Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt [3], [4], [5], [6], [33]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống hữu tính và đánh giá sự thay đổi hàm lượng alcaloid trong củ cây bình vôi stephania glabra (roxb ) miers, theo năm tuổi và theo mùa trong năm (Trang 25 - 26)

Trong thực tế thường sử dụng 3 phương pháp xử lý sau:

- Phương pháp vật lý:

Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến. Nhiệt độ cao làm cho hạt nứt nẻ hoặc mềm ra, nước và không khí dễ thấm qua vỏ hạt, quá trình sinh lý dược xúc tiến mạnh hơn, hạt nẩy mầm nhanh, đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh lẫn trong hạt. Có nhiều hình thức tạo nhiệt độ cao như nước nóng, đốt …Trong thực tiễn sản xuất cây giống lâm nghiệm thì phương pháp tạo nhiệt độ bằng nước nóng được áp dụng phổ biến và rất hiệu quả đối với nhiều hạt giống.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Làm sạch + Sơ bộ kiểm tra hạt.

+ Sàng, sảy, loại bỏ các hạt kém chất lượng. + Rửa hạt bằng nước sinh hoạt 2 -3 lần.

Bước 2: Khử trùng hạt: Ngâm hạt bằng thuốc tím nồng độ 0,05% (0,5 gam thuốc trong 1 lít nước) trong 15 - 20 phút, vớt hạt, rửa lại bằng nước sinh hoạt đến khi sạch.

Bước 3: Ngâm hạt trong nước nóng: Nhiệt độ 40 - 45oC trong khoảng từ 6 – 20 giờ (duy trì nhiệt độ trong thời gian ngâm hạt, thời gian phụ thuộc vào từng loại hạt), hết thời gian ngâm, rửa lại hạt, để ráo nước đem ủ.

Bước 4: Ủ và rửa chua hạt

+ Cho hạt vào túi vải và ử trong tro bếp hoặc cát ẩm + Hàng ngày rửa chua hạt thấy hạt nứt nanh đem gieo

- Phương pháp cơ học

Phương pháp này áp dụng cho những loại hạt vỏ dày, cứng khó thẩm nước. Tác động bằng cách đập, khía hạt, cắt …. Sau đó ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh. Phương pháp này ít được dùng trong sản xuất vì năng suất lao động thấp, hạt dễ bị tổn thương, nhiễm bệnh hại.

15

Phương pháp dùng hóa chất với nồng độ thích hợp để ăn mòn vỏ hạt, để nước thẩm thấu vào trong dược dễ dàng. Hóa chất dùng để xử lý hạt, có nhiều loại như: acid, base để ăn mòn vỏ hạt, tạo điều kiện cho khí, nước vào. Các hóa chất vô cơ (ZnSO4, CuSO4, KMnO4, .), hữu cơ như (C2H5OH, CH4…), các chất kích thích sinh trưởng (Gibberillin; 2,4 D; một số Vitamin).. có tác dụng tăng cường quá trình hô hấp, sinh lý hạt, tăng khả năng sinh trưởng của cây non sau này. Các hóa chất thường có tác dụng nhiều mặt, song nếu dùng quá nồng độ và thời gian ngâm sẽ độc hại, cho nên tùy theo từng loại hạt mà dùng nồng độ và thời gian ngâm khác nhau.

1.4.2.3. Gieo hạt [4], [5], [6], [24]

- Để xác định thời vụ gieo hạt người ta thường căn cứ vào đặc tính sinh vật học của từng loại cây (mùa hạt chín, khả năng giữ sức nẩy mầm, điều kiện nẩy mầm, sức đề kháng của cây con), điều kiện khí hậu, đất, khả năng cất trữ hạt giống, mùa trồng, tuổi cây con đem trồng, đem cấy.

- Nhìn chung đại bộ phận các loài cây đều gieo hạt vào mùa Thu hoặc mùa Xuân, tuy nhiên có một số loài cây có thể gieo vào các mùa khác nhau. Ở miền Bắc thường gieo hạt vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

- Ngoài các yếu tố thời vụ cần phải quan tâm đến một số yếu tố khác như: (i) Xác định mật độ gieo hạt; (ii) Xác định phương pháp gieo hạt (gieo hạt theo hàng, gieo hạt vào bầu…); (iii) Kỹ thuật cấy cây, ra bầu (chuẩn bị các điều kiện trước khi ra bầu, tiêu chuẩn của cây được cấy, các phương pháp cấy cây...).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống hữu tính và đánh giá sự thay đổi hàm lượng alcaloid trong củ cây bình vôi stephania glabra (roxb ) miers, theo năm tuổi và theo mùa trong năm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)