước Anh, đồng thời theo yêu cầu tính chính xác của nghiên cứu, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không thực hiện kiểm toán báo cáo tài

chính theo quy định. Biến MKTBOOK, đại diện cho cơ hội đầu tư được áp dụng công thức theo nghiên cứu của tác giả Thomas Bates (2009).

Với bộ dữ liệu của 151 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ2007 đến 2014, được chia thành 3 nhóm dữ liệu riêng biệt: 151 công ty, 100 công ty CP có số cổ phiếu tư nhân chiếm giữ trên 50% số cổ phiếu đang lưu hành và

26

51 công ty CP nhà nước chiếm giữ trên 50% số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mô hình này sẽ chạy lần lượt 3 nhóm dữ liệu với mục tiêu 6 biến độc lập MKTBOOK, CFLOW, SIZE, NWC, LEVERAGE, CAPEX có tác động đến biến phụ thuộc là CASH đại diện cho nắm giữ tiền ở mỗi nhóm công ty hay không? Qua phân tích và so sánh giữa các nhóm công ty xác định: yếu tố nào có tác động đến nắm giữ tiền, mức độtác động ở mỗi nhóm và tìm nguyên nhân lý giải kết quả này.

Mô hình 2:

CASH = βR0 R+ βR1 RMKTBOOK + βR2 RCFLOW + βR3R SIZE + βR4 RNWC + βR5

RLEVERAGE + βR6 RCAPEX + βR7 RPRIV DUM + (2)

Mô hình này được mô phỏng ý tưởng phân nhóm sở hữu vốn điều lệ của tác giả Mai Daher (2010), và ý tưởng sử dụng nhóm công ty cổ phần nhà nước và công ty cổ phần tư nhân của tác giả Trần Anh Vũ (2014). Tác giả sử dụng biến giả PRIV

đại diện cho nhóm các công ty cổ phần tư nhân là (1), nhóm các công ty cổ phần nhà

nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là (0). Với giảđịnh các yếu tố khác không đổi cho biết: lượng tiền mặt của nhóm công ty cổ phần tư nhân nắm giữkhác lượng tiền mặt của nhóm công ty cổ phần nhà nước nắm giữ tiền như thế nào?

Tác giả sử dụng mô hình (1) chạy bộ dữ liệu của từng nhóm công ty, nhằm

xác định mức độ tác động của các yếu tố cơ hội đầu tư, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, chi tiêu vốn đầu tư, đòn bẩy tài chính và vốn luân chuyển đến quyết

định nắm giữ tiền của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mô hình (2) tác giả chạy bộ dữ liệu mẫu nghiên cứu của toàn bộ công ty, bổ sung biến PRIVDUM nhằm tìm kiếm có sự khác biệt giữa công ty CP Tư nhân và công ty CP Nhà nước hay không?. Vai trò của biến PRIVDUM trong mô hình 2 sau

khi ước lượng hồi sẽ cho một kết quả cụ thể, là bằng chứng khoa học kết luận rằng:

trong điều kiện các yếu tốkhác không đổi, với mẫu nghiên cứu 151 công ty, công ty

CP nhà nước nắm giữ tiền nhiều hơn hay thấp hơn công ty CP tư nhân và cao hoặc thấp hơn bao nhiêu?

27

3.2.MÔ TẢ DỮ LIỆU

3.2.1. Mô tả nguồn dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê tại trang 37TUwww.cophieu68.com.vnU37T thu thập báo cáo tài chính của 205 công ty phi tài chính, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2008 - 2014. Tác giả sẽ loại bỏ không thuộc mẫu nghiên cứu các trường hợp:

- Các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, do các công ty này nắm giữ tiền để đáp ứng yêu cầu về vốn, không nắm giữ tiền vì lý do cho yêu cầu lợi ích kinh tế.

- Các công ty có số liệu không liên tục, các chỉ tiêu tài chính âm (-) không

đảm bảo điều kiện nghiên cứu để tính toán các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình thực nghiệm và tạo dữ liệu bảng (panel data).

- Các quan sát có giá trị cực hạn do giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ ảnh hưởng kết quả thống kê, tạo sựthay đổi lớn về hội tụ.

