Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu của ngân hàng cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh luôn tìm kiếm, mở rộng đầu tư tín dụng đến tất cả các ngành kinh tế, không chỉ chú trọng ngành nông nghiệp mà còn giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và các ngành khác để góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của chính ngân hàng. Dưới đây là tình hình cho vay DNNVV theo ngành kinh tế của ngân hàng:
35
Bảng 4.4 Tình hình cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế của ngân hàng Agribank tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 8.388.975 100,00 6.210.232 100,00 4.375.108 100,00 (2.178.743) (25,97) (1.835.124) (29,55)
Nông, lâm, ngư nghiệp 769.816 9,17 536.119 8,63 421.802 9,64 (233.697) (30,35) (114.317) (21,32) Công nghiệp, xây dựng 5.233.154 62,38 4.002.314 64,44 2.765.238 63,20 (1.230.840) (23,52) (1.237.076) (30,09)
Dịch vụ 2.044.134 24,36 1.380.990 22,23 858.407 19,62 (663.144) (32,44) (522.583) (37,84)
Khác 341.871 4,09 290.109 4,97 329.661 7,54 (51.762) (15,14) 39.552 13,63
Doanh số thu nợ 7.715.014 100,00 5.383.120 100,00 4.344.006 100,00 (2.331.894) (30,22) (1.039.116) (19,30)
Nông, lâm, ngư nghiệp 589.583 7,64 274.915 5,10 362.574 8,35 (314.668) (53,37) 87.659 31,88
Công nghiệp, xây dựng 4.966.688 64,37 3.597.136 66,82 2.653.790 61,09 (1.369.554) (27,57) (943.346) (26,22)
Dịch vụ 1.896.142 24,57 1.236.482 22,96 1.008.667 23,22 (659.660) (34,78) (227.815) (18,42)
Khác 262.599 3,42 274.587 5,12 318.975 7,34 (11.988) (4,56) 44.388 16,16
Dư nợ 2.615.688 100,00 3.442.800 100,00 3.473.902 100,00 827.112 31,62 31.102 0,90
Nông, lâm, ngư nghiệp 639.554 24,45 900.758 26,16 959.986 27,63 261.204 40,84 59.228 6,58
Công nghiệp, xây dựng 876.241 33,49 1.281.419 37,22 1.392.867 40,10 405.178 46,24 111.448 8,70
Dịch vụ 997.876 38,14 1.142.384 33,18 992.124 28,56 144.508 14,48 (150.260) (13,15)
Khác 102.017 3,92 118.239 3,44 128.925 3,71 16.222 15,90 10.686 9,04
36
Bảng 4.5 Tình hình cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Doanh số cho vay 2.162.431 100,00 1.712.400 100,00 (448.031) (20,81) Nông, lâm, ngư nghiệp 214.467 9,92 255.820 14,93 41.353 19,28 Công nghiệp, xây dựng 1.251.290 57,82 742.551 43,36 (506.739) (40,56) Dịch vụ 545.404 25,24 542.243 31,66 (3.162) (0,57) Khác 151.270 7,02 171.786 10,05 20.516 13,56 Doanh số thu nợ 2.110.613 100,00 1.532.547 100,00 (578.066) (27,38) Nông, lâm, ngư nghiệp 181.303 8,59 207.581 13,54 26.278 14,49 Công nghiệp, xây dựng 1.223.597 57,97 805.027 52,52 (418.570) (34,20) Dịch vụ 555.825 26,33 343.591 22,41 (212.234) (38,18) Khác 149.888 7,11 176.348 11,53 26.460 17,65 Dư nợ 3.494.618 100,00 3.653.755 100,00 159.137 4,55 Nông, lâm, ngư nghiệp 933.922 26,72 1.008.225 27,59 74.303 7,96 Công nghiệp, xây dựng 1.309.112 37,47 1.330.391 36,41 21.279 1,63 Dịch vụ 1.131.963 32,39 1.190.776 32,60 58.813 5,20 Khác 119.621 3,42 124.363 3,40 4.742 3,96
37
4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế
DSCV DNNVV theo ngành kinh tế được chia thành 4 nhóm ngành chính đó là: Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp, xây dựng; Dịch vụ và nhóm các ngành kinh tế khác.
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy DSCV DNNVV nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu DSCV DNNVV, tiếp theo là nhóm ngành Dịch vụ, và Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu này. Nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất là do đây là nhóm ngành cần nguồn vốn lớn để trang bị tài sản cố định, cơ sở vật chất cũng như nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng có khá nhiều khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp An Nghiệp, Trần Đề, Đại Ngãi và Cái Côn. Ngược lại mặc dù tỉnh Sóc Trăng cũng là tỉnh có truyền thống nông, lâm, ngư nghiệp phát triển đặc biệt là nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản nhưng nhóm ngành kinh tế này không cần sử dụng nguồn vốn quá lớn.
Ta thấy từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, DSCV DNNVV liên tục giảm là do kinh tế đất nước nói chung và kinh tế tỉnh Sóc Trăng nói riêng gặp nhiều khó khăn đã tác động đến hầu hết các ngành kinh tế khiến cho DSCV DNNVV của các nhóm ngành nhìn chung đều giảm, trong đó phải kể đến năm 2013 khi DSCV DNNVV giảm gần 30% do hai nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ giảm lần lượt 30,09% và 37,84%. Do năm 2013 tình hình kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng cũng như cả nước nói chung ngày càng gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gây gắt, khủng hoảng tài chính và nợ công khiến cho cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khó khăn nhất là với DNNVV cộng với đó là sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng để cấp tín dụng trong bối cảnh đa số ngân hàng thường xuyên ở trong tình trạng thừa vốn phải liên tục giảm lãi suất cũng như có những chính sách khuyến mãi hấp dẫn để tìm đầu ra cho vốn huy động.
