4.1.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu
Với dữ liệu thu thập từ 205 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thuộc các ngành:
công nghiệp, cao su, dược phẩm y tế hóa chất, giáo dục, sản xuất kinh doanh, thương
mại, dịch vụ du lịch, vận tải và xây dựng...từnăm 2008 đến 2014.
Đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu, tác giả loại bỏ 54 công ty có chuổi số liệu không liên liên tục, các biến có giá trị cực hạn ảnh hưởng kết quả thống kê. Sau cùng còn lại 151 công ty với 1.057 biến quan sát tham gia nghiên cứu.
Căn cứ thông tin doanh nghiệp và dữ liệu thống kê tài chính công bố tại website 37Twww.cophieu68.com.vn, tác giả phân loại 3 nhóm dữ liệu bao gồm: 151 công ty cổ phần niêm yết, trong đó tách nhóm 100 công ty tư nhân nắm giữ trên 50% cổ phần và 51 công ty nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần.
Xu hướng biến động của việc nắm giữ tiền mặt giai đoạn 2008 đến 2014 của 151 công ty cổ phần niêm yết Việt Nam biểu diễn như sau:
Bảng 4.1: Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản bình quân 2008 - 2014
Năm Công ty cổ phần niêm yết Tư nhân nắm giữCông ty CP Nhà nước nắm giữCông ty CP
2008 0.14437 0.12917 0.17419 2009 0.12012 0.11897 0.12238 2010 0.10630 0.10551 0.10785 2011 0.10840 0.10063 0.12363 2012 0.09899 0.08991 0.11678 2013 0.10519 0.09970 0.11595 2014 0.09819 0.09195 0.11042
39
Số liệu Bảng 4.1 hiển thị nhóm 151 công ty niêm yết có tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản trung bình dịch chuyển theo hướng giảm dần từ14.44% năm 2008 xuống
còn 9.90% trong năm 2012, duy trì đến 2014 là 9.82%. Tương tự, nhóm 100 công ty
CP tư nhân bắt đầu là 12.92% năm 2008 đến năm 2014 giảm còn 9.20%, và nhóm 51
công ty CP nhà nước từ 17.42% năm 2008 đến năm 2014 còn 11%. Trong đó, công ty CP nhà nước có tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản cao hơn so các nhóm còn lại và tốc độ giảm tỷ lệ nắm giữ tiền của hai nhóm này là như nhau (4%).
Nghiên cứu của tác giả Thomas W. Bates, Kathleen Mc. Kahle & Rene M. Stulz (2009), “Tại sao các doanh nghiệp lại nắm giữ tiền nhiều hơn trước đây” của 700 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 1980 đến năm 2006,
kết quả thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản trung bình tăng từnăm 1980 với mức 10.5% đến năm 2006 lên đỉnh điểm là 23.2%, Ông cho rằng “Tăng nắm giữ tiền với tỷ lệtăng đều hàng năm cần được lưu ý”.
Nghiên cứu của tác giả Mai Daher (2010), “Các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt trong các công ty nhà nước và tư nhân Anh” với mẫu của hơn 60.000 doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân Anh từ 1994-2005. Tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản trung bình nhóm toàn bộcông ty năm 1994 là 10.2% đạt đỉnh điểm 19.1% trong năm 2005, nhóm công ty tư nhân có cùng xu hướng tăng như toàn bộ mẫu, 10.2% trong
năm 1994 và tăng đều hàng năm đến 2005 là 19.5%. Trong khi nhóm công ty CP nhà
nước hầu như không thay đổi qua 12 năm vẫn ở mức 12.8% - 13%.
So sánh tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản trung bình của các công ty Việt
Nam giai đoạn 2008 -2014 với các nghiên cứu trước đây cho thấy, các công ty niêm yết Việt Nam không có xu hướng gia tăng nắm giữ tiền, tốc độ giảm đều, không đột biến. Theo kết quảMai Daher (2010), các công ty CP nhà nước Anh có mức nắm giữ
tiền thấp, ổn định thì các công ty CP nhà nước Việt Nam có mức nắm giữ tiền cao
hơn so nhóm công ty tư nhân. Hiện tượng này ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đại diện tại khu vực công ty CP nhà nước, phù hợp nhận định “quyền sở hữu mức độ tập trung trong một công ty công cộng, và thấy rằng các doanh nghiệp tư nhân có sở hữu
cao hơn, tập trung giữ ít tiền mặt phù hợp với lý thuyết dòng tiền tự do” trang 2 , nghiên cứu Mai Daher (2010) .
