KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng thương mại. Mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng thương mại là hoàn thành kịp thời các kế hoạch đề ra nhằm đạt được lợi nhuận cao cùng với chi phí, rủi ro thấp nhất. Và Agribank cũng thế. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét các bảng số liệu sau:

20 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Thu nhập 1.354.804 100,00 1.369.901 100,00 1.081.839 100,00 15.097 1,11 (288.062) (21,03)

Thu nhập từ lãi 1.233.178 91,02 1.306.815 95,39 1.021.343 94,41 73.637 5,97 (285.472) (21,84)

Thu nhập ngoài lãi 121.626 8,98 63.086 4,61 60.496 5,59 (58.540) (48,13) (2.590) (4,11)

Chi phí 1.266.919 100,00 1.276.561 100,00 1.120.457 100,00 9.642 0,76 (156.104) (12,22)

Chi phí từ lãi 1.070.167 84,47 1.081.993 84,76 921.213 82,22 11.826 1,11 (160.780) (14,86)

Chi phí ngoài lãi 196.752 15,53 194.568 15,24 199.244 17,78 (2.184) 1,11 4.676 2,40

Lợi nhuận 87.885 93.340 (38.618) 5.455 6,21 (131.958) 141,37

21

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Thu nhập 534.173 100,00 391.692 100,00 (142.481) (26,67) Thu nhập từ lãi 510.884 95,64 369.010 94,21 (141.874) (27,77) Thu nhập ngoài lãi 23.289 4,36 22.682 5,79 (607) (2,61) Chi phí 525.689 100,00 472.173 100,00 (53.516) (10,18) Chi phí từ lãi 466.343 88,71 401.171 84,96 (65.172) (13,98) Chi phí ngoài lãi 59.346 11,29 71.002 15,04 11.656 19,64 Lợi nhuận 8.484 (80.481) (88.965) (1.048,62)

Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

3.2.1 Phân tích thu nhập

Từ bảng 3.1 và 3.2 ta thấy, thu nhập của ngân hàng Agribank tỉnh Sóc Trăng có 2 khoảng thu nhập chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, trong đó thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng với tỷ trọng qua các năm luôn chiếm hơn 90% tổng thu nhập, do đó sự biến động của thu nhập từ lãi ảnh hưởng rất lớn đến tổng thu nhập.

Năm 2012 là năm có tổng thu nhập cao nhất, tăng 1,11% so với năm 2011 do thu nhập từ lãi tăng gần 6% trong khi thu nhập ngoài lãi giảm khoản 50%. Thu nhập từ lãi năm 2012 tăng là do lãi suất cho vay vẫn còn ở mức khá cao và nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng. Trong khi thu nhập ngoài lãi giảm, do ngân hàng Agribank - Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thực hiện các chính sách giảm cũng như miễn một số loại chi phí dịch vụ như chi phí sử dụng ATM, chi phí giao dịch nội bộ, và chi phí trả lãi sớm,… đã khiến cho thu nhập ngoài lãi giảm nhưng tạo được mối quan hệ tốt đẹp và thu hút được khách hàng.

Bước sang năm 2013, thu nhập giảm hơn 20% so với năm 2012, nguyên nhân là do thu nhập từ lãi giảm mạnh giảm gần 22% so với thu nhập từ lãi năm 2012 và thu nhập ngoài lãi cũng giảm nhẹ. Năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng, cũng như mặt bằng lãi suất cho vay giảm liên tục, đặc biệt là đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã khiến cho thu nhập từ lãi giảm mạnh. Tình hình

22

kinh tế khó khăn khiến cho các giao dịch với ngân hàng cũng giảm là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập ngoài lãi giảm nhẹ.

Nữa đầu năm 2014 tình hình vẫn không khả quan hơn khi lãi suất cho vay liên tục giảm làm cho thu nhập từ lãi giảm hơn 27% so với 6 tháng đầu năm 2013, trong khi thu nhập ngoài lãi giảm không đáng kể đã khiến cho tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2014 giảm 26,67% so với cùng kỳ năm 2013.

Ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Trong những năm vừa qua thu nhập từ lãi vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập và việc lãi suất cho vay liên tục giảm đã khiến thu nhập từ lãi cũng như tổng thu nhập giảm mạnh cho thấy ngân hàng không những cần phải có chính sách khuyến mãi và hậu mãi để tăng thu nhập từ lãi mà còn cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để có được nguồn thu nhập ổn định giảm bớt sự lệ thuộc vào lãi suất.

3.2.2 Phân tích chi phí

Cũng giống như thu nhập, chi phí được chia thành 2 loại chi phí chính là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi chiếm tỷ trọng từ 80% - 90% tổng chi phí và có xu hướng giảm trong những năm vừa qua, trong khi chi phí ngoài lãi khá ổn định là những lý do làm cho tổng chi phí có xu hướng giảm.