Sang năm 2014, DSCV DNNVV của nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng giảm hơn 40% so với đầu năm 2013 do một số DN trong lĩnh vực này ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do không tìm được cơ hội kinh doanh đã khiến cho tổng DSCV giảm hơn 20% so với cùng kỳ. Nhưng ngoài nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng thì đầu năm 2014 DSCV các nhóm ngành khác có nhìn chung tăng, đặc biệt là DSCV nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 19,28% do đầu năm 2014 tình hình thời tiết cũng như dịch bệnh được kiểm soát, giá cả ổn định đã tạo điều kiện cho tỉnh Sóc Trăng tăng cường hoạt động sản xuất trong lĩnh
38
vực Nông, lâm, ngư nghiệp mà ngành mũi nhọn là nuôi trồng và chế biến thủy hải sản khi diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn là 45.000 ha.
4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế
Cũng giống như DSCV DNNVV, DSTN DNNVV cũng được chia thành 4 nhóm ngành chính trong đó 2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, DSTN DNNVV của các nhóm ngành nhìn chung đều giảm, đặc biệt là năm 2012, tổng DSTN DNNVV giảm hơn 30% so với năm 2011. Trong đó nhóm ngành giảm mạnh nhất phải kể đến Nông, lâm, ngư nghiệp khi giảm đến hơn 50% do giá cả thức ăn tăng cộng với tình hình dịch bệnh phức tạp trên gia súc và tôm gây thiệt hại nghiêm trọng, diện tích tôm thiệt hại chiếm đến 53% tổng diện tích nuôi, tỉnh đã triển khai bảo hiểm nuôi tôm để giảm rủi ro cũng như tạo điều kiện tái sản xuất cho người dân. Đối với nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ thì năm 2012 cũng là một năm khó khăn khi giá trị sản xuất của một số ngành giảm, đáng kể nhất là ngành sản xuất tôm đông lạnh giảm gần 15% so với năm 2011 là những lý do chính khiến cho nhóm khách hàng DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Trong bối cảnh đó tỉnh đã triển khai gói hổ trợ của Chính phủ theo Nghị định CP13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giảm, gia hạn thuế cho doanh nghiệp.
Sang năm 2013 cũng như 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù DSTN DNNVV tiếp tục giảm nhưng đã có những nét khởi sắc nhất định. Tiêu biểu là DSTN nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp tăng hơn 30% so với năm 2012 cho thấy các chính sách hổ trợ của Nhà nước cũng như của tỉnh bước đầu mang lại hiệu quả đặc biệt là chính sách bảo hiểm nuôi tôm. Nhưng song song với đó thì 2 nhóm ngành chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu DSTN theo ngành kinh tế của ngân hàng vẫn giảm liên tục, mặc dù nhận được nhiều sự hổ trợ nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào như điện, xăng dầu tăng liên tục tạo áp lực lên giá thành sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tốn kho tăng ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Việc DSTN liên tục giảm trong những năm vừa qua không chỉ vì điều kiện khách quan kinh tế khó khăn mà còn do những chính sách điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ của Ngân hàng Nhà nước.
39
4.2.2.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế
Dư nợ là số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành kinh tế là số tiền mà ngân hàng đã cho DNNVV ở các nhóm ngành vay nhưng chưa thu hồi.
Dựa vào bảng 4.4 và 4.5 ta thấy, dư nợ cho vay DNNVV theo ngành kinh tế tăng liên tục. Trong đó năm 2012, dư nợ cho vay DNNVV tăng mạnh nhất với tốc độ tăng gần 32% so với năm 2011. Trong đó 2 nhóm ngành tăng nhanh nhất là Nông, lâm, ngư nghiệp và Công nghiệp, xây dựng khi mỗi nhóm ngành đều tăng hơn 40% so với năm 2011. Sau khi tăng nhanh trong năm 2012 thì nhóm ngành Công nghiệp, xây dựng từ nhóm ngành chiếm tỷ trọng thấp hơn nhóm ngành Dịch vụ đã trở thành nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế. Sang năm 2013 dư nợ cho vay DNNVV chỉ tăng nhẹ mà nguyên nhân chính là do nhóm ngành Dịch vụ giảm hơn 13% trong khi các nhóm ngành còn đều tăng nhẹ. Dư nợ ngành Dịch vụ giảm là do DSTN cao hơn DSCV, đây là năm một số ngành Dịch vụ ở Sóc Trăng hoạt động không hiệu quả đặc biệt là ngành du lịch.
6 tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay DNNVV ở tất cả các nhóm ngành đều tăng nhẹ cho thấy nền kinh tế Sóc Trăng dần vượt qua khó khăn, quy mô tín dụng của các nhóm ngành kinh tế đã bước đầu ổn định.
Nhìn chung tổng dư nợ cho vay DNNVV trong những năm gần đây nhìn chung tăng là tính hiệu tích cực phù hợp với những chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giúp các DNNVV được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ. Các DN này có thể tạm thời yên tâm tập trung vào sản xuất, kinh doanh mà không phải chịu áp lực trả nợ trong một khoản thời gian.
40