Về nghiên cứu nhân giống hữu tính và tiêu chuẩn cây giống trước khi đem trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống hữu tính và đánh giá sự thay đổi hàm lượng alcaloid trong củ cây bình vôi stephania glabra (roxb ) miers, theo năm tuổi và theo mùa trong năm (Trang 63)

- Tiến hành theo quy trình định lượng rotundin bằng HPLC và cột đã được lựa chọn Kết quả thu được ở bảng 3

4.1. Về nghiên cứu nhân giống hữu tính và tiêu chuẩn cây giống trước khi đem trồng

đem trồng

- Về thời điểm thu hái quả:

Thời điểm thu hái quả tốt nhất là khoảng từ 15/4 – 15/5, quả có màu đỏ tươi (nếu tính từ khi quả bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng, rồi đến màu đỏ là khoảng 10 – 15 ngày), thu hái khi trời khô ráo. Bình vôi S. glabra là cây lâu năm, thời gian từ khi ra hoa đến khi có quả là khá dài (từ tháng 2 - 6 hàng năm), quả chín rải rác không tập trung và phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết. Việc thu hái quả phải đúng thời điểm để có độ chín của hạt phù hợp là rất quan trọng vì đây là yếu tố đầu tiên quyết định tỷ lệ nẩy mầm của hạt. Khi đưa ra tiêu chí đánh giá quả, hạt đạt tiêu chuẩn góp phần vào công việc chuẩn hóa quy trình sản xuất cây giống Bình vôi S. glabra ở quy mô lớn

- Về cách bảo quản hạt, thời hạn bảo quản hạt và cách thức xử lý hạt giống

Việc xác định điều kiện bảo quản hạt cho chất lượng tốt nhất và thời hạn bảo quản hạt cho tỉ lệ nảy mầm của hạt cao có ứng dụng trong thực tế vì việc này giúp cho vấn đề dự phòng và có kế hoạch chủ động trong việc trồng và sản xuất cây giống

S. glabra. Qua kết quả thu được thấy rằng thời gian ngủ thứ cấp của hạt Bình vôi S. glabra khá dài và đây là khả năng trì hoãn sự nảy mầm của hạt một thời gian,

điều này cũng đúng với cơ chế của sự sống, một phản ứng thích nghi của cây trồng với môi trường có sự thay đổi. Lý do có khả năng cây Bình vôi S. glabra

chưa được thuần hoá nên biểu hiện trạng thái ngủ thứ cấp dài hơn cây đã được thuần hoá.

Thực chất khi hạt Bình vôi S. glabra ngủ thứ cấp cũng mang lại những lợi thế cơ

bản như: bảo tồn giống, tạo thành ngân hàng hạt giống, đồng bộ hoá sự nảy mầm và bảo đảm một lượng lớn cây trồng ở cùng một thời điểm cho phát triển trồng với quy mô lớn [20], [27]

53

Thí nghiệm thu được ở 3 cách bảo quản, thời hạn bảo quản hạt và lựa chọn cách xử lý hạt thấy rằng đa số hạt nẩy mầm rất mạnh vào thời điểm từ tháng 3 đến

tháng 4 (đây là thời điểm vào mùa xuân, nhiệt độ khoảng 15-22oC, độ ẩm tương

đối ngoài không khí rất cao khoảng trên 90% và năng lượng ánh sang yếu (bước sóng), cường độ ánh sáng (LUX) thấp. Đối với hạt Bình vôi trạng thái ngủ của hạt là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu phân tích hạt, là một khó khăn lớn cho người sản xuất giống và các nhà nghiên cứu hạt giống, cần co nhiều thử nghiệm hơn nữa để đưa điều kiện làm rút ngắn thời gian ngủ thứ cấp của hạt, giảm thời gian tạo cây mầm, rút ngắt quá trình tạo cây giống.

- Về dinh dưỡng bầu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng bầu tới tỷ sống của cây con sau khi ra bầu và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây con trong giai đoạn huấn luyện thấy rằng công thức 1 dinh dưỡng chứa 90,0% đất mùn tơi xốp và 10 % phân chuồng đã ủ theo tiêu chuẩn cho kết quả tốt nhất. Nếu trong giai đoạn này có trộn thêm phân lân sẽ làm cho cây con khó thích nghi với môi trường sống. Cây bị chết và có hiện tượng rễ và gốc bị thối. Dinh dưỡng bầu rất

quan trọng, quyết định tỉ lệ sống của cây mầm sau khi được ra bầu bình thường

đối với các cây trồng khác thì thành phần dinh dưỡng bầu có thêm phân lân tùy từng cây [24] (cây giống chò xanh là 3% phân lân). Như vậy việc xác định được công thức dinh dưỡng phù hợp cho cây con S. glabra là một đóng góp vào xây dựng quy trình nhân giống cây Bình vôi S. glabra

- Về mức độ che bóng: Mức độ che bóng cho cây con có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống của cây con sau khi ra bầu và khả năng phát triển của cây con. Cây được che bóng 50%, cường độ ánh sáng phù hợp nhất là khoảng 150- 300 (LUX) và thời gian chiếu sáng của từng cường độ, kết quả tỷ lệ sống cao nhất (93%) và khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con tốt nhất thể hiện qua chỉ tiêu chu vi củ, chiều dài củ, số lá trên thân cây. Theo một số tài liệu thu được và kết quả thu được có thể nhận định rằng cây Bình vôi S. glabra là loại cây chụi bóng dâm, không ưa sáng, vì một số lý do như vị trí trong tán rừng thường thấy Bình vôi S. glabra

54

rất phù hợp với cây ưa bóng cụ thể như: mật độ lá khá dày, lá có kích thức to, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt, vỏ thân mỏng và nhẵn [27]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống hữu tính và đánh giá sự thay đổi hàm lượng alcaloid trong củ cây bình vôi stephania glabra (roxb ) miers, theo năm tuổi và theo mùa trong năm (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)