Sau khi sàng lọc, tác giả chọn 151 công ty, giai đoạn nghiên cứu từ 2008 - 2014 với 1.057 biến quan sát. Tác giả thu thập và phân loại dữ liệu theo 3 nhóm: toàn bộ công ty đảm bảo điều kiện nghiên cứu, nhóm công ty cổ phần tư nhân và nhóm

công ty niêm yết do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại quyết

định 77/2010/QĐ-TTg và luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11.

3.2.2. Mô tả biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Theo các lý thuyết về nắm giữ tiền và các nghiên cứu trước đây, thì có rất nhiều các yếu tốtác động đến nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Trong giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, và phương pháp tính được tham khảo theo nghiên cứu của các tác giả Thomas W. Bates (2009), Mai Daher (2010), các biến trong mô hình nghiên cứu được tác giả giới thiệu dưới đây:

- Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản (CASH)

Biến tỷ lệ tiền trên tổng tài sản là biến phụ thuộc, biểu hiện mức nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản được tính:

28

- Tỷ lệ giá thịtrường trên giá trị sổ sách (MKTBOOK)

Biến MKTBOOK đại diện cho cơ hội đầu tư của công ty. Các công ty có nhiều cơ hội đầu tư thường tích trữ tiền mặt nhiều hơn để tài trợ cho các dựán tương

lai. Thuyết đánh đổi và Thuyết trật tự phân hạng cho rằng MKTBOOK có mối quan hệđồng biến với nắm giữ tiền. Tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổsách được tính:

MKTBOOK

- Tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản (CFLOW)

Biến CFLOW trong bài nghiên cứu biểu hiện khả năng sinh lời của công ty. Các công ty có khảnăng sinh lời cao có nghĩa các hoạt động kinh tiến triển tốt, công ty cần đầu tư nhiều vì thế cần tích trữ tiền mặt. Ngoài ra, khi có dòng tiền cao dự

kiến sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt vì nguồn tài chính nội bộ thuận lợi hơn nguồn tài chính bên ngoài. Theo Thuyết trật tư phân hạng, CFLOW quan hệđồng biến với nắm giữ tiền. Tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản được tính:

CFLOW

- Quy mô công ty (SIZE)

Các công ty có quy mô lớn có thể phát hành cổ phần với chi phí thấp hơn, ít đối diện với vấn đề bất cân xứng thông tin hơn so công ty có quy mô nhỏ. Hơn thế

nữa, các công ty có quy mô lớn thường có khuynh hướng cần đa dạng hóa hoạt động

đầu tư, do đó ít khảnăng kiệt quệ tài chính, vì thế nắm giữ tiền thấp. Thuyết đánh đổi kỳ vọng quy mô công ty nghịch biến với nắm giữ tiền. Mặt khác, các công ty có quy mô lớn thường có mức dòng tiền cao hơn, nên nắm giữ tiền nhiều hơn, vì thế Thuyết trật tự phân hạng và thuyết dòng tiền kỳ vọng có mối quan hệđồng biến với nắm giữ

tiền. Quy mô công ty được tính:

SIZE = Ln của Tổng tài sản - Tỷ lệ vốn luân chuyển trên tổng tài sản (NWC)

Vốn luân chuyển được xem như tài sản ngắn hạn đã loại trừ nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài

29

Trong mô hình nghiên cứu nắm giữ tiền của 2 tác giả Thomas Bates (2009) và Mai Daher (2010), tiền và các khoản tương đương là biến phụ thuộc. Vốn luân chuyển loại trừ tiền và tương đương tiền trong bài nghiên cứu là biến độc lập đại diện cho vốn luân chuyển ròng.