40
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản bình quân 2008 – 2014
0.00000 0.05000 0.10000 0.15000 0.20000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Công ty CP niêm yết
Công ty CP tư nhân nắm giữ
Công ty CP nhà
nước nắm giữ
Nhận xét: Quan sát Biểu đồ 4.1 cho thấy, nhìn chung tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản của ba nhóm công ty đều có sự thay đổi qua từng năm, cơ cấu dịch chuyển trong
giai đoạn 2008 -2014 đồng chiều, tuy có biến động song mức độ không cao. Xu
hướng giảm dần từ năm 2008, đặc biệt cùng tốc độ giai đoạn 2009 – 2010. Nhóm
công ty CP tư nhân giảm sâu năm 2010, tăng nhẹ trong năm 2011 và tiếp tục giảm
đến năm 2014.
Bảng 4.2: Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản bình quân theo ngành 2008 - 2014
Năm Ngành nghề hoạt động Công nghiệp Dịch vụ du lịch Sản xuất kinh doanh Thương mại Năng lượng Khai khoáng Xây dựng 2008 0.12284 0.13777 0.17639 0.13519 0.18422 0.15779 2009 0.13608 0.15940 0.13791 0.15988 0.13228 0.15166 2010 0.12483 0.14533 0.12799 0.14088 0.12180 0.14155 2011 0.11485 0.12948 0.08224 0.12656 0.08464 0.12191 2012 0.12782 0.13649 0.10705 0.14291 0.10647 0.13473 2013 0.12618 0.13449 0.12590 0.14526 0.12729 0.15376 2014 0.10861 0.13893 0.14533 0.13785 0.14820 0.16468 Bình quân 0.12303 0.14027 0.12897 0.14122 0.12927 0.14658
41
Quan sát Bảng 4.2, số liệu thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản của các công ty niêm yết ngành nghề hoạt động giai đoạn 2008 -2014, ngoài ngành công nghiệp là 12.30% thấp nhất và không có đột biến. Các ngành dịch vụ du lịch và
thương mại mặc dù không có thay đổi lớn, nhưng tỷ lệ nắm giữ tiền bình quân 14% là tương đối cao. Trong điều kiện lạm phát đang là bài toán của quốc gia thì ởgóc độ
vi mô, các công ty sử dụng giải pháp dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất, tiết giảm chi
phí đầu vào xét về thực tế là hợp lý. Ngành năng lượng khai khoáng mặc dù có tỷ lệ
nắm giữ tiền trên tổng tài sản bình quân là 12.90%, nhưng diễn biến các năm có
nhiều biến động, từ mức 18.42% năm 2008 giảm dần đến năm 2011 còn 8.46%, sau đó tăng dần đến năm 2014 là 13%. Tương tự, tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản của các công ty ngành sản xuất kinh doanh cũng có sựthay đổi giảm từnăm 2008 ở mức 17.64% xuống còn 8.22% trong năm 2011.
Quan sát năm 2011 nhận thấy, đây là năm tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản giảm thấp nhất ở hầu hết các ngành, diễn biến này phản ánh tình hình lạm phát năm 2011 là 18%. Lý giải mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty giảm khi lạm phát gia
tăng, phù hợp quan điểm tài sản tiền tệ bị mất giá do ảnh hưởng của sức mua. Sang
năm 2012 và các năm sau, các công ty tăng dần mức độ nắm giữ tiền phòng ngừa
nguy cơ phá sản. Tình trạng đóng băng bất động sản, ảnh hưởng tâm lý nắm giữ tiền phòng ngừa rủi ro của các công ty ngành xây dựng, làm tỷ lệ này luôn ở mức dao
động 14.66%.
