Kết luận vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến VIỆC nắm GIỮ TIỀN của các CÔNG TY NIÊM yết tại VIỆT NAM (Trang 80)

Các yếu tốtác động đến việc nắm giữ tiền của các công ty niêm yết Việt Nam từ năm 2008 đến 2014, trong bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp ước

lượng hồi quy, đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu bằng các bằng chứng thực nghiệm sau:

Đầu tiên, các yếu tố khảnăng sinh lợi, quy mô công ty, vốn luân chuyển ròng,

đòn bẫy tài chính đều có mối quan hệ với lượng tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với 3 mẫu nghiên cứu theo từng nhóm công ty khác nhau. Yếu tốcơ

hội đầu tư có mối quan hệ với lượng tiền nắm giữ của nhóm công ty CP Tư nhân và

không có bằng chứng thống kê rõ ràng đối với các công ty niêm yết và CP Nhà nước.

Ngược lại, mối quan hệ giữa yếu tố chi tiêu vốn đầu tư và việc nắm giữ tiền tồn tại trong các công ty niêm yết và CP Nhà nước, nhưng không tìm thấy bằng chứng thống kê đối với nhóm công ty CP Tư nhân.

Thứ hai, các yếu tố tác động có mối quan hệ với lượng tiền nắm giữ dù tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng đến quyết định nắm tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố vốn luân chuyển ròng và đòn bẫy tài chính cho thấy có phản ứng mạnh mẽ với tỷ lệ nắm giữ tiền trong kết quả nghiên cứu.

Thứ ba, bài nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về sự khác biệt giữa lượng tiền nắm của công ty CP Tư nhân và CP Nhà nước trong mẫu nghiên cứu. Kết quả

cho thấy các công ty CP Nhà nước nắm giữ tiền nhiều hơn công ty CP Tư nhân, hiện

tượng này đi ngược lại với nhận định của tác giả Mai Daher (2010) trong nghiên cứu

xu hướng nắm giữ tiền của các doanh nghiệp tư nhân và công ty công cộng tại

Vương quốc Anh.

Cuối cùng, để tăng độ tin cậy của các bằng chứng kể trên, bài nghiên cứu đã

tìm kiếm sự hỗ trợ từ Thuyết đánh đổi, Thuyết trật tự phân hạng và Thuyết dòng tiền tự do. Kết quả này cũng được hỗ trợ từ các nghiên cứu trước đây bởi Thomas Bates (2009), Mai Daher (2010).

Như vậy, khi các câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời, có nghĩa là các mục tiêu nghiên cứu đã được thực hiện. Ý nghĩa nghiên cứu đã được tác giả trình bày qua

73

phân tích các yếu tốảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp Việt Nam tại Phần 4.4.

Kết quả của nghiên cứu này có thể có ích khi một doanh nghiệp muốn biết, liệu nắm giữ tiền nhiều hoặc ít hơn khi dự báo khả năng đối mặt với khủng hoảng tiền tệ trong doanh nghiệp. Và điều quan trọng là doanh nghiệp sẽ biết được các yếu tốảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này giúp doanh nghiệp điều chỉnh lượng tiền nắm giữ trong thực hiện mục tiêu phòng ngừa, dự trữhay đầu cơ để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Từ kết quả của bài nghiên cứu, một số gợi ý xin được đề xuất ngay sau đây.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến VIỆC nắm GIỮ TIỀN của các CÔNG TY NIÊM yết tại VIỆT NAM (Trang 80)