Cho vay DNNVV góp phần đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu từ của ngân hàng, giúp ngân hàng nâng cao doanh số cho vay, tăng thu nhập. DNNVV là một bộ phận không nhỏ trong thành phần khách hàng đi vay của ngân hàng. Trong nhiều năm qua, Agribank đã không ngừng phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong đó có đa dạng hóa thời hạn tín dụng. Dưới đây là bảng phân tích tình hình cho vay DNNVV theo thời hạn của ngân hàng Agribank tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:
29
Bảng 4.2 Tình hình cho vay DNNVV theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng từ năm 2011 đến năm 2013 ĐVT: Triệu đồng
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 8.388.975 100,00 6.210.232 100,00 4.375.108 100,00 (2.178.743) (25,97) (1.835.124) (29,55)
Ngắn hạn 8.193.959 97,67 6.042.320 97,29 4.149.022 94,83 (2.151.639) (26,25) (1.893.298) (31,33) Trung và dài hạn 195.016 2,33 167.912 2,71 226.086 5,17 (27.104) (13,89) 58.174 34,64 Doanh số thu nợ 7.715.016 100,00 5.383.120 100,00 4.344.006 100,00 (2.331.896) (30,22) (1.039.114) (19,30) Ngắn hạn 7.558.112 97,96 5.302.611 98,50 4.294.058 98,85 (2.255.501) (29,84) (1.008.553) (19,01) Trung và dài hạn 156.904 2,04 80.509 1,50 49.948 1,15 (76.395) (48,68) (30.561) (37,95) Dư nợ 2.615.688 100,00 3.442.800 100,00 3.473.902 100,00 827.112 31,62 31.102 0,90 Ngắn hạn 2.154.173 82,35 2.893.882 84.06 2.748.846 79,13 739.709 34,34 (145.036) (5,01) Trung và dài hạn 461.515 17,65 548.918 15.94 725.056 20,87 87.403 18,94 176.138 32,09 Nợ xấu 27.690 100,00 10.030 100,00 26.765 100,00 (17.660) (63,78) 16.735 166,85 Ngắn hạn 24.877 89,84 8.826 88,00 23.106 86,33 (16.051) (64,52) 14.280 161,79 Trung và dài hạn 2.813 10,16 1.204 12,00 3.659 13,67 (1.609) (57,20) 2.455 203,90
30
Bảng 4.3 Tình hình cho vay theo thời hạn của Agribank tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Doanh số cho vay 2.162.431 100,00 1.712.400 100,00 (450.031) (20,81)
Ngắn hạn 2.094.460 96,85 1.697.963 99,15 (396.497) (18,93) Trung và dài hạn 67.971 3,15 14.437 0,85 (53.534) (78,76) Doanh số thu nợ 2.110.613 100,00 1.532.547 100,00 (578.066) (62,58) Ngắn hạn 2.086.134 98,84 1.502.963 98,06 (583.171) (27,95) Trung và dài hạn 24.479 1,16 29.584 1,94 5.105 20,85 Dư nợ 3.494.618 100,00 3.653.755 100,00 159.137 4,55 Ngắn hạn 2.902.208 83,05 2.943.846 80,57 41.638 1,43 Trung và dài hạn 592.410 16,95 709.909 19,43 117.499 19,83 Nợ xấu 9.504 100,00 42.762 100,00 33.258 349,94 Ngắn hạn 8.323 87,57 32.632 76,31 24.309 292,07 Trung và dài hạn 1.181 12,43 10.130 23,69 8.949 757,75
Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng NN&PTNTVN - Chi nhánh Sóc Trăng
4.2.1.1 Doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một trong một khoản thời gian (thường là một năm tài chính). Doanh số cho vay cho thấy quy mô tín dụng của một ngân hàng. Doanh số cho vay DNNVV là số tiền mà ngân hàng cho DNNVV vay trong một năm tài chính.
Qua bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng DSCV với tỷ trọng thường xuyên trên 94%, vì cả ngân hàng và khách hàng đều ưu chuộng loại hình cho vay ngắn hạn hơn để hạn chế rủi ro cho cả hai, và đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện này các doanh nghiệp ngày càng khó tìm được những cơ hội kinh doanh hấp dẫn, nhất là những cơ hội kinh doanh lớn.
DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu DSCV DNNVV và liên tục giảm khá nhanh từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014, trong đó
31
giảm nhanh nhất là năm 2013 DSCV ngắn hạn giảm 31,33% so với 2012 làm cho tổng DSCV năm 2013 giảm gần 30% so với năm trước. Do trong thời gian này nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều DN, nhất là DNNVV phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tình trạng những DN đủ điều kiện vay vốn thì không muốn vay, do tổng cầu suy giảm, trong khi những DN cần vay vốn để đảo nợ lại không đủ điều kiện được vay trở nên phổ biến khiến DSCV trong giai đoạn này của ngân hàng giảm liên tục nhất là DSCV ngắn hạn. Tình hình vẫn chưa được cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay tiếp tục giảm 20,81% so với 6 tháng đầu năm 2013 đặc biệt là DSCV trung và dài hạn giảm đến gần 80% so với 6 tháng đầu năm 2013 do hầu hết DNNVV cố gắng không vay thêm hoặc không còn đủ điều kiện để vay thêm thì ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho vay trung và dài hạn do nợ xấu đang ở mức khá cao.
Trong khi đó, DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp và biến động không ổn định tùy giai đoạn nhưng có xu hướng giảm, cụ thể năm 2012 DSCV trung và dài hạn giảm gần 14% so với năm 2011. Nhưng giữa tình hình ngày càng ảm đạm đó thì 2013 ngân hàng đã cấp được một khoản tín dụng trung hạn cho DNNVV với giá trị 80 tỷ đồng làm cho DSCV trung và dài hạn tăng 34,64% so với năm 2012 do ngân hàng nhận được một số hợp đồng tín dụng trung hạn lớn của các khu công nghiệp trên địa bàn. Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng. Nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc giám sát, đôn đốc và thu hồi khoản vay này đúng hạn.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn
Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng thu hồi vốn của một ngân hàng là tốt hay kém và còn những hạn chế gì trong quá trình cho vay. Cũng giống như DSCV, thì DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với DSTN trung và dài hạn.
Qua bảng số liệu ta thấy DSTN ngắn, trung và dài hạn nhìn chung đều có xu hướng giảm, nhất là DSTN ngắn hạn; DSTN của năm 2011 là cao nhất và giảm liên tục trong khoản thởi gian sau đó. Trong đó đặc biệt là năm 2012 DSTN
32
giảm hơn 30% so với năm 2011 vì DSTN ngắn hạn và trung hạn giảm lần lượt gần 30% và 50%. Do trong năm 2011 một số doanh nghiệp kinh doanh có lời, nên đã thanh toán đúng hạn khoản nợ vay. Những năm tiếp theo DSTN liên tục giảm nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế trì trệ, lạm phát tăng cao, hàng hóa khó tiêu thụ, tồn kho cao khiến đa số doanh nghiệp gặp khó khăn trong xoay vòng vốn cũng như trả nợ. DSCV giảm cũng là nguyên nhân khiến DSTN giảm, nhưng một phần việc DSTN năm 2012 giảm hơn 30% là do trong năm này Ngân hàng Nhà nước có những chính sách, quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ cho các DN như quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012. Ngân hàng cần cải thiện công tác giám sát và thu hồi nợ nhất là nợ ngắn hạn trong thời gian tới khi kỳ hạn được gia hạn kết thúc để hạn chế rủi ro tín dụng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Sang năm 2014, tình hình vẫn không mấy khả quan khi DSTN tiếp tục giảm do DSTN ngắn hạn giảm, trong khi DSTN trung và dài hạn tăng nhẹ do ngân hàng bắt đầu thu hồi nợ từ các khoản vay trung và dài hạn tăng vào đầu năm 2013.
4.2.1.3 Dư nợ DNNVV theo thời hạn
Từ khi thành lập đến nay, Agribank đã tạo ra hàng loạt danh mục các sản phẩm tín dụng với những thời hạn đa dạng dành cho đối tượng khách hàng là DNNVV, để họ có điều kiện vay vốn và sử dụng đúng mục đích như thoả thuận trong hợp đồng.
