Diễn biến thị trường thuốc đầu năm 2003
Thị trường thuốc đầu năm 2003 diễn biến phức tạp. Theo số liệu của đợt kiểm tra thuốc và giá thuốc vào cuối tháng 3 đầu tháng 4/2003 của các cơ quan chức năng, cho thấy có tổng số 797 mặt hàng thuốc tăng giá. Thuốc nội, trước kia thường có xu hướng giảm giá để cạnh tranh với thuốc ngoại thì nay cũng đồng loạt tăng giá.
Bảng 3.9: Diễn biến thị trường thuốc đầu năm 2003 Thuốc tân dược nhập khẩu Thuốc đông dược nhập khẩu Thuốc sản xuất trong nước Số lượng mặt hàng tăng 498 124 175 Tỷ lệ % số lượng mặt hàng tăng 62,5% 15,6% 21,9% Thành phẩm 478 73 Nguyên liệu 20 51 Tân dược 150 Đông dược 25
Tỷ lệ về tri giá tăng trung bình 7% 7,2%
(Nguồn: Chuyên đề thanh tra y tế quyển 8/2003)
Thuốc tăng giá ở nhiều khu vực: công ty nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, doanh nghiệp kinh doanh thuốc trong nước. Tại thị trường Hà Nội 100% các nhà thuốc đều tăng giá. Trên thị trường bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, các mặt hàng thuốc tại các nhà thuốc bệnh viện đều tăng giá với số lượng lớn. Như ở nhà thuốc bệnh viện Ung bứu có 43/300 mặt hàng tăng giá chiếm 14% tổng số thuốc, nhà thuốc bệnh viện 175 có 112/912 mặt hàng tăng giá chiếm 14% tổng số thuốc.
Giá thuốc không chỉ biến động trên hai thị trường lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà ngay ở các tỉnh lẻ khác thị trường thuốc cũng không kém phần sôi động. Như vậy có thể nói giá thuốc biến động mạnh trong cả nước, trước tình hình này Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư 08/2003/1TLT/BYT-BTC, hướng dẫn việc kê khai, niêm yết giá thuốc nhằm công khai giá thuốc trên thị trường để hạn chế việc mặc sức tăng giá của các cơ sở kinh doanh thuốc. Thông tư dự định có hiệu lực 1/10/2003: “Các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở kinh doanh thuốc triển khai ngay các biện pháp cần thiết đ ể thực hiện đúng các qui định của thông tư này. K ể từ ngày 111012003 tất cả các loại thuốc lưu hành trên thị trường đều phải được niêm
yết giá đúng qui định tại thông tư n à y (Trích trong thông tư 08/2003/TTLT/BYT-BTC). Thế nhưng cũng chính từ ngày 1/10/2003 thị trường thuốc một lần nữa lại lên cơn sốt.
Diễn biến thị trường thuốc cuối năm 2003
Theo báo cáo của Bộ Y tế trình Chính phủ và uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội tính từ 1/10/2003 đã có thêm gần 300 mặt hàng tăng giá so với thời điểm trước đó tỷ lệ tăng giá trung bình khoảng 5%. Các thuốc tăng giá hầu hết là các thuốc của công ty nước ngoài nhập khẩu và phân phối trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó có những thuốc tăng giá với tỷ lệ cao như: Arimidex lmg (28 viên/hộp) từ 1.763.055đ/hộp lên 1.978.900đ/hộp (tăng 12,2%); Losec Mups 20mg từ 275.725 đ/hộp lên 309.500đ/hộp (tăng 12,4%); Zoladex 3,6 mg từ 2.299.127đ lên 2.457.700đ (tăng 6,9%); Nolvadex-D 20 mg từ 122.866đ/hộp lên 155.000đ/hộp (tăng 26%); Naclof Eye 5ml từ 59.500đ/hộp lên 73.500đ/hộp (tăng 24,4%).
Giá thuốc tăng do nhiều yếu tố tác động vào, vì lâu nay công tác quản lý giá thuốc hầu như bỏ ngỏ nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để tăng giá thuốc. Tuy vậy cũng không loại trừ tác động của thông tư 08/2003/1' 1LT/BYT- BTC tác động đến thị trường thuốc bởi những điều bất cập của thông tư.
