e/ Giai đoạn đầu năm 2006
3.2.2. Tác động của các văn bản quản lý giá thuốc tới thị trường thuốc
Trước những diễn biến phức tạp của thị trường thuốc nhiều văn bản quản lý giá thuốc được triển khai nhằm bình ổn giá thuốc, không để nó tăng đột biến gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ngân sách quốc gia. Tuy nhiên việc triển khai các văn bản còn chậm nên thị trường thuốc chưa thể bình ổn ngay được. Ví dụ như Nghị định 170/2003/NĐ-CP được ban hành tháng 12/2003 nhưng tháng 3/2004 mới ban hành thông tư hướng dẫn, như vậy tháng 3/2004 Nghị định 170/2003/NĐ-CP mới được triển khai, hay Nghị định 169/2004/NĐ-CP ban hành tháng 9/2004 nhưng chưa triển khai ngay vì thông tư hướng dẫn Nghị định tháng 11/2004 mới ra đời. Thậm chí có Nghị định được ban hành từ năm 2004 nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, Nghị đinh
120/2004/NĐ-CP là một ví dụ. Mặc dù Bộ Y tế có kế hoạch đầu năm 2005 cụ thể trong tháng 3/2005 “Thông tư liên tịch Tài chính — Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 120I2004INĐ-CP ngày 121512004 của Chính phủ vê quản lý giá thuốc phòng và chữa bệnh cho người” (Trích văn bản số 1435/QLD- GN ngày 2/3/2005) nhưng cho đến nay thông tư vẫn chưa được ban hành. Trong khi đó Nghị định 120 được đánh giá là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay về quản lý giá chuyên ngành dược, thể hiện quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong việc lập lại trật tự trên thị trường thuốc tân dược. Các ngành khác đều đã hình thành những luật riêng thì ngàng dược nước ta mới ban hành luật dược và đến bây giờ vẫn chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành, như vậy luật dược vẫn chưa đi vào đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó không phải văn bản quản lý giá thuốc nào triển khai cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Giá thuốc tăng cao Bộ Y tế và Bộ Tài chính tìm cách hạ nhiệt nhưng dường như biện pháp ban hành không có hiệu quả mà còn làm nóng thêm thị trường thuốc vốn đang không yên ả. Mặc dù Bộ Tài chính và bộ y tề đã có nỗ lực trong việc đưa ra thông tư 08/2003/1TLT/BYT-BTC với mục đích kìm giá thuốc không để nó biến động nhưng sau khi giải pháp được ban hành chưa triển khai thì giá thuốc trên thị trường đã tăng lại còn tăng thêm. Đây cũng là điều không thể tránh khỏi vì quản lý giá thuốc là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với nước ta, kể từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngoài ra nó ra đời trước khi có nghị định của Chính phủ về quản lý giá thuốc nên không đủ cơ sở pháp lý để thi hành, bởi xưa nay thông tư thường ra đời sau Nghị định, để hướng dẫn chi tiết Nghị định, để Nghị định đi vào đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó các văn bản nước ta chưa đồng bộ, chưa có luật cạnh tranh và luật chống độc quyền nên những công cụ cho việc thực hiện quản lý giá thuốc rất khó khăn [17]. Các văn bản triển khai sau này dường như có tác động tích cực tói thị trường thuốc vì giá thuốc 6 tháng cuối năm 2004 và năm 2005 tương đối ổn định. Chỉ số giá DPYT tăng tương đương so vói chỉ số CPI và thấp hơn các chỉ số của các mặt hàng trọng yếu khác như lương thực, thực phẩm.
Giá thuốc tăng do rất nhiều nguyên nhân bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, v ề phần mình Bộ Y tế cũng đã tự nhận trách nhiệm, từ khi chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề quản lý giá thuốc chưa được Bộ quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được những văn bản phù hợp để quản lý giá thuốc dẫn tới biến động giá thuốc trong thòi gian vừa quan [5]. Bộ Y tế đã phân tích đầy đủ những nguyên nhân gây nên biến động thị trường thuốc, phối hợp cùng các bộ ngành khác để ban hành những giải pháp khắc phục tình trạng giá thuốc thị trường đang leo thang hàng ngày. Bộ Y tế đã phân loại thành 7 giải pháp cần phải thực hiện: giải pháp về quản lý nhập khẩu thuốc; giải pháp chấn chỉnh phân phối và cung ứng thuốc cho bệnh viện; giải pháp về quản lý giá thuốc; giải pháp chống đôc quyền; giải pháp về tài chính; giải pháp về tuyên truyền giáo dục; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm [5].
Giải pháp về quản lý nhập khẩu thuốc: Bộ Y tế đã triển khai thông tư 07/2004/TT-BYT để nhằm làm hạn chế lọi dụng độc quyền SDK của các công ty nước ngoài để nâng giá thuốc.
Giải pháp chấn chỉnh phân phối và cung ứng thuốc cho bệnh viện: Bộ Y tế đã triển khai chỉ thị 05/2004/CT-BYT và phối hợp với Bộ Tài chính ban hành và triển khai thông tư 20/2005/1TLT/BYT-BTC. Nhằm chấn chỉnh khâu phân phối và cung ứng thuốc trong bệnh viện lâu nay có nhiều bất cập như tình trạng cục bộ địa phương, cung ứng thuốc trong tỉnh chỉ dao cho các công ty dược phẩm tỉnh chịu trách nhiệm, doanh nghiệp TW, doanh nghiệp ngoài tỉnh không được phép tham gia cung ứng. Bên cạnh đó nhiều cơ sở tổ chức đấu thầu theo các gói thầu lớn với nhiều chủng loại thuốc khác nhau nên khó có doanh nghiệp nào đủ khả năng cung ứng trọn gói
Giải pháp về quản lý thuốc: Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần V do Bộ Tài chính qui định khung giá. Nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc tối cần thiết cho nhân dân với giá hợp lý.
Giải pháp chống độc quyền: Bộ Y tế triển khai biện pháp NKSS, nhập khẩu những thuốc đang bị áp đặt giá cao tại Việt Nam, triển khai thông tư 06/2004/TT-BYT cho phép sản xuất thuốc theo hình thức hợp đồng để tận dụng năng lực sản xuất thuốc của các doanh nghiệp trong nước, tăng cường hợp tác sản xuất và nâng cao chất lượng thuốc lưu hành tại Việt Nam, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.
Gỉải pháp tài chính: Bộ Y tế triển khai Nghị định 169/2004/NĐ-CP của Chính phủ, khắc phục tình trang xử lý vi phạm trong quản lý giá thuốc chưa đủ mạnh dẫn tới qua thanh tra, kiểm tra trên thị trường đã phát hiện được một số trường hợp giá thuốc bán lẻ chênh lệch rất lớn so vói giá nhập khẩu nhưng do chưa có chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá thuốc nên việc xử phạt gặp không ít khó khăn
Giải pháp về tuyên truyền giáo dục: Bộ Y tế đã phối hợp với đài truyền hình phát sóng chương trình sống khoẻ mỗi ngày, phát hành tạp chí thông tin dược hàng tháng, nhằm giới thiệu tới đông đảo người dân cách dùng thuốc an toàn và mua thuốc với giá hợp lý.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Bộ Y tế đã tổ chức đợt thanh tra giá thuốc năm 2004 và năm 2005 và đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá thuốc, và đến đầu năm 2006 thực hiện Quyết định số 600/QĐ-BYT ngày 21/2/2006 đã triển khai đợt thanh tra chuyên về giá thuốc
Phần IV: Kết luận và đề xuất ý kiến