Tình hình quản lý giá thuốc của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giải pháp liên quan đến công tác quản lý giá thuốc được ban hành từ năm 2000 2005 (Trang 51)

e/ Giai đoạn đầu năm 2006

3.2.1. Tình hình quản lý giá thuốc của nước ta hiện nay

Một thời gian dài, nước ta đã không quan tâm đến việc quản lý giá thuốc, nhưng giá thuốc trên thị trường vẫn tương đối ổn định. Như vậy có thể nói rằng, mặc dù nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng dường như ngành dược nước ta ít chịu ảnh hưởng của đặc điểm nền kinh tế này. Năm 2003 dường như nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến ngành dược nước ta. Giá cả thị trường thế giới biến động ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả nước ta, thị trường nội địa giá thuốc tăng lên quá cao vượt quá khả năng tri trả của người dân. Việc tăng giá thuốc đã gây lúng túng cho các bộ ngành vì không biết bộ nào chịu trách nhiệm trong việc quản lý giá thuốc, bởi xưa nay việc quản lý giá là thuộc về Bộ Tài chính nhưng Bộ Tài chính lại không có kiến thức chuyên môn về thuốc trong khi đó Bộ Y tế am hiểu về thuốc nhưng lại không phải là bộ chịu trách nhiệm về giá. Từ đợt biến động này mà các cơ quan chức năng đã có nhận thức rõ hơn về thị trường của mặt hàng nhạy cảm này. Vì thuốc là mặt hàng đặc biệt người mua thuốc không có quyền trả giá do vậy nếu không quản lý chặt chẽ mặt hàng này thì vì mục đích lợi nhuận các cơ sở kinh doanh thuốc sẽ mặc sức tăng giá. Ngoài ra thuốc còn có đặc điểm là một mặt hàng siêu lợi nhuận và một số quốc gia đã coi dược phẩm là ngành mũi nhọn, là ưu tiên hàng đầu trong số các ngành công nghiệp (Autralia, Trung Quốc,...) [15]. Vì vậy khi nước ta chưa có hệ thống kiểm soát giá chặt chẽ thì không có lý do gì hạn chế các công ty tăng giá thuốc, vì trong kinh doanh lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Hơn nữa ngành dược nước ta còn

non yếu, phụ thuộc vào nước ngoài cả về thành phẩm và nguyên liệu. Khoảng 90% nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm trong nước phải nhập khẩu. Thành phẩm sản xuất trong nước chỉ là những thuốc có dạng bào chế thông thường, những thuốc chuyên khoa đặc trị có tính chuyên môn cao hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó các nước có ngành công nghiệp dược phát triển như Anh, Pháp, Mỹ... đã hình thành một hệ thống quản lý giá thuốc riêng. Ngay cả Hoa Kỳ, nơi có cơ chế thị trường tự do nhất, giá thuốc cũng được kiểm soát, và mức tăng giá hàng năm cũng phải được Bộ Y tế Hoa Kỳ thoả thuận. Như vậy có thể nói vấn đề quản lý giá thuốc của nước ta đã không được quan tâm đúng mức, dẫn đến giá thuốc tăng đột biến trong năm 2003 là điều không thể tránh khỏi. Vì trên thực tế: “Các nghiên cứu trên thê giới đã cho thấy ở những nước không đưa ra các quy định về giá thuốc thì giá ở đó cao hơn nhiều so với ở các nước cố kiểm soát giá trực tiếp hoặc gián tiếp” [21]. Trong kết luận của phó Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 41/TB-VPCP ngày 28/3/2003 cũng đã khẳng định điều này: “ Cần khẳng định thuốc chữa bệnh là mặt hàng thiết yếu, Nhà nước phải bảo đảm đủ yêu cầu và phải quản lý, kiểm soát, không để đầu cơ tăng giá đột biến gây khó khăn, thiệt hại và ảnh hưởng xấu đến việc chữa bệnh cho nhân dân. Bộ Y tế có trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Việc đ ể giá một số loại thuốc tăng đột biến vừa qua là khuyết điểm, cần được kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan do thực hiện chưa tốt công tác quản lý nhà nước”. Giá thuốc biến động, công tác quản lý giá thuốc đã được quan tâm từ nhiều phía, từ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược. Các cơ quan chức năng đã phối hợp với nhau để ban hành nhiều biện pháp. Như vậy vấn đề giá thuốc không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế mà để bình ổn được thị trường thuốc cần tham gia của rất nhiều ngành như Bộ thương mại, tổng cục hải quan, Bộ kế hoạch và đầu tư v.v... Để quản lý được mặt hàng này đòi hỏi các bộ ngành phải thống nhất với nhau. Ví dụ một trong những nguyên nhân làm thị trường thuốc biến động trong thời gian qua là do sự không thống nhất về thuế giữa thuốc và mỹ phẩm