Thứ nhất xét về nội dung của thông tư. Thông tư qui định kê khai và niêm yết giá thuốc nhưng lại không qui định thặng số bán buôn, bán lẻ, mà để cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước; các đơn vị kinh doanh, phân phối thuốc trong và ngoài nước được quyền tự định giá, kê khai giá rồi niêm yết giá thuốc theo sự tính toán của họ. Khi tăng giá thuốc chỉ cần báo cho các cơ sở bán buôn, bán lẻ mà không bắt buộc phải báo cáo về Bộ Y tế, Bộ Tài chính do đó không có căn cứ gì để các cơ quan này kiểm soát được giá dược phẩm như mong muốn.
Thứ hai khi ban hành giải pháp này Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã không xét đến các yếu tố tác động đến giá thuốc. Ví dụ như sự biến động giá xăng dầu (nguồn nguyên liệu năng lượng để sản xuất dược phẩm), sự thay đổi giá của đồng ngoại tệ, một nhân tố ảnh hưởng lớn đến giá thuốc tại Việt Nam bởi phần
lớn nguyên liệu và thành phẩm thuốc của nước ta phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Vì vậy khi tỉ giá đồng ngoại tệ thay đổi, giá thuốc cũng thay đổi theo. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các mặt hàng đều biến động không ngừng từng ngày từng tháng, chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã tính toán trước và niêm yết theo kiểu bao vây nhằm phòng trừ các yếu tố tác động lên giá thuốc tăng giá.
Phải chăng vì tác dụng ngược này mà thông tư khi sắp sửa có hiệu lực thì phải hoãn lại việc niêm yết giá đến 1/1/2004 triển khai còn các khoản khác trong thông tư vẫn tiếp tục được triển khai. Nhưng đến 1/1/2004 việc niêm yết giá vẫn chưa được triển khai với lý do chờ nghị định của Chính phủ về quản lý giá thuốc.
"ộ/ Giai đoạn nảm 2004
Diễn biến thị trường thuốc đầu năm 2004
Thị trường thuốc đầu năm 2004 tương đối bất ổn, theo báo cáo của các Sở Y tế và các doanh nghiệp có 33 công ty trong nước và nước ngoài có tăng giá thuốc, với 366 mặt hàng/10.000 mặt hàng lưu hành ở Việt Nam - chiếm 3,6% trong đó: số mặt hàng nằm trong danh mục thuốc thiết yếu tăng giá là
186; tỷ lệ tăng giá trung bình 5%.
Giai đoạn này, sự can thiệp của cơ quan chức năng trên thị trường chưa mạnh mẽ, mặc dù Nghị định 170/2003/NĐ-CP đưa một số thuốc vào danh mục hàng hoá do Nhà nước bình ổn giá nhưng vẫn chưa được thi hành vì thông tư hướng dẫn Nghị định chưa có hiệu lực.
Diễn biến thị trường thuốc cuối năm 2004
Cục quản lý Dược Việt Nam dựa trên báo cáo thống kê thực tế tình hình giá thuốc trên thị trường và giá CIF nhập khẩu theo thống kê của Bộ thương mại đã có nhận định về thị trường thuốc cuối năm 2004 như sau:
“77ỉị trường thuốc Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2004 nói chung tương đối ổn định, có một số mặt hàng tăng giá đồng thời cũng có một số mặt hàng giảm giá. Sô' lượng các mặt hàng giảm giá và mặt hàng tăng giá là tương đương nhau. Tỷ lệ giảm giá và tỷ lệ tăng giá cũng tương đương nhau, trung
bình khoảng từ I0%-20%. Tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm thấp hơn so với tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng khác như lương thực, thực phẩm. (Dược phẩm: 9,1%; Lương thực: 14,3%; Thực phẩm: 17,1%). vẫn duy trì được sự ổn định về nhu cầu và giá cả hợp lý đối với những mặt hàng thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh viện. Danh mục thuốc đã được cung cấp thông qua đấu thầu trong thời gian dài 6 tháng đến 12 tháng,
thuốc không có sự biến động về gỉá đối với nhiều chủng loại hàng hoá trên thị trường. Tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm so với biến thiên của Chỉ số giá tiêu dùng là tương đương nhau. Đây là một diễn biến bình thường theo đúng quy luật kinh tế của cơ chế thị trường trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới hiện nay.”