4.1.2. Kết quả thống kê mô tả biến
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê Eviews 7.0, trình bày kết quả
thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua các tiêu chí: số trung bình (mean), trung vị (median), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum),
độ lệch chuẩn (Std.Dev), số quan sát (Observations). Do mục tiêu nghiên cứu là tìm ra mức độ ảnh hưởng các của yếu tốtác động đến việc nắm giữ tiền của các công ty niêm yết, qua đó nghiên cứu việc nắm giữ tiền giữa công ty CP nhà nước nắm giữ và
công ty CP tư nhân có khác biệt với mức độ nào, vì thế tác giả sẽ trình bày lần lượt theo 3 nhóm dữ liệu cho mô hình (1), nhằm xem xét các yếu tố tác động có ảnh
42 - Mô hình 151 Công ty niêm yết
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến mô hình 151 công ty niêm yết
(Nguồn: Eviews 7.0)
- Trung bình, tỷ lệ thay đổi lượng tiền trên tổng tài sản (CASH) là 11.15%,
độ lệch chuẩn là 12.46% với mức thấp nhất là 0.03% và tối đa là 95%, điều này chỉ
ra rằng có sự khác biệt lớn trong việc điều chỉnh tỷ lệ tiền giữa các công ty.
- Tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách (MKTBOOK) trung bình của mẫu là 95%, dao động trong phạm vi từ 14% đến 758% cho thấy cơ hội đầu tư giữa các công ty rất khác nhau. Với độ lệch chuẩn là 52% sẽảnh hưởng kết quả hồi quy.
- Tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản (CLOW) trung bình là 7%, mức thấp nhất là -67% và tối đa 319%, biên độdao động khá lớn nhưng độ lệch chuẩn ở mức 12%.
- Chỉ số quy mô công ty (SIZE) có mức biến động trung bình là 12.576, độ
lệch chuẩn là 1.14, với mức tối đa là 15.06 và thấp nhất là 9.40 cho thấy quy mô giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu có sự cách biệt không cao.
- Tỷ lệ vốn luân chuyển trên tổng tài sản (NWC) trung bình ở mức 2%, mức thấp nhất là -86% và tối đa là 85%, điều này chỉ ra rằng có sự khác biệt rất lớn về
43
- Mức trung bình của tỷ lệ đòn bẩy tài chính doanh nghiệp (LEVERAGE) là 47.57%, độ lệch chuẩn là 22% với mức thấp nhất là 3.5% và tối đa là 112%, tỷ lệ nợ
giữa các công ty niêm yết có khoảng cách khá xa .
- Tỷ lệ chi tiêu vốn trên tổng tài sản (CAPEX) ở mức trung bình là 4.42%, độ
lệch chuẩn là 6.55% với mức thấp nhất là 0% và tối đa là 61%. - Mô hình 100 Công ty CP Tư nhân
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến mô hình 100 công ty CP tư nhân
(Nguồn: Eviews 7.0)
- Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản trung bình là 10.49%, mức thấp nhất là 0.03% và tối đa là 95%, độ lệch chuẩn 12%. Các chỉ sốnày tương đồng với mẫu 151 công ty.
- Tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách trung bình là 97%, độ lệch chuẩn 58%, biên độdao động 14% - 758% là cực lớn.
- Tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản trung bình là 6.50%, mức thấp nhất là -67% và tối đa là 319%, độ lệch chuẩn là 14%.
- Chỉ sốquy mô công ty trung bình là 12.55, trong đó chỉ số cao nhất là 15.06 và thấp nhất là 9.40, độ lệch chuẩn là 1.15.
- Tỷ lệ vốn luân chuyển trên tổng tài sản trung bình ở mức 1.8%, trong đó
44
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính doanh nghiệp trung bình là 46%, độ lệch chuẩn là 21%, tỷ lệ thấp nhất là 5.46% và tối đa là 112% .
- Tỷ lệ chi tiêu vốn trên tổng tài sản trung bình là 3%, độ lệch chuẩn là 4.5% với mức thấp nhất là 0% và tối đa là 56%.