Qua bảng số liệu 4.2 và bảng 4.3 ta có thể thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao khoản 80% - 85% tổng dư nợ DNNVV. Dư nợ cho vay DNNVV tăng giảm không ổn định trong những năm vừa qua, trong đó năm 2012 dư nợ cho vay DNNVV tăng nhanh nhất với tốc độ tăng gần 32% so với năm 2011 do dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều tăng, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn tăng hơn 34%. Nhưng sang năm 2013, dư nợ ngắn hạn có dấu hiệu giảm, nhưng dư nợ trung và dài hạn lại tăng 32% so với năm 2012 đã giúp cho tổng dư nợ tăng nhẹ. Dư nợ trung và dài hạn năm 2013 tăng mạnh là do DSCV trung và dài hạn năm 2013 tăng. Đây là những số liệu đầy khả quan trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng tài chính và nợ công Châu Âu, mà DNNVV luôn là đối tượng rất nhạy cảm, thiếu sức để kháng và khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Dư nợ ổn định từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy quy mô tín dụng đối với DNNVV trên địa bản tỉnh Sóc Trăng vẫn được giữ vững con số này thể hiện sự nổ lực không nhỏ của tập thể Chi nhánh Agribank tỉnh Sóc Trăng.
33
6 tháng đầu năm 2014, dư nợ tiếp tục tăng 4,55% do dư nợ ngắn hạn tăng không đáng kể trong khi dư nợ trung và dài hạn cho vay DNNVV tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2013 cho thấy quy mô hoạt động cho vay DNNVV tăng nhẹ nhưng chưa xứng đáng với tiềm năng của nó, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến loại hình cấp tín dụng đầy tiềm năng và cũng không ít rủi ro này.
4.2.1.4 Nợ xấu DNNVV theo thời hạn
Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và chứa đựng càng nhiều rủi ro. Vì vậy theo dõi nợ xấu thường xuyên là hoạt động cần thiết của ngân hàng để nhanh chóng phát hiện và cải thiện chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Qua bảng số liệu cho ta thấy, nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng. Năm 2011 nợ xấu đạt 27.690 triệu đồng cao nhất trong 3 năm từ 2011-2013, ở năm này lạm phát ở mức 18,13% tăng gấp 2 lần chỉ tiêu đề ra của Quốc hội nên chính sách thắt chặt tiền tệ được đề ra nhằm để kiềm chế tình trạng lạm phát nói trên, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nợ xấu của Ngân hàng tăng cao. Đồng thời, kinh tế không ổn định, lãi suất vay cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, trong khi đó chi phí đầu vào trong việc sản xuất cao, để tiêu thụ hết sản phẩm nên các doanh nghiệp không thể tăng giá, việc này dẫn đến khả năng trả nợ rất thấp. Một nguyên nhân khác cũng là do một bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của khách hàng chưa cao.
Sang năm 2012, có thể nói đây là năm rất khó khăn của các ngân hàng trên toàn quốc. Agribank cũng không ngoại lệ, nhưng khả quan nhất là chỉ tiêu nợ xấu của Ngân hàng đã giảm xuống một cách đáng kể, giảm gần 64% so với năm 2011 do nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung và dài hạn đều giảm lần lượt 64% và 57% so với năm 2011. Dư nợ năm 2012 tăng hơn 30% trong khi nợ xấu giảm mạnh là do nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 tăng. Nguyên nhân là do năm 2012 Chi nhánh tiến hành một số biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả như điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ và khoanh lại nợ xấu cho các DNNVV gặp khó khăn vừa làm giảm một phần áp lực trả nợ của DN vừa làm giảm chi phí dự phòng cho ngân hàng. Năm 2012 cũng là năm Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong đó tập trung vào miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các DN nhằm giúp DN vượt qua khó khăn và đặc biệt là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
34
gia hạn nợ và khoanh lại nợ xấu cho các DNNVV giúp các DNNVV tạm thời gác lại áp lực trả lãi cũng như vốn gốc cho ngân hàng. Từ đó các DNNVV sẽ vượt qua khó khăn, sản xuất, kinh doanh có lời sẽ thu hút được thêm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để hoạt động ngày càng hiệu quả và trả được lãi cũng như vốn gốc cho ngân hàng.
Nhưng sang năm 2013 nợ xấu trở lại mức cao khi tăng 166,85% so với 2012, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng vọt lên 42.762 triệu đồng (tăng gần 350% so với cùng kỳ năm trước). Do trong giai đoạn này kinh tế trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh ở tôm đã làm cho một số DNNVV trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phá sản hoặc thu nhỏ quy mô hoạt động do không có nguyên liệu đầu vào và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khiến cho nợ xấu nhất là nợ xấu trung và dài hạn tăng đến 757% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc khác trong giai đoạn này Chi nhánh bước đầu phân loại nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN theo quy định của NHNN đã khiến nợ xấu tăng mạnh.