Các gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến VIỆC nắm GIỮ TIỀN của các CÔNG TY NIÊM yết tại VIỆT NAM (Trang 81)

Thứ nhất, các chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt được xây dựng căn

cứ vào kết quả dòng ngân lưu. Linh hoạt tài chính là quyết định tỷ lệ tăng trưởng

tương thích với chính sách tài chính không lệ thuộc vào vốn huy động từ bên ngoài, tốc độtăng trưởng hợp lý này được gọi là mức tăng trưởng bền vững. Khi tốc độtăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng bền vững thì doanh nghiệp sẽ có dòng tiền dồi dào thanh toán nợ. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bền vững, thì doanh nghiệp sử dụng thêm dòng tiền từ hoạt động tài chính là huy động vốn, hoặc là được tài trợ từ hoạt động đầu tư thông qua bán các tài sản đầu tư ngắn hạn.

Để hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi và bền vững, các giám đốc tài chính cần cân nhắc việc xây dựng chính sách tài chính linh hoạt trong quản trị tiền mặt, không những giúp cho doanh nghiệp hoạt động bền vững mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng tiền một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp. Tăng lợi nhuận tất yếu phải đối mặt những rủi ro, trong đó phải kểđến rủi ro thiếu hụt tiền mặt. Hiện tượng

căng thẳng tài chính, lượng tiền thiếu hụt kéo dài là dấu hiệu phá sản của doanh nghiệp. Tình trạng phá sản hàng loạt các công ty trong các năm qua gần đây đã cho

thấy công tác quản trị tiền mặt chưa được các công ty quan tâm. Các nhà quản trị

doanh nghiệp cần thiết phải nắm vững các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền, cũng như tác động tích cực hay tiêu cực của nó để có những dự báo linh hoạt với phương

74

án khác nhau, dẫn đến việc xác định số tồn trữ tiền mặt hiệu quảđể đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Thứ ba, vốn luân chuyển ròng và đòn bẫy tài chính doanh nghiệp là 2 yếu tố có độ nhạy cảm cao với việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Do hoạt động của doanh nghiệp bắt đầu bằng tiền, từđó được chuyển đổi thành những loại tài sản khác nhau, tạo ra đòn bẫy hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh với các khoản đi vay và sau

đó các tài sản này trở về hình thái tiền nhưng lớn hơn ban đầu. Mối liên hệ chặt chẽ

này cho thấy vốn tác động lâu dài lên nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Tăng hoặc giảm nắm giữ tiền cho phép doanh nghiệp can thiệp vào tình hình tài chính thông qua quyết định cơ cấu vốn doanh nghiệp. Vì lẽ này, các nhà quản lý cần đặc biệt quan

tâm để có những quyết định điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền phù hợp.

Cuối cùng là gợi ý chính sách vĩ mô, trong thời gian qua với nỗ lực của Chính phủ trong việc thu hẹp vốn nhà nước trong các công ty CP nói chung, các công ty niêm yết nói riêng. Các bằng chứng thực nghiệm được trình bày trong bài nghiên cứu có thể hoặc là một trong những yếu tốđánh giá trong tiến trình rà soát, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến VIỆC nắm GIỮ TIỀN của các CÔNG TY NIÊM yết tại VIỆT NAM (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)