Dựa vào bảng 3.1 ta thấy, tổng chi phí năm 2012 khá ổn định so với năm 2011, nhưng năm 2013 chi phí giảm hơn 12% chủ yếu do chi phí từ lãi giảm 14,86%. Trong năm 2013 trần lãi suất được NHNN hạ xuống mức thấp nhất trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Trong khi chi phí ngoài lãi chỉ tăng nhẹ do ngân hàng duy trì ổn định bộ máy hoạt động trong bối cảnh kinh tế chưa khả quan như hiện nay.

Bước sang năm 2014, NHNN tiếp tục hạ lãi suất huy động vốn làm cho chi phí lãi giảm 14% so với đầu năm 2013, mặc khác chi phí ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 tăng gần 20% so với cùng kỳ do ngân hàng đầu tư một số trang thiết bị cũng như tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Trong những năm gần đây chi phí nhìn chung có xu hướng giảm, đây là một dấu hiệu tốt cho Chi nhánh. Nhưng trong đó thì chi phí ngoài lãi vẫn tăng nhẹ, ngân hàng cần có nhưng biện pháp thiết thực nhằm chủ động giảm chi phí ngoài lãi để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

23

Trong thời gian tới ngân hàng cần phải giảm thiểu các chi phí không cần thiết, có phương án kinh doanh và huy động vốn hợp lý, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn và rẻ làm cho tổng chi phí hoạt động giảm để góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.3 Phân tích lợi nhuận

Dựa vào bảng số liệu 3.1 và 3.2 ta thấy, năm 2012 lợi nhuận tăng khoản 6% so với năm 2011 do thu nhập tăng nhanh hơn chi phí. Năm 2011 đặc biệt là năm 2012 ngân hàng đã thực hiện tốt khung lãi suất cho vay và huy động vốn theo từng thời điểm, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn, vận dụng linh hoạt lãi suất, nhằm phát triển, duy trì và mở rộng khách hàng. Thu nhập phần lớn đều thu về từ hoạt động tín dụng và chi phí cho hoạt động tín dụng cũng khá cao. Cho thấy lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào hoạt động tín dụng rất lớn.

Nhưng sang năm 2013, do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn và điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, dịch bệnh hoành hành đặc biệt là trên tôm và gia súc đã khiến cho đa số doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh trên địa bàn sản xuất, kinh doanh thua lỗ không thể trả lãi cũng như vốn gốc đúng hạn cho ngân hàng đã khiến cho nợ xấu của ngân hàng trong năm tăng mạnh đồng thời ảnh hưởng trực tiếp lên thu nhập từ lãi khiến thu nhập từ lãi giảm gần 22% so với năm 2011. Dù chi phí lãi cũng đã giảm 12% do lãi suất huy động giảm nhưng với việc thu nhập giảm hơn 20% là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận giảm hơn 140% và trở thành con số âm. Một nguyên nhân khác là trong năm này mặc dù thu nhập từ lãi vẫn lớn hơn chi phí lãi nhưng khoản chênh lệch đó không còn đủ bù đắp cho khoản chi phí ngoài lãi khá lớn của ngân hàng khiến ngân hàng bị thua lỗ. Từ đó có thể thấy chi phí ngoài lãi đã thực sự trở thành một gánh nặng đối với ngân hàng, Chi nhánh cần nghiêm túc và triệt để tìm hiểu cũng như có những biện pháp nhằm giảm thiểu những phần chi phí không thực sự cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đầu năm 2014, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn khi tình hình kinh tế trên địa bàn vẫn chưa khởi sắc nợ xấu tiếp tục tăng, công tác thu hồi nợ càng gặp nhiều khó khăn do có thêm nhiều DN phá sản hoặc ngừng hoạt động là nguyên nhân làm cho thu nhập từ lãi giảm đến hơn 140% so với năm 2013 và đã thấp hơn chi phí lãi. Thêm vào đó việc chi phí ngoài lãi tăng do ngân hàng đầu tư, nâng cấp một số máy móc thiết bị đã khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 âm đến hơn 80 tỷ đồng. Bên cạnh các giải pháp gia tăng thu nhập từ lãi như kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn của khách hàng hiệu quả hơn hoặc giảm lãi suất để giúp cho khách hàng vượt qua

24

giai đoạn khó khăn, ngân hàng cũng cần chú ý đến các giải pháp nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư tạo ra các khoản thu nhập ngoài lãi một cách ổn định và bền vững. Nó sẽ giúp ngân hàng tìm kiếm được những nguồn thu mới, làm tăng lợi nhuận và hạn chế được nhiều rủi ro.

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK TỈNH SÓC TRĂNG

4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)