- Mô hình 51 công ty CP Nhà nước
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến mô hình 51 công ty CP Nhà nước
(Nguồn: Eviews 7.0)
- Tỷ lệ tiền trên tổng tài sản trung bình là 12.45%, trong đó mức thấp nhất là 0.02% và tối đa là 94%, độ lệch chuẩn là 13%.
- Tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách trung bình là 90%, độ lệch chuẩn 37%, biên độdao động 30% - 435%.
- Tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản trung bình là 8%, mức thấp nhất là -29% và tối đa là 48.5%, độ lệch chuẩn là 8%.
- Chỉ sốquy mô công ty trung bình là 12.61, trong đó chỉ số cao nhất là 14.65 và thấp nhất là 9.65. Độ lệch chuẩn 1.12.
- Tỷ lệ vốn luân chuyển trên tổng tài sản trung bình ở mức 9.6%, mức thấp nhất là -33% và tối đa là 85%, độ lệch chuẩn 19%.
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính doanh nghiệp trung bình là 50%, độ lệch chuẩn là 24%, tỷ lệ thấp nhất là 0.4% và tối đa là 87% .
45
- Tỷ lệ chi tiêu vốn trên tổng tài sản trung bình là 6.5%, độ lệch chuẩn là 9% với mức thấp nhất là 0% và tối đa là 61%.
Nhận xét: Kết quả thống kê mô tả các biến trong 3 mô hình cho thấy, mô
hình 151 công ty và mô hình 100 công ty có nhiều chỉ số tương đồng, cơ bản do các công ty CP tư nhân nắm giữ chiếm 2/3 bộ mẫu nghiên cứu. Để dễ dàng quan sát sự ảnh hưởng các yếu tố đến việc nắm giữ tiền giữa 2 đối tượng sở hữu, tác giả tóm tắt một số biến có sự biến động nổi bật từ kết quả thống kê như sau:
Bảng 4.6: Kết quả thống kê một số biến trong mô hình
Năm
CASH MKTBOOK SIZE LEVERAGE
Tư
nhân
Nhà
nước nhân Tư
Nhà
nước nhân Tư
Nhà
nước nhân Tư
Nhà nước Mean 10.49% 12.45% 97% 90% 12.55 12.61 46% 50% Std.Dev 12% 13% 58% 37% 1.15 1.12 21% 24% Min 0.03% 0.17% 14% 30% 9.40 9.65 5% 4% Max 95% 94% 758% 435% 15.06 14.65 112% 87% Obs 700 357 700 357 700 357 700 357
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả thống kê Eviews 7.0)
Từ bảng 4.6, nhìn từ số trung bình cho thấy, ngoại trừ tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách của các công ty CP nhà nước là thấp, tất cả 3 biến còn lại là tỷ lệ nắm giữ tiền trên tổng tài sản, chỉ số quy mô công ty và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đều cao
hơn nhóm công ty CP tư nhân. Điều này có thể lý giải như sau: biến MKTBOOK bị
chi phối bởi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trong thời gian gần đây, giá thị trường cổ phiếu của một sốcông ty CP nhà nước nắm giữ chỉ giữở mức 50% giá trị cổ phiếu sổ sách, đó là lý do giá trị trung bình tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ
sách của các công ty CP nhà nước thấp hơn của nhóm công ty CP tư nhân.
Bên cạnh tỷ lệ tiền trên tổng tài sản trung bình là đại diện cho việc nắm giữ
tiền của nhóm các công ty CP nhà nước như đã phân tích ở Bảng 4.1. Tác giả quan sát các chỉ số trung bình của quy mô công ty và đòn bẫy tài chính thuộc nhóm các công ty CP nhà nước cho thấy mức chênh lệch cao so nhóm tư nhân. Mặc dù không
46
nhiều, nhưng đã phản ánh thực tếcác công ty CP nhà nước luôn được ưu đãi sử dụng vốn vay nhiều hơn (chỉ số trung bình là 50% so 46% của công ty CP tư nhân). Điều
này cũng phù hợp với thực tế, các công ty CP nhà nước Việt Nam được đầu tư vốn mạnh hơn nên đồng nghĩa quy mô công ty cũng cao hơn so công ty CP tư nhân.