giữa Bộ Y tế và Hải Quan. Nhiều mặt hàng thuốc ngành hải quan lại áp dụng theo thuế mỹ phẩm dẫn tới giá thuế cao. Ví dụ như Erylig gel áp dụng thuê dược phẩm cao nhất là 10% nhưng Hải Quan lại dụng thuế mỹ phẩm là 30%, Tonicalcium B lOamps thuế suất 0% lại áp dụng thuế suất là 10% [2]. Chính sự bất cập này đã độn giá thuốc lên cao. Và sự không thống nhất này đã gây rất nhiều khó khăn cho phía doanh nghiệp kinh doanh thuốc cũng như Bộ Y tế trong việc quản lý giá thuốc.

Các văn bản quản lý giá thuốc ban hành tăng lên hàng năm, năm 2003 có 4 văn bản, năm 2004 tăng lên 13 văn bản, năm 2005 đã tăng lên tới 19 văn bản. Như vậy có thể nói giá thuốc đã trở thành vấn đề của xã hội: “Tình hình giá một số mặt hàng thuốc tăng cao đã có những tác động nhất định tới xã hội và đang là một vấn đề bức bách cần giải quyết... Tăng giá hay thay đổi gỉá nói chung là một việc bỉnh thường trong nền kỉnh tế thị trường nhưng thuốc là một mặt hàng đặc biệt, nhạy cảm nên việc tăng giá thuốc có thể được nêu thành vấn đề xã hội” [5]

Giá thuốc tăng không chỉ ngưòi tiêu dùng chịu thiệt: phải mua thuốc với giá cao, mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Mà còn ảnh hưởng đến chính sách quốc gia bởi theo quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của ĐảngNhà nước” [1]. Tuy có nhiều giải pháp được ban hành nhưng đa số là những biện pháp có tính chất tạm thời như NKSS thì chỉ xảy ra khi có sự chênh lệch về giá của cùng một sản phẩm ở các nước khác nhau. Thông tư 07/2004/TT-BYT chỉ thực hiện trong năm 2005, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế lại ra quyết định số 46/2005/QĐ-BYT gia hạn thời hạn hiệu lực đến hết ngày 30/4/2006. Bên cạnh đó cũng có giải pháp có tính chiến lược lâu dài như Nghị định 63/2005/NĐ-CP. Nghị định đã ban hành những Điều lệ bảo hiểm y tế có những thay đổi quan trọng: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc; mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; bãi bỏ quy định cùng tri trả 20% chi phí khám

chữa bệnh; mở rộng cơ sở khám chữa bệnh thanh toán qua bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi và sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế; đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh giữa cơ sở khám chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế cho phù hợp... Với điều lệ mới này sẽ thu hút được đông đảo người dân tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn, như vậy sẽ giảm tỷ lệ mua bán thuốc tự do trên thị trường, thuốc sẽ được quỹ bảo hiểm đứng ra mua trực tiếp vói nhà phân phối hoặc nhà sản xuất, một người mua, nhiều người bán thị sẽ mua được thuốc với giá rẻ hơn. Đây là hình thức mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng để quản lý thị trường thuốc.

Hiện nay nước ta vẫn chưa hình thành một hệ thống quản lý giá thuốc cho phù hợp vói tình hình kinh tế nước ta. Mặc dù có nhiều ý kiến đinh hướng nước ta nên theo mô hình quản lý giá của các nước phát triển trên thế giới. Nhưng chỉ dừng lại ở ý kiến cá nhân còn hiện thực nước ta vẫn ban hành những giải pháp mang tính tình thế để đối phó với thị trường. Thậm chí những văn bản ban hành gần đây nhất cũng thế: Quyết định số 600/QĐ-BYT ngày 21/2/2006 về thành lập tổ công tác kiểm tra liên ngành về giá, Chỉ thị 281/TTg-VX của Thủ tướng Chính phủ triển khai biện pháp bình ổn giá thuốc năm 2006, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế số 02/2006/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh biện pháp bình ổn giá thuốc.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số giải pháp liên quan đến công tác quản lý giá thuốc được ban hành từ năm 2000 2005 (Trang 51)