Những tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho, khoản phải thu ngắn hạn và khoản phải trả ngắn hạn đều ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ của các

công ty. Đây là các tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Thuyết

đánh đổi cho rằng NWC quan hệ nghịch biến với nắm giữ tiền. Tỷ lệ vốn luân chuyển trên tổng tài sản được tính:

NWC

- Đòn bẩy tài chính doanh nghiệp (LEVERAGE)

Thuyết trật tự phân hạng và thuyết dòng tiền cho rằng LEVERAGE có mối quan hệ nghịch biến với nắm giữ tiền do: Các công ty có mức đòn bẩy tài chính thấp sẽ gia tăng tích lũy tiền mặt để tránh tiếp cận thị trường vốn. Vả lại, nợ được xem

như là một sự thay thế cho tỷ lệ nắm giữ tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư. Mặt khác, nợ có thểlàm gia tăng xác suất kiệt quệ tài chính và xác suất phá sản công ty, cho nên các công ty có mức đòn bẩy tài chính cao sẽ nắm giữ tiền nhiều hơn. Đó là

nguyên nhân Thuyết đánh đổi cho rằng rất mơ hồ trong xác định mối quan hệ giữa

đòn bẩy và nắm giữ tiền. Đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được tính:

LEVERAGE

- Tỷ lệ chi tiêu vốn trên tổng tài sản (CAPEX)

Biến CAPEX đo lường chi tiêu vốn đầu tư của công ty. Chi tiêu vốn đầu tư là

khoản chi từ tiền mặt cho việc mua sắm, xây dựng tài sản cốđịnh và các tài sản dài hạn khác, vì thế chi tiêu vốn làm giảm dự trữ tiền mặt. Nếu chi tiêu vốn đầu tư tạo ra tài sản mà có thểđược sử dụng như một tài sản thế chấp, chi tiêu vốn đầu tư làm tăng

khảnăng vay nợ và giảm nhu cầu về tiền mặt, điều này cho thấy CAPEX và nắm giữ

30

Đồng thời, chi tiêu vốn đầu tư có thể được xem như là đại diện cho chi phí khủng hoảng tài chính hoặc cơ hội đầu tư, trong trường hợp này chi tiêu vốn đầu tư

thể hiện mối quan hệđồng biến với nắm giữ tiền. Tỷ lệ chi tiêu vốn trên tổng tài sản

được tính:

CAPEX

Thực hiện tính toán các biến được nêu trong mô hình nghiên cứu, tác giả hệ

thống các chỉ tiêu từ Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu như sau: Bảng 3.1:Các chỉ tiêu tính các biến trong mô hình nghiên cứu

Chỉ tiêu Báo cáo Tài chính

Tiền và các khoản tương đương tiền Mã 110 BCĐKT

Tổng tài sản Mã 270 BCĐKT

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Mã 400 BCĐKT

Giá thị trường của vốn cổ phần Số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân (x) với giá thị trường cổ phiếu vào ngày 31/12

Lợi nhuận sau thuế Mã 60 BCKQHĐKD

Cổ tức Mã 36 BCLCTT

Khấu hao tài sản Mã 02 BCLCTT

Các khoản phải thu ngắn hạn Mã 130 BCĐKT

Hàng tồn kho Mã 140 BCĐKT

Các khoản phải trả ngắn hạn Mã 310 BCĐKT

Tổng nợ Mã 300 BCĐKT

Chi tiêu vốn Mã 21 BCLCTT

31

Bảng 3.2:Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu

Số Biến Mô tả Cách tính

Biến phụ thuộc

1 CASH Tỷ lệ tiền mặt

Biến độc lập

1 MKTBOOK Market to book

2 CFLOW Khả năng sinh lời

3 SIZE Quy mô công ty Ln của Tổng tài sản

4 NWC Vốn luân chuyển

5 LEVERAGE Đòn bẩy tài

chính

6 CAPEX Chi tiêu vốn đầu tư

7 PRIVDUM Công ty CP tư

nhân nắm giữ

Biến giả:

-Bằng 1 nếu là công ty cổ phần niêm yết tư nhân nắm giữ trên 50% số cổ phần đang lưu hành

-Bằng 0 nếu là công ty cổ phần niêm yết nhà nước tư nhân nắm giữ trên 50% số cổ phần đang lưu hành

(Nguồn: Tác giả tham khảo các chỉ tiêu từ bài nghiên cứu gốc)

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến VIỆC nắm GIỮ TIỀN của các CÔNG TY NIÊM yết tại VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)