Đây cũng là thời điểm mà nhiều giải pháp bình ổn giá thuốc được triển khai như Nghị đinh 170/2003/NĐ-CP, chỉ thị 05/2004/CT-BYT về chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện, Quyết định số 1960/2004/QĐ-BYT qui định về nhập khẩu song song thuốc phòng, chữa bệnh cho người, thông tư 07/2004/TT-BYT hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người đến hết năm 2005, văn bản 5020/QLD-VP về việc tham khảo giá thuốc trên trang thông tin điện tử, Nghị định 169/2004/NĐ-CP qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá.
Trong Nghị định 170/2003/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết một số điều về pháp lệnh giá, đã đưa một số loại thuốc phòng và chữa bệnh cho người thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đây là Nghi định đầu tiên của Nhà nước đưa thuốc vào danh mục Nhà nước bình ổn giá. Điều này góp phần hạn chế được giá thuốc trên thị trường đang biến động từng ngày, vì khi thuốc đã nằm trong danh mục Nhà nước bình ổn giá thì Nhà nước sẽ có biện pháp can thiệp khi giá thuốc tăng cao. Trong thông tư 15/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP đã qui định: “khung giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người do Bộ Y tế hướng dẫn Tổng công ty dược
và một số đơn vị sản xuất, kỉnh doanh thuốc (chiếm thị phần lớn) lập trình phương án giá đ ể Bộ Y tế xem xét và đề nghị Bộ Tài chính quyết định, sau
khi có ý kiến của Bộ có liên quan”. Như vậy với qui định này thì giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu không còn tăng tuỳ tiện như trước thời điểm thông tư hướng dẫn Nghị định chưa được triển khai.
Tình trạng bất cập trong công tác cung ứng thuốc, sử dụng thuốc trong bệnh viện đã được đề cập bấy lâu nay, đó là tình trạng giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện thường cao hơn giá bán ngoài thị trường, người bệnh nội trú phải đi mua thuốc ở bên ngoài, thầy thuốc bắt tay với trình dược viên bán thuốc trong khoa, phòng, bệnh viện; chi phối việc kê đơn và bán thuốc theo đơn để hưởng hoa hồng. Điều này đã gây bức xúc trong nhân dân bởi những điều bất cập này dẫn tới người bệnh phải mua thuốc vói giá cao. Với việc triển khai chỉ thị 05/2004/CT-BYT đã góp phần hạn chế những bất cập trên bởi qua báo cáo thanh tra về kết quả thanh tra việc thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT cho thấy giá thuốc tại một số nhà thuốc bệnh viện khảo sát có giá thấp hơn hoặc bằng giá thuốc của nhà thuốc trước bệnh viện, hầu hết các bệnh viện đã đáp ứng khoảng 90% nhu cầu thuốc điều trị theo danh mục thuốc chủ yếu dùng trong bệnh viện, một số bệnh viện đã xây dựng phương thức đấu thầu ưu tiên thuốc sản xuất trong nước, điều này tạo điều kiện cho bệnh nhân mua được thuốc với giá rẻ bởi thuốc nội thường có giá rẻ hơn nhiều lần so với thuốc ngoại.
Qui định về nhập khẩu song song cho phép nhập khẩu những thuốc đang bị áp đặt giá cao tại Việt Nam, tuy không phải là một biện pháp mang tính dài hạn nhưng được coi là một biện pháp cấp bách cần phải triển khai trong tình hình giá thuốc tại Việt Nam cao hơn so với các nước có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam. Vì triển khai NKSS thì nước ta sẽ nhập khẩu được thuốc với giá rẻ hơn và vì vậy mà sẽ bán với giá rẻ hơn so với các thuốc tương tự đang bán giá cao tại Việt Nam, theo quy luật cạnh tranh thì các thuốc đang bán với giá cao tại nước ta sẽ không còn mặc sức tăng giá như trước nữa. Qua kết quả NKSS một số mặt hàng thuốc cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa giá bán của Zuellig Pharma Việt Nam (ZPV) và giá bán tại Việt Nam
Bảng 3.10: So sánh giá nhập và giá bán của công ty nước ngoài ' Tên thuốc, hàm lượng Giá nhập +VAT+thuế
nhập khẩu
Giá bán của ZPV (có VAT)
Tỷ lệ tăng Ceclor 250mg 7.787.43đ/viên 11.008,38đ/viên 141% Augmentin 250mg/62.25mg 5.007, lđ/gói 8.758,3 lđ/viên 175% Adalat retard 20mg 2.094,75đ/viên 4.646,25đ/viên 221% Nimotop 30mg 5.161,8đ/viên 14.149,8đ/viên 274% Tienam 500mg 276.735,9đ/ống 336.609đ/viên 121%
Zantac 5ml 7.867,22đ/ống 25.193,8đ/viên 320%
(Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam)
Nếu tất cả các thuốc do ZPV phân phối đều có thể NKSS thì góp phần không nhỏ trong việc hạn chế giá thuốc tăng cao.
Thông tư 07/2004/TT-BYT cho phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký hoặc có ít SDK tại Việt Nam, với các quy định cụ thể: quy trình cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có SDK bao gồm các bước như thành lập tổ thẩm định, xây dựng các tiêu chuẩn, xem xét cho phép nhập khẩu thuốc. Quản lý giá thuốc nhập khẩu và phân phối bằng các biện pháp kiểm soát như kê khai giá thuốc trước khi nhập khẩu (giá QF, giá bán ở các nước trong khu vực). Như vậy thông tư 07 được triển khai đã hạn chế việc lợi dụng độc quyền số đăng ký để khống chế thị trường Việt Nam cả về mặt hàng và giá thuốc của các công ty nước ngoài và kiểm soát được giá thuốc đầu vào.
Ngoài ra việc Cục quản lý Dược xây dựng trang Web đăng tải các đợt thuốc trong nước và nhập khẩu. Đối với thuốc sản xuất trong nước: cho biết giá bán buôn, bán lẻ mà các nhà sản xuất đăng ký đã kê khai trong hồ sơ đăng ký thuốc gửi đến CQLDVN. Đối vói thuốc nước ngoài: cho biết giá bán lẻ tại nước xuất khẩu, giá nhập khẩu vào Việt Nam (giá CIF) và giá dự kiến bán lẻ tại Việt Nam mà các công ty đã kê khai trong hồ sơ đăng ký thuốc gửi đến CQLDVN. Dựa vào thông tin trên trang Web này, các cơ sở điều trị, các doanh nghiệp, các nhà bán buôn thuốc... có thể tham khảo để làm cơ sở cho việc đấu thầu, xét thầu cung ứng thuốc, điều tiết giá thuốc trong các hoạt động phân phối thuốc
căn cứ vào giá dự kiến bán ra thị trường đối vói cả thuốc trong nước và thuốc nước ngoài... đặc biệt là những thuốc nằm trong diện bị áp đặt giá cao trên thị trường; người dân có thể dựa vào đây để biết được giá thuốc tăng hay giảm ở từng thcd điểm.
Ngày 11/9/2004 thông tư 110/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 169/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá. Theo thông tư này thì hành vi vi phạm qui định về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người thực hiện theo qui định tại điều 14 Nghị định số 120/2004/NĐ-CP. Nghị định 169/2004/NĐ-CP được thực hiện có ý nghĩa quan trọng bởi Nghị định đã có qui định riêng về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thuốc. Đây là một lĩnh vực mà xã hội đang quan tâm bởi qua các đợt thanh tra, kiểm tra trên thị trường đã phát hiện một số trường hợp giá thuốc bán lẻ chênh lệch quá lớn so với giá nhập khẩu (có trường hợp lên tới 300- 400%), nhưng do chưa có chế tài nên chưa thể tiến hành xử lý vi phạm. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường. Nhưng với Nghị định 169/2004/NĐ-CP chế tài xử phạt rõ ràng đặc biệt có qui định sử phạt đối vói hành vi liên kết độc quyền: “
Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vỉ lên kết độc quyển về giá”. Liên kết độc quyền vốn được coi là nguyên nhân chủ yếu làm thuốc trên thị trường Việt Nam tăng giá, nhưng chế tài xử phạt lại chưa có dẫn tói mặc dù biết nhưng các cơ quan chức năng khó biết giải quyết vì chưa có chế tài xử phạt.
Đầu năm 2004 các văn bản quản lý giá thuốc chưa được triển khai nên giá thuốc trên thị trường còn biến động nhưng cuối năm 2004 nhiều văn bản quản lý giá thuốc đã được triển khai, giá thuốc cuối năm đã dần ổn định. Vậy phải chăng các các văn bản quản lý giá thuốc đã được triển khai đã góp phần bình ổn được thị trường thuốc cuối năm 2004.
Giai đoạn năm 2005
Khái quát diễn biến thị trường thuốc năm 2005 qua thống kê của Bộ thương mại và qua khảo sát thực tế của Cục quản lý Dược